Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại agribank chi nhánh huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 98 - 99)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.4.1. Những kết quả đạt được

Agribank Chi nhánh huyện Đồng Hỷ đã áp dụng một số công cụ quản lý rủi ro có hiệu quả như chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng trên cơ sở đánh giá tổng hợp các yếu tố định tính và định lượng về khách hàng; phối hợp giữa các phòng nghiệp vụ trong việc kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng; thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo Quyết định 493/2005/QĐ - NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Cụ thể:

- Tích cực xử lý nợ quá hạn và nợ có dấu hiệu rủi ro

Xử lý nợ quá hạn, nợ có dấu hiệu rủi ro được Ban lãnh đạo đặc biệt chú trọng. Định kỳ, chi nhánh phải báo cáo tình hình cụ thể của từng khoản nợ quá hạn lên Ban giám đốc, tình hình thực hiện kế hoạch thu hồi nợ để Ban giám đốc nắm bắt kịp thời, phối hợp cùng các phòng, cán bộ liên quan xử lý.

+ Thực hiện việc đánh giá lại TSĐB thường xuyên và liên tục: Định kỳ cán bộ tín dụng thực hiện kiểm tra thực tế tình hình TSĐB, định giá lại để phù hợp với chính sách Ngân hàng và thị trường.

+ Đảm bảo các quy định về an toàn tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước: Ngân hàng đảm bảo mức tăng trưởng tín dụng không vượt quá 20%, không cho vay và hạn chế cho vay một số lĩnh vực theo quy định của thông tư 13.

+ Đảm bảo các quy định về an toàn tín dụng được ghi trong luật các tổ chức tín dụng và trong các quyết định của Ngân hàng Nhà nước: Các trường hợp cấm Ngân hàng không được tài trợ, tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng, tổng dư nợ cho vay và bảo lãnh đối với một khách hàng không vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng, tổng dư nợ cho vay đối với một nhóm khách hàng có liên quan không vượt quá 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng.

- Cơ cấu tín dụng có sự chuyển biến tích cực:

+ Tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, giảm tỷ trọng cho vay trung và dài hạn; tăng tỷ trọng cho vay thương mại.

+ Trong việc thẩm định và xét duyệt cho vay nhìn chung chi nhánh có thận trọng hơn trong lựa chọn dự án, lựa chọn khách hàng để quyết định cho vay và đang dần chuyển dịch cơ cấu cho vay có tài sản đảm bảo, củng cố tính pháp lý của tài sản đảm bảo, giảm dần dư nợ cho vay không có tài sản đảm bảo.

- Chất lượng cán bộ tín dụng được nâng cao: Trong 3 năm gần đây, Hội nghị chuyên đề tín dụng và hội nghị tập huấn tín dụng đã liên tục được tổ chức. Nội dung chính của hội nghị là cung cấp các kiến thức và thông tin mới về quản trị rủi ro, tập huấn về phương pháp thẩm định và quản lý nợ vay mới. Ngoài ra ban lãnh đạo Agribank Chi nhánh huyện Đồng Hỷ, ban lãnh đạo Agribank- Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đều rất quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ, mở thêm các lớp học nghiệp vụ chuyên sâu như cho vay đầu tư dự án, phân tích tài chính doanh nghiệp, quản lý quan hệ khách hàng... Chính vì vậy, trình độ của cán bộ tín dụng được nâng cao thêm một bước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại agribank chi nhánh huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)