Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại agribank chi nhánh huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 52)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài

2.4.1. Dư n tín dng ca ngân hàng

- Dư nợ/tổng nguồn vốn

Dựa vào chỉ tiêu này qua các năm, ta có thể đánh giá được mức độ tập trung vốn tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và hiệu quả, ngược lại thì ngân hàng đang gặp khó khăn, đặc biệt là việc tìm kiếm khách hàng.

- Dư nợ/vốn huy động

Chỉ tiêu này phản ánh ngân hàng cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy động và khả năng huy động vốn tại địa phương của Ngân hàng. Chỉ tiêu này càng lớn thể hiện vốn huy động tham gia vào dư nợ ít, khả năng huy động vốn của ngân hàng chưa tốt.

2.4.2. H s thu n

Công thức tính:

Hệ số thu nợ = Doanh số thu nợ *100 Doanh số cho vay

Chỉ tiêu này để đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của ngân hàng. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn. Tỷ lệ này càng cao càng thể hiện khả năng thu nợ của ngân hàng càng tốt.

2.4.3. T l n quá hn

Công thức tính:

Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn *100 Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng thu hồi vốn của ngân hàng đối với các khoản vay. Chỉ tiêu này sẽ được dùng để tính riêng cho khách hàng là hộ sản xuất và gia định trên tổng dư nợ hộ sản xuất, cá nhân để xác định chất lượng tín dụng hộ sản xuất, cá nhân. Tỷ lệ nợ quá hạn của nhóm khách hàng này càng cao thể hiện chất lượng tín dụng ngân hàng càng thấp, và ngược lại. Tỷ lệ nợ quá hạn <5% là chấp nhận được.

- Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn

Công thức tính

Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn = Số khách hàng nợ quá hạn *100 Tổng dư nợ

Tỷ lệ này phản ánh chất lượng công tác cho vay của ngân hàng, khả năng phân tán rủi ro và tình hình quản lý rủi ro tín dụng đối với từng khách hàng trong ngân hàng. Tỷ lệ khách hàng hộ sản xuất, cá nhân có nợ quá hạn càng cao chứng tỏ rủi ro tín dụng phát sinh ở nhiều khách hàng.

2.4.4. T l n xu

Tỷ lệ nợ xấu = Tổng dư nợ nhóm 3,4,5 *100 Tổng dư nợ

Theo quyết định 493/2005/QĐ - NHNN ngày 24/4/2005 của thống đốc NHNH, dư nợ tín dụng của NHTM được phân thành 5 nhóm, bao gồm:

- Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn là các khoản nợ trong hạn, có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn.

- Nhóm 2: Nợ cần chú ý là các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại và đánh giá là có khả năng trả nợ đầy đủ, đúng hạn.

- Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn là các khoản nợ quá hạn từ 90-180 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại có thời hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

- Nhóm 4: Nợ nghi ngờ là các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 - 180 ngày.

- Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, các khoản nợ chờ xử lý, các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại.

Nợ xấu là nợ được phân vào nhóm 3,4,5. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ càng cao thì chất lượng tín dụng càng kém và ngược lại. Nếu tỷ lệ nợ xấu nhỏ hơn 5% thì chấp nhận được và tỷ lệ này càng nhỏ hơn 5% thì càng tốt.

2.4.5. T l n mt vn

Công thức tính:

Tỷ lệ nợ mất vốn = Dư nợ mất vốn *100 Tổng dư nợ

Đây là tỷ lệ của những khoản nợ có khả năng mất vốn, vì vậy để đảm bảo cho hoạt động Ngân hàng thì cần phải có trích lập quỹ dự phòng tín dụng cho những khoản vay thuộc nhóm này và phải luôn chú ý để tỷ lệ này ở mức thấp nhất có thể để tránh rủi ro tín dụng.

2.4.6. T lp trích lp d phòng ri ro tín dng

Dự phòng rủi ro tín dụng là khoản tiền trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng hoặc đối tác của Ngân hàng thương mại không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng của Ngân hàng không tốt và rủi ro mà Ngân hàng có thể gặp phải càng cao.

Công thức tính:

Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD = Dự phòng rủi ro đã trích lập *100 Tổng dư nợ

Theo quy định tại điều 6 hoặc điều 7 của Quyết định 22/VBHN-NHNN để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, các NHTM phải trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75 tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.

2.4.7. T lđắp ri ro tín dng

Các Ngân hàng thương mại xử lý RRTD theo Quyết định 22/VBHN- NHNN ban hành quy định trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng.

Công thức tính:

Tỷ lệ bù đắp rủi ro = Dự phòng rủi ro đã bù đắp *100 Tổng dư nợ

2.4.8. Trình độ cán b qun lý ri ro tín dng

Cán bộ quản lý rủi ro tín dụng phải có trình độ, kiến thức, kinh nghiệm về hoạt động tín dụng, các rủi ro tín dụng để thực hiện hoạt động quản lý đạt hiệu quả cao. Họ cũng phải theo dõi và giám sát các hoạt động nghiệp vụ và Ngân hàng đang cung cấp để có những thông tin thường xuyên về tình hình tín dụng, qua đó, phát hiện các vi phạm pháp luật, quy chế, thể lệ, chính sách, nguyên tắc cho vay từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời. Chất lượng quản

lý rủi ro tín dụng cũng thông qua đó phụ thuộc vào mức độ phát hiện kịp thời các sai sót phát sinh trong quá trình giải ngân và thu hồi dư nợ tín dụng.

2.4.9. Quy trình qun lý ri ro tín dng

Công tác quản lý RRTD ở NHTM thường được thực hiện theo quy trình chặt chẽ, theo 4 bước sau:

Phát hiện rủi ro: tập trung vào dấu hiệu tài chính và dấu hiệu phi tài

chính của khách hàng vay.

Đo lường rủi ro tín dụng: là việc lượng hóa mức độ các rủi ro, mức độ

tổn thất khi rủi ro xảy ra để xem xét khả năng chấp nhận nó của ngân hàng.

Kiểm soát RRTD: là một hệ thống những công cụ, chính sách, tiêu

chuẩn và biện pháp nhằm ngăn ngừa và xử lý RRTD trong một ngân hàng.

Xử lý rủi ro tín dụng: các quyết định và biện pháp để khắc phục và hạn

chế thấp nhất chi phí rủi ro và tổn thất mà RRTD đã gây ra cho ngân hàng. Bốn bước trong quy trình RRTD có quan hệ chặt chẽ lẫn nhau và quyết định rất lớn tới hiệu quả quản trị RRTD.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại agribank chi nhánh huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 52)