Nhóm nguyên nhân chủ quan của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại agribank chi nhánh huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 93 - 96)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.3.1. Nhóm nguyên nhân chủ quan của ngân hàng

Nhân tố chủ quan

- Hệ thống thông tin đánh giá khách hàng và quản lý RRTD của ngân hàng

trung tâm thông tin tín dụng (CIC) và nguồn thông tin trên báo chí... Tuy nhiên, các nguồn thông tin này cũng rất hạn chế và thường là thông tin thứ cấp và không được cập nhật kịp thời. Do đó, khi sử dụng thì mất đi tính thời sự và có nhiều sai lệch có thể dẫn đến RRTD. Nguyên nhân là do các khách hàng có quan niệm xem tất cả thông tin hoạt động kinh doanh của mình là “bí mật” và không muốn tiết lộ cho bất kỳ cơ quan nào, kể cả cơ quan thuế, hay cơ quan quản lý. Nếu có cung cấp ra ngoài thì các thông tin cũng đã được “chỉnh sửa, nâng cấp”. Chính vì thế mà mức độ minh bạch, công khai về thông tin của các khách hàng rất kém. Đây có thể xem là một trong những nhân tố cơ bản dẫn đến RRTD cho Ngân hàng.

Quá trình thẩm định tín dụng hiện được thực hiện khá kỹ và bài bản. Tuy nhiên, công tác kiểm tra giám sát món vay định kỳ đánh giá lại tình hình doanh nghiệp, khoản vay và tài sản đảm bảo lại bị buông lỏng.

Phương pháp kiểm tra không khoa học, nhiều khi chỉ là kiểm tra có hình thức đối phó nên không phát hiện được những dấu hiệu bất thường trong hoạt động của doanh nghiệp. Còn tồn tại tình trạng gia hạn nợ dễ dãi, không tìm hiểu kỹ nguyên nhân dẫn tới khó khăn trong trả nợ vay mà chỉ làm theo yêu cầu của khách hàng.

- Chiến lược phát triển của Ngân hàng liên quan đến cho vay hộ sản xuất nông nghiệp

Chiến lược khách hàng của Agribank Chi nhánh huyện Đồng Hỷ được xây dựng trên cơ sở phân loại khách hàng là hộ sản xuất nông nghiệp theo các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Căn cứ kết quả phân loại khách hàng, Chi nhánh có chính sách cụ thể áp dụng với từng khách hàng và nhóm khách hàng theo hướng ưu đãi với khách hàng được xếp hạng chất lượng cao và ngược lại. Tùy theo chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ mà Chi nhánh đưa ra các mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau. Khi đó, Chi nhánh sẽ xem xét, quyết định lựa chọn các đối tượng tín dụng trong từng giai đoạn để

tập trung mở rộng tín dụng. Công tác quản lý RRTD vì thế cũng cần phải bám sát theo mục tiêu tăng trưởng tín dụng để kiểm soát được chất lượng tín dụng và phát hiện những sai sót, cảnh báo những rủi ro có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của ngân hàng. Nội dung công tác quản lý RRTD sẽ tập trung vào:

+ Chính sách về lãi suất tiền vay và các loại phí liên quan

+ Chính sách về ngành nghề, sản phẩm và khu vực địa lý kinh tế + Các điều kiện vay vốn (như TSĐB, hạn mức tín dụng)

- Quy mô hoạt động tín dụng

Nguy cơ rủi ro tín dụng luôn tiềm tàng trong hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp của Chi nhánh do quy mô cấu thành lớn của hoạt động này trong hệ thống hoạt động ngân hàng. Quy mô tín dụng càng được mở rộng bao nhiêu thì khả năng rủi ro tín dụng xảy ra sẽ lớn hơn bấy nhiêu. Với xu hướng mở rộng quy mô tín dụng cũng như việc mở rộng các loại hình sản phẩm tín dụng khiến tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của Chi nhánh tăng nhanh như những năm gần đây, nguy cơ rủi ro tín dụng của Chi nhánh cũng tăng theo do làm tăng nguy cơ nợ quá hạn do lượng vốn lớn dẫn đến việc quay vòng vốn chậm, tỷ lệ hoàn trả trong thời gian xác định không cao, dẫn đến khả năng nợ quá hạn lớn, nguy cơ đọng vốn, mất vốn và dễ dẫn đến các khó khăn kéo theo trong hoạt động tín dụng như khó khăn trong việc cấp tín dụng cho các khách hàng khác, giảm lợi nhuận của ngân hàng hoặc nghiêm trọng hơn là nguy cơ vỡ nợ, gây sụp đổ toàn hệ thống.

Đây là nguy cơ rủi ro tín dụng rất đáng lưu tâm tại Chi nhánh trong bối cảnh ngân hàng này đang thực hiện các Đề án cơ cấu và phát triển, dự án cổ phần hóa với việc mở rộng quy mô, bành trướng thị trường để phấn đấu xây dựng một tập đoàn tài chính lớn trong tương lai không xa.

- Năng lực, kinh nghiệm đội ngũ cán bộ tín dụng

vẫn chưa thể quan tâm chăm sóc khách hàng chu đáo đến tất cả khách hàng là hộ sản xuất nông nghiệp, mà chỉ có thể quan tâm đến một số khách hàng quen thuộc thường xuyên giao dịch với Ngân hàng.

Chi nhánh chưa có hình thức khen thưởng thích đáng để khuyến khích và nâng cao trách nhiệm trong quá trình cho vay. Nhân viên tín dụng là người thực hiện mọi nghiệp vụ tín dụng từ khâu phân tích, cho vay và thu hồi nợ. Thực tế mỗi nhân viên đều bị xử phạt đối với khoản nợ không thu hồi được mà chưa có biện pháp khen thưởng khi họ làm tốt công việc.

Mặt khác, trình độ và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng còn nhiều bất cập trong công tác phân tích các thông tin kinh tế - xã hội, phân tích đánh giá dự án cho vay còn nhiều chủ quan, chậm phát hiện các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn, dẫn đến những sai lầm trong các quyết định cho vay, đưa đến chất lượng tín dụng kém kéo dài, phát sinh nợ xấu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại agribank chi nhánh huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 93 - 96)