4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.2.2. Đánh giá việc thực hiện quy trình quản lý rủi ro tín dụng hộ sản xuất
nông nghiệp
3.2.2.1. Xây dựng chiến lược quản lý rủi ro tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp
Để đảm bảo đưa hoạt động tín dụng phát triển theo đúng định hướng, đảm bảo mục tiêu an toàn, hiệu quả, tăng trưởng bền vững và kiểm soát được rủi ro cũng như tiến dần đến thông lệ quốc tế, Chi nhánh đã xây dựng chiến lược phát triển tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp và các chính sách quản lý rủi ro tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp với những nội dung cơ bản sau:
- Cơ chế phân cấp ủy quyền:
Ngân hàng phân cấp cho chi nhánh quyền phán quyết tín dụng tối đa cho từng loại khách hàng, phù hợp với các yêu cầu sau đây:
+ Tuân thủ các quy định của pháp luật và chế độ của Ngân hàng về hoạt động tín dụng, đảm bảo an toàn, chất lượng và hiệu quả, hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng.
chịu trách nhiệm của các cấp điều hành trong hoạt động tín dụng, phù hợp với quy trình nghiệp vụ và mạng lưới hoạt động của Ngân hàng, với đặc điểm của chi nhánh và năng lực kiểm soát rủi ro của đơn vị phân cấp.
- Sản phẩm tín dụng: bao gồm toàn bộ các hình thức cấp tín dụng cho
mọi ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà pháp luật không cấm đối với các đối tượng khách hàng là hộ sản xuất nông nghiệp.
- Xây dựng giới hạn tín dụng toàn hệ thống
Mục tiêu là giảm tỷ trọng cho vay trung và dài hạn. Xây dựng giới hạn tín dụng cho các ngành, sản phẩm trên cơ sở phân tích thực tế và tiềm năng phát triển, về nhu cầu và mức độ rủi ro đem lại. Chi nhánh cần xây dựng giới hạn tín dụng phù hợp với từng thành phần, từng sản phẩm và từng khu vực địa lý.
- Chính sách khách hàng trong hoạt động tín dụng
Lựa chọn khách hàng theo các yêu cầu: Có đầy đủ tư cách pháp nhân, thể nhân theo luật định. Có tình hình tài chính lành mạnh; Thời gian được phép kinh doanh hợp lý với thời gian vay vốn, hoạt động kinh doanh có lãi; Thực hiện chuyển dịch cơ cấu khách hàng theo hướng hợp lý.
3.2.2.2. Nhận diện rủi ro tín dụng
- Xác định nguy cơ rủi ro của khách hàng
Có rất nhiều nguy cơ rủi ro đối với một khách hàng. Tuy nhiên, một hộ sản xuất nông nghiệp thường không phải sẽ gặp tất cả những rủi ro mà chỉ có một số nguy cơ rủi ro chính. Điều quan trọng là phải xác định nguy cơ rủi ro chính đó là gì? Bảng dưới đây liệt kê tập hợp tất cả các loại rủi ro mà một khách hàng là hộ sản xuất nông nghiệp có thể gặp phải và các công cụ phân tích tương ứng để xác định nguy cơ nào là có thực đối với một khách hàng cụ thể. Khi đánh giá mức độ rủi ro, cán bộ tín dụng phải sử dụng hướng dẫn theo bảng sau:
Bảng 3.4. Bảng liệt kê rủi ro của khách hàng là hộ sản xuất nông nghiệp Agribank - Chi nhánh huyện Đồng Hỷ
TT Nguy cơ rủi ro Ví dụ Công cụ phân tích để phát hiện rủi ro 1 Rủi ro hoạt động - Tổ chức SXKD không hợp lý làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận → gây lỗ - Sự gián đoạn trong sản xuất do hỏng hóc về công nghệ, thiếu đầu vào (lao động, nguyên vật liêu, điện, nước...)
- Hoạt động bán hàng không hiệu quả làm giảm doanh thu → gây lỗ - Cơ cấu tổ chức SXKD - Đạo đức của chủ hộ - Các yếu tố về cơ sở hạ tầng, các yếu tốđầu vào 2 Rủi ro tài chính
- Vốn vay lớn với lãi suất thay đổi làm chi phí lãi vay có thể biến động lớn.
- Nghĩa vụ trả nợ không hợp lý lớn hơn nguồn trả nợ.
- Rủi ro về giá cả trên thị trường
Phân tích định lượng các số liệu tài chính, trong đó đặc biệt chú ý mức độ và sự biến động theo thời gian của: + Hệ sốđòn bẩy + Hệ số lợi nhuận + Cơ cấu nợ vay + Đặc thù hoạt động sản xuất 3 Rủi ro quản lý
- Tính toán không chính xác giá trị theo thời gian của tiền → Dòng tiền không bảo đảm - Chi phí tăng
Phân tích định lượng số liệu tài chính đểđánh giá chất lượng quản lý của hộ sản xuất: + Xác định dòng tiền + Xác định các khoản phải thu, phải trả + Hệ số lợi nhuận 4 Rủi ro thị trường, ngành - Mức độ cạnh tranh cao có thể mất khách hàng - Sản phẩm mới phát triển chưa có vị trí ổn định - Đặc thù của hoạt động sản xuất là có biến động cao (nông sản, thịt gia suc, gia cầm…)
Phân tích định tính và định lượng: - Tình hình cạnh tranh trên thị trường - Phân tích bản chất của hoạt động sản xuất - Tốc độ tăng trưởng 5 Rủi ro chính sách - Sự thay đổi chính sách có hại cho khách hàng
Phân tích các thông tin:
- Môi trường chính sách tại địa bàn có ảnh hưởng đến khách hàng - Xu hướng các chính sách có tác động đến khách hàng
(Nguồn: Quy trình xếp hạng tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp của Agribank - Chi nhánh huyện Đồng Hỷ)
Kết thúc bước này cán bộ tín dụng phải trả lời được một số câu hỏi chính: - Khách hàng sản xuất, kinh doanh có hiệu quả hay không?
- So với kỳ trước hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng tăng, giảm hay ổn định?
- Những yếu tố/ nguy cơ nào có thể gây rủi ro cho khách hàng là hộ sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới?
- Quản lý thông tin khách hàng
Hiện nay, chất lượng hoạt động quản lý thông tin khách hàng của Chi nhánh là chưa cao. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến yếu kém trong quản lý rủi ro tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp của Chi nhánh còn thấp là do quy trình thống kê, thu thập, quản lý thông tin tín dụng theo mô hình phân tán tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam làm cho nguồn thông tin còn manh mún, thiếu tính hệ thống, đánh giá chất lượng thông tin không đồng nhất Để củng cố hiệu quả, nâng cao quản lý rủi ro tín dụng tín dụng hộ khách hàng là hộ sản xuất nông nghiệp Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nói chung, Chi nhánh huyện Đồng Hỷ nói riêng cần có đổi mới căn bản về công tác thống kê nội bộ, quản lý thông tin tín dụng, đảm bảo quy trình tiếp nhận, thống kê, báo cáo và quản lý thông tin thống nhất trong toàn hệ thống.
Công tác nhận diện rủi ro tín dụng có vai trò quan trọng đối với công tác quản lý rủi ro tín dụng tín dụng hộ của một ngân hàng. Công tác nhận diện rủi ro tín dụng đối với nhóm khách hàng là hộ sản xuất nông nghiệp càng có chất lượng tốt thì càng đảm bảo công tác quản lý rủi ro tín dụng tín dụng hộ có chất lượng cao hơn. Tác giả đã thực hiện điều tra về các nhóm yếu tố thuộc công tác nhận diện rủi ro tín dụng đối với các cán bộ ngân hàng như sau:
Bảng 3.5. Kết quả về đánh giá chất lượng công tác nhận diện rủi ro tín dụng khách hàng là hộ sản xuất nông nghiệp của Agribank –
Chi nhánh huyện Đồng Hỷ
Nhóm Chỉ tiêu Mức điểm Điểm
TB 1 2 3 4 5 Chất lượng công tác nhận diện rủi ro tín dụng
Các nguy cơ rủi ro khách hàng
được nhận diện 0 3 12 24 7 3,76
Các nguy cơ rủi ro tín dụng với danh mục tín dụng được nhận diện
0 2 10 21 13 3,98
Thông tin khách hàng được
quản lý tập trung 1 7 14 18 6 3,46
(Nguồn: tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả)
Qua bảng trên có thể thấy, chỉ tiêu được đánh giá với mức điểm cao nhất là “Các nguy cơ rủi ro tín dụng với danh mục tín dụng được nhận diện” với số điểm trung bình đạt được là 3,98 điểm. Điều này thể hiện, ngân hàng đã chú trọng đến việc xem xét mức độ rủi ro tín dụng của toàn hệ thống tín dụng khi mở rộng quy mô tăng trưởng tín dụng, xác định cơ cấu tín dụng phân bổ theo ngành nghề, lĩnh vực.
Trong các chỉ tiêu đánh giá chất lượng công tác nhận diện rủi to tín dụng thì chỉ tiêu đạt được mức điểm cao thứ hai là “Các nguy cơ rủi ro khách hàng được nhân diện” với số điểm trung bình là 3,76. Đây chưa phải là một mức điểm được đánh giá rất tốt nhưng cũng vẫn đảm bảo các nhân viên ngân hàng có thể hiểu và thực hiện nhận diện rủi ro tín dụng đối với khách hàng hộ sản xuất nông nghiệp, từ đó đảm bảo chất lượng tín dụng của nhóm khách hàng này tại Chi nhánh.
Một chỉ tiêu không được đánh giá cao là “Thông tin khách hàng được quản lý tập trung”. Chỉ tiêu này chỉ được đánh giá với mức điểm 3,46 chỉ là một mức điểm khá. Điều này cũng đã được thể hiện trong phân tích ở trên đó
là hệ thống quản lý thông tin khách hàng của ngân hàng còn phân tán, chưa tập trung nên có ảnh hưởng không tốt đến việc thẩm định và ra phán quyết cho vay, từ đó có thể tác động đến quản lý rủi ro tín dụng tín dụng hộ của khách hàng hộ sản xuất nông nghiệp.
3.2.2.3. Công tác đo lường rủi ro tín dụng a. Hệ thống xếp hạng rủi ro tín dụng nội bộ
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã xây dựng một hệ thống xếp hạng rủi ro tín dụng nội bộ qua phương pháp đánh giá khách hàng bằng thang điểm thống nhất dựa vào các thông tin tài chính và phi tài chính của khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng, gồm các nội dung sau:
+ Đối tượng chấm điểm
+ Nguyên tắc chấm điểm đối với khách hàng
+ Mục đích xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ + Phương pháp chấm điểm
+ Chủ thể thực hiện xếp hạng tín dụng
+ Kiểm soát kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ + Định kỳ đánh giá lại XHNB
Đối với khách hàng cá nhân thì xếp hạng tín dụng nội bộ gồm có 16 chỉ tiêu, trong đó có 12 chỉ tiêu về thông tin thân nhân, 4 chỉ tiêu về khả năng trả nợ của người vay và thông tin tài sản đảm bảo (nếu có thì tính điểm, không có tài sản thì không chấm).
Đối với khách hàng là hộ sản xuất thì có 33 chỉ tiêu, trong đó 12 chỉ tiêu về thông tin chủ hộ, 21 chỉ tiêu về phương án kinh doanh, thông tin về tài sản đảm bảo (nếu có thì chấm điểm, không có thì không chấm).
Agribank chi nhánh huyện Đồng Hỷ đã thực hiện đúng các chỉ tiêu xếp hạng tín dụng nội bộ đối với các khách hàng hộ sản xuất nông nghiệp theo đúng hướng dẫn và quy định do Hội sở chính quy định.
b. Phần mềm xếp hạng tín dụng nội bộ
Để công tác xếp hạng nội bộ được thực hiện cụ thể và đảm bảo tính chính xác thì Agribank chi nhánh huyện Đồng Hỷ đã triển khai áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng hộ sản xuất nông nghiệp qua các bước như sau:
Bước 1: Thu thập thông tin
Bước 2: Xác định ngành nghề kinh doanh Bước 3: Xác định loại hình sở hữu
Bước 4: Nhập thông tin và tính điểm
Bước 5: Tổng hợp điểm và xếp hạng, phân loại nhóm nợ
Khách hàng được phân thành 10 hạng như sau: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C và D. Gồm 5 nhóm nợ theo quy định của nhà nước.
Bước 6: Trình duyệt kết quả xếp hạng khách hàng
Bước 7: Cập nhật dữ liệu lưu trữ hồ sơ, áp dụng chính sách khách hàng theo xếp hạng tín dụng nội bộ.
Công việc này sẽ do CBTD thực hiện. Sau khi tờ trình được phê duyệt, CBTD sẽ tiến hành cập nhật kết quả xếp hạng doanh nghiệp đó và hệ thống thông tin tín dụng của ngân hàng. Dựa trên những thông tin đó sẽ làm cơ sở cho CBTD thực hiện công tác áp dụng chính sách khách hàng theo nhóm nợ, theo thứ hạng và làm căn cứ cho công tác tái xếp hạng lần sau.
Kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng hộ sản xuất nông nghiệp:
+ Tổng số khách hàng được xếp hạng tín dụng nội bộ của Chi nhánh huyện Đồng Hỷ qua các năm tăng lên: từ 359 khách hàng vào năm 2017 đến 483 khách hàng vào năm 2019.
+ Khách hàng có nợ nhóm 1,2 tăng lên qua các năm, nhóm khách hàng có nợ xấu có số lượng giảm dần. Số lượng, chất lượng khách hàng được thể hiện qua điểm số, xếp loại. Như vậy, tổng nợ xấu cũng tăng lên theo số lượng và quy mô khách hàng. Có thể thấy Chi nhánh đã thực hiện được khá tốt hệ
thống xếp hạng tín dụng nội bộ do Hội sở chính quy định. - Mức cấp tín dụng và tỷ lệ cấp tín dụng
Agribank - Chi nhánh huyện Đồng Hỷ xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp cho từng thời kỳ, trong đó nêu ra định hướng tín dụng cho từng ngành, thành phần kinh tế, định hướng đầu tư vào một số vùng kinh tế, các sản phẩm tín dụng, quy định về thẩm quyền phê duyệt.
Mục tiêu của xây dựng giới hạn vay là giảm tỷ trọng cho vay trung và dài hạn. Xây dựng giới hạn tín dụng cho các ngành, sản phẩm trên cơ sở phân tích thực tế và tiềm năng phát triển, về nhu cầu và mức độ rủi ro đem lại. Chi nhánh thực hiện xây dựng giới hạn tín dụng phù hợp với từng thành phần, từng sản phẩm và từng khu vực địa lý.
Chi nhánh áp dụng kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ để xác lập mức cấp tín dụng, cụ thể:
+ Đối với khách hàng nợ nhóm 1 (AAA, AA, A): cho vay không có tài sản đảm bảo 50% trên tổng dư nợ.
+ Đối với khách hàng từ nợ nhóm 2-3: bắc buộc dư nợ vay phải có 100% tài sản đảm bảo.
Tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo:
+ Hệ số cho vay tối đa đối với bất động sản là: 0,75. + Hệ số cho vay tối đa đối với động sản là: 0,5.
Tuy nhiên, việc áp dụng hệ số TSĐB chỉ hạn chế một phần RRTD, là biện pháp cuối cùng nhằm xử lý tài sản thu hồi vốn vay.
- Kết quả điều tra cán bộ ngân hàng về chất lượng công tác đo lường rủi ro tín dụng Chất lượng công tác đo lường rủi ro tín dụng đối với hộ sản xuất nông nghiệp được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.6. Kết quả đánh giá chất lượng công tác đo lường rủi ro tín dụng tại Agribank – Chi nhánh huyện Đồng Hỷ
Yếu tố Chỉ tiêu Mức điểm Điểm
TB 1 2 3 4 5 Chất lượng công tác đo lường rủi ro tín dụng Hệ thống xếp hạng rủi ro tín dụng nội bộ dễ áp dụng 0 4 15 17 10 3,72 Phần mềm chấm điểm tín dụng khách hàng có kết quả chính xác 0 2 13 17 14 3,93 Mức cấp tín dụng và tỷ lệ cấp tín dụng phù hợp với hạng khách hàng 1 5 9 15 16 3,87 (Nguồn: tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả)
Qua bảng trên có thể thấy, các cán bộ tại Agribank Chi nhánh huyện Đồng Hỷ đã hiểu và có thể áp dụng hệ thống xếp hạng rủi ro tín dụng nội bộ. Cụ thể chỉ tiêu “Hệ thống xếp hạng rủi ro tín dụng nội bộ dễ áp dụng” đạt được mức điểm 3,72. Đây tuy chưa phải là mức điểm cao nhưng với hệ thống xếp hạng rủi ro tín dụng nội bộ mới được áp dụng tại chi nhánh thì mức điểm này có thể coi là khá tốt.
Chỉ tiêu “Phần mềm chấm điểm tín dụng khách hàng có kết quả chính xác” đạt mức điểm khá cao là 3,93. Điều này cho thấy, phần mềm đã có những tác dụng tốt đối với việc chấm điểm khách hàng, qua đó đưa ra mức phán quyết tín