4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh huyện Đồng
Đồng Hỷ, Thái Nguyên
3.1.2.1. Kết quả hoạt động huy động vốn
Nguồn vốn là yếu tố hết sức quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và có thể nói bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn hoạt động đều phải có vốn. Riêng đối với hệ thống Ngân hàng vôn luôn được coi trọng và là mục tiêu hàng đầu, là cơ sở để các NHTM tổ chức mọi hoạt động kinh doanh của mình.
Là một thành viên của Agribank, Agribank huyện Đồng Hỷ luôn bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động đã đề ra, trên cơ sở đó để thực hiện hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Huy động vốn là một trong những hoạt động quan trọng nhất của hệ thống ngân hàng bởi nguồn vốn kinh doanh chủ yếu
của Ngân hàng là nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế dưới nhiều hình thức như: Nhận tiền gửi của các tổ chức cá nhân và các tổ chức tín dụng khác, phát hành giấy tờ có giá, vay vốn của các tổ chức tín dụng, vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng nhà nước. Để thu hút tiền gửi vào Ngân hàng, ngoài các biện pháp khuyến khích cần sử dụng các phương thức gửi tiền thuận tiện và hợp lý.
Bảng 3.1. Tình hình huy động vốn của Agribank Chi nhánh huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2017-2019 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng nguồn vốn huy động 728.382 100,00 938.283 100,00 1.129.182 100,00 I. TG theo kỳ hạn Không kỳ hạn 132.390 18,18 224.392 23,92 271.281 24,02 Thời gian < 12 tháng 359.203 49,32 402.293 42,88 467.298 41,38 Thời gian >= 12 tháng 236.789 32,51 311.598 33,21 390.603 34,59
II. TG theo thành phần kinh tế
TG của tổ chức kinh tế 272.329 37,39 354.291 37,76 402.381 35,63
TG của cá nhân 456.053 62,61 583.992 62,24 726.801 64,37
III. TG theo loại tiền
TG nội tệ 642.329 88,19 824.291 87,85 982.254 86,99
TG ngoại tệ 86.053 11,81 113.992 12,15 146.928 13,01
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh - Agribank Chi nhánh huyện Đồng Hỷ) - Huy động vốn theo kỳ hạn tiền gửi
Tiền gửi được chia làm 3 nhóm là tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng và tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Theo cách phân chia trên thì tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất: Năm 2017 tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng là 359.203 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 49,32%; đến năm 2019 tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng
lên 467.298 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 41,38% trong tổng tiền huy động. Các loại tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chủ yếu là các khoản tiền gửi tiết kiệm trong dân cư. Năm 2018 và 2019 do tình hình giảm lãi suất huy động, nên lượng tiền gửi này có tỷ trọng giảm hơn so với năm 2017, tuy nhiên ngân hàng vẫn duy trì được lượng tiền huy động có kỳ hạn dưới 1 năm tăng lên, điều này đã thể hiện uy tín của ngân hàng đối với khách hàng, giúp ngân hàng đảm bảo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.
Chiếm tỷ trọng cao thứ 2 sau tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng là tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng với tỷ trọng dao động trong khoảng từ 32-35% tổng tiền huy động của Chi nhánh. Cụ thể năm 2017 số tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng là 236.789 triệu đồng tương ứng tỷ trọng 32,51% thì đến năm 2019 đã tăng lên 390.603 triệu đồng chiếm tỷ trọng 34,59%. Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên của chi nhánh có xu hướng tăng dần qua các năm do nguồn vốn trung – dài hạn giúp chi nhánh có được nguồn vốn lớn hơn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh cũng như các khoản vay trung – dài hạn, do vậy, chi nhánh khá tập trung vào loại vốn này. Do lãi suất huy động đối với loại tiền gửi này thường cao hơn so với các loại tiền gửi khác nên có một lượng khách hàng nhất định lựa chọn kỳ hạn này. Việc duy trì một tỷ lệ nhất định nguồn vốn trung dài hạn là cần thiết vì nếu tỷ lệ này quá thấp sẽ dẫn tới tình trạng thiếu cân đối trong cơ cấu huy động – cho vay. Có thể thấy tỷ trọng của loại tiền gửi này có xu hướng tăng dần trong giai đoạn 2017-2019 thể hiện Ngân hàng đang dần chuyển đổi cơ cấu tiền gửi sang hướng ổn định với thời kỳ dài.
Tiền gửi thanh toán không kỳ hạn của Chi nhánh cũng liên tục tăng qua các năm với tỷ trọng trong tổng tiền gửi có xu hướng tăng lên. Cụ thể năm 2017 tiền gửi thanh toán của Chi nhánh là 132.390 triệu đồng chiếm tỷ trọng 18,18% và tăng lên 271.281 triệu đồng vào năm 2019 với tỷ trọng tăng lên là 24,02% trong tổng nguồn vốn huy động. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do chi nhánh đã tích cực trong việc tìm kiếm các khách hàng mới, đặc
biệt là các doanh nghiệp, tổ chức hành chính sự nghiệp, các cá nhân có nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng nhằm mục đích giao dịch thanh toán chi trả các hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ.
Ngân hàng rất tích cực trong việc tiếp cận các doanh nghiệp liên kết với ngân hàng để trả lương cho nhân viên qua tài khoản ATM, tiếp thị đến nhiều khách hàng cá nhân mở thẻ thanh toán với chi phí ưu đãi và dịch vụ thanh toán. Chính điều này đã giúp cho lượng tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng gia tăng qua từng năm. Nguồn vốn không kỳ hạn xét về mặt tài chính có nhiều lợi thế do lãi suất huy động thấp (2-3%/năm), tuy nhiên tính ổn định của loại nguồn vốn này không cao, tăng giảm thất thường phụ thuộc vào việc sử dụng vốn của người gửi. Do vậy, ngân hàng cần phải kiểm soát và duy trì tỷ trọng nguồn tiền này một cách hợp lý, tránh rơi vào tình trạng bị động trong hoạt động kinh doanh, gây lãng phí cho ngân hàng.
Nhờ thực hiện tốt được huy động vốn thông qua việc chuyển đổi cơ cấu sang hướng ổn định với thời kỳ dài, tăng trưởng tiền gửi dân cư thông qua đa dạng hóa các hình thức huy động nên nguồn vốn của Agribank - Chi nhánh huyện Đồng Hỷ đã dần được ổn định, đạt được những thành tích đáng khích lệ.
- Huy động tiền gửi theo thành phần kinh tế
Nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh và có xu hướng tăng dần trong thời gian qua. Đây là nguồn vốn quan trọng đối với ngân hàng bởi đặc điểm vốn tiền gửi dân cư thường có quy mô lớn, bởi lẽ những khoản huy động từ dân cư là những khoản tiền nhàn rỗi tạm thời trong xã hội và được người dân tích trữ sử dụng trong tương lai, thêm vào đó dân cư là đối tượng đông nhất trong nền kinh tế, do đó về tổng thể thì tập trung vào đối tượng này sẽ huy động được một nguồn vốn có quy mô lớn cho NHTM. Thêm vào đó, do nguồn huy động từ dân cư là nguồn ổn định vì thường người dân khi gửi tiền vào NHTM đều có mục đích là tích trữ cho tương lai, do đó có kế hoạch và có thể dự báo được
thời điểm tăng giảm. Còn nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng, hay các tổ chức kinh tế khác thường không ổn định do sự dịch chuyển liên tục của dòng tiền trong nền kinh tế.
Nguồn vốn huy động từ dân cư trong năm 2017 là 456.053 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 62,61% và có xu hướng tăng dần, đến năm 2019 lượng vốn huy động được là 726,801 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 64,37% tổng vốn huy động của Chi nhánh. Nguồn vốn dân cư là nguồn vốn có thời gian tương đối dài, các NHTM sẽ dùng lượng tiền này để cho vay trung và dài hạn. Bởi lẽ, người dân thường trích một tỷ lệ trong phần thu nhập cá nhân để gửi tiết kiệm nên thường sẽ có ít trường hợp rút ra đột ngột một số tiền lớn mà sẽ gửi với khoảng thời gian tương đối dài. Sự gia tăng của nguồn vốn dân cư trong tổng vốn huy động thể hiện sự tin tưởng của các cá nhân vào ngân hàng, đồng thời cho thấy ngân hàng đã làm tốt các hoạt động quảng bá thương hiệu, nâng cao uy tín chất lượng hoạt động làm cho không chỉ các tổ chức kinh tế mà các cá nhân cũng đã biết đến ngân hàng nhiều hơn.
Nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng nguồn tiền gửi huy động, cụ thể năm 2017 tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 272.329 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 37,39% và tăng lên 401.381 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 35,63%. Có 2 nguyên nhân chính để lý giải cho sự tăng lên của nguồn vốn này là: thứ nhất, đối tượng khách hàng chủ yếu của chi nhánh là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế; thứ hai, các tổ chức kinh tế này có nhu cầu sử dụng vốn liên tục với giá trị lớn. Do vậy, để tăng thêm thu nhập đồng thời đáp ứng cho nhu cầu sử dụng tiền trong thanh toán của mình, các tổ chức kinh tế thường lựa chọn hình thức gửi tiền có kỳ hạn dưới 12 tháng. Thường là gửi với kỳ hạn 1 tháng hoặc theo tuần.
- Huy động tiền gửi theo loại tiền gửi
Nguồn vốn huy động nội tệ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền gửi, năm 2017 tiền gửi nội tệ là 642.329 triệu đồng chiếm tỷ trọng 88,19%;
đến năm 2019 tiền gửi này tăng lên 982.254 triệu đồng với tỷ trọng là 86,99%. Nguyên nhân của sự tăng lên đáng kể này là do ngân hàng năm trên vùng địa bàn có nền kinh tế còn đang phát triển chủ yếu là trồng chè, người dân vẫn còn thói quen sử dụng đồng tiền nội tệ cho tiêu dùng. Đạt được kết quả khả quan đó ngoài những nguyên nhân đã phân tích ở trên còn có sự quan tâm chỉ đạo của ban lãnh đạo ngân hàng, ý thức trách nhiệm cao của cán bộ hoạt động công tác huy động vốn được tăng cường.
Tiền gửi ngoại tệ năm 2017 là 86.053 triệu đồng, với tỷ trọng 11,81% nhưng đến năm 2019 đã tăng lên 146.928 triệu đồng chiếm tỷ trọng tăng lên là 13,01% tổng nguồn vốn huy động. Việc chú trọng phát triển các dịch vụ du lịch đã góp phần làm tăng nguồn vốn ngoại tệ trong dân cư, ngoài ra, còn có lượng ngoại tệ gửi về từ bộ phận lao động làm việc ở nước ngoài cũng gia tăng tạo điều kiện để ngân hàng đưa ra các hoạt động khuyến mãi với hình thức rút thăm trúng thưởng, tỷ giá ngoại tệ.
Tốc độ phát triển của việc huy động vốn bằng ngoại tệ cao hơn VND trong giai đoạn này là do người lao động nước ngoài gửi tiền về nhờ thế tốc độ tăng bình quân của công tác huy động vốn bằng ngoại tệ cao hơn, ngoài ra nhờ do biến động giá cả nên cá nhân có xu hướng chuyển sang gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ, tuy nhiên lượng tiền huy động bằng ngoai tệ vẫn còn quá thấp.Ngân hàng cần mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại hối thu hút thêm HSX tăng nguồn vốn bằng ngoại tệ.
Việc xác định cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng là rất quan trọng, nó vừa giúp chi nhánh duy trì ổn định hoạt động của mình, xây dựng được chính xác chiến lược phát triển lâu dài, đặc biệt là xác định được đúng đối tượng HSX, từ đó có những chính sách hợp lý, tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, cũng như việc hoạch định chính sách huy động vốn sao cho có hiệu quả. Ngoài ra Ngân hàng còn chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng khác, cũng như KH có thêm nhiều lựa chọn đầu tư
vào các lĩnh vực khác.
Dù vậy xét trên cả giai đoạn thì ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Đồng Hỷ đã thực hiện tốt công tác huy động nguồn vốn cho vay hoạt động tín dụng của mình, Ngân hàng không để xảy ra tình trạng thiếu vốn vay trong cả giai đoạn 2017-2019.
3.1.4.2. Kết quả hoạt động cho vay a. Dư nợ tín dụng tại Chi nhánh
Nghiệp vụ sử dụng vốn có một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, hầu hết các NHTM của Việt Nam hiện nay thu nhập đem lại từ hoạt động tín dụng chiếm hơn 80% tổng thu nhập. Từ đó nếu huy động tốt nhưng không cho vay được sẽ gây ứ đọng, lãng phí vốn và như vậy nguồn vốn không được sử dụng và phân bổ một cách hiệu quả. Vì vậy, hoạt động tín dụng luôn được các NHTM coi là mục tiêu số một.
Nhận thức đúng đắn vấn đề này, Agribank Chi nhánh huyện Đồng Hỷ luôn coi trọng nghiệp vụ sử dụng vốn, đặt công tác tín dụng lên hàng đầu, hoạt động tín dụng luôn bám sát các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế tại địa phương như cho vay dự án đầu tư phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch, đặc biệt là cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn và coi đây là thị trường mục tiêu không thể đánh mất, với phương châm “An toàn - hiệu quả - bền vững”, công tác sử dụng vốn ngày càng được nâng cao cả về chất và lượng. Chi tiết về hoạt động tín dụng của Chi nhánh được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.2. Dư nợ tín dụng của Agribank - Chi nhánh huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2017-2019 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
Tổng dư nợ 673.742 100,00 848.283 90,41 1.025.962 90,86
I. Phân theo thời gian
Dư nợ cho vay ngắn hạn 463.858 68,85 594.364 63,35 731.281 64,76
Dư nợ cho vay trung và
dài hạn 209.884 31,15 253.919 27,06 294.681 26,10
II. Phân theo loại hình khách hàng
Dư nợ cho vay các
TCKT 212.329 31,51 284.291 30,30 302.381 26,78
Dư nợ cho vay hộ sản
xuất nông nghiệp 461.413 68,49 563.992 60,11 723.581 64,08
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh –Agribank Chi nhánh huyện Đồng Hỷ)
Từ bảng trên cho thấy dư nợ tín dụng tại Chi nhánh hàng năm tăng trưởng cao và khá ổn định cả về số tuyệt đối và tỷ trọng. Tăng trưởng dư nợ tín dụng đạt cao và tăng ổn định qua các năm một mặt phản ánh nhu cầu vốn tín dụng trên địa bàn là tương đối lớn, khả năng hấp thụ vốn tín dụng còn tiềm năng, mặt khác điều này cũng phản ánh những nỗ lực của bản thân Chi nhánh trong việc thực hiện chiến lược khách hàng.
Đi sâu vào xem xét cơ cấu tín dụng cho thấy:
- Xét theo thời gian cho vay: cho vay ngắn hạn vẫn là chủ yếu, tỷ trọng luôn ở mức từ 60% đến 70% tổng dư nợ tín dụng, điều này là hợp lý do cân đối nguồn vốn tại Chi nhánh và do việc thực hiện kế hoạch của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển Nông thôn Chi nhánh Thái Nguyên giao.
- Xét theo loại hình khách hàng: dư nợ của các tổ chức tín dụng tăng qua các năm từ 2017 đến 2019, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Chi nhánh cũng xác định đây là loại hình khách hàng tiềm năng, cần tiếp tục mở rộng và đầu tư vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa làm ăn có hiệu quả, nhằm từng bước thay đổi cơ cấu tín dụng và tìm kiếm thu nhập cũng như góp phần chuyển dịch và phát triển kinh tế địa phương. Với nhóm khách hàng là hộ sản
xuất nông nghiệp, đây vốn là phân đoạn thị trường truyền thống của Chi nhánh và vẫn đang có xu hướng tăng nhanh với tỷ trọng dư nợ trong tổng dư nợ đạt từ 60,11% đến 68,49%.
3.1.4.3. Các hoạt động khác của Chi nhánh
- Hoạt động thanh toán quốc tế:
Với việc chủ động đổi mới công nghệ, việc thanh toán chuyển tiền nhanh chóng, chính xác nên đã ngày càng thu hút khách hàng mới, cũng như khôi phục lại mối quan hệ khách hàng cũ. Khối lượng thanh toán quốc tế ngày càng tăng cả về số lượng và giá trị thanh toán. Chi nhánh đã đảm bảo được