Cơ cấu tổ chức, quy định quản lý rủi ro tín dụng tín dụng hộ tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại agribank chi nhánh huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 66 - 68)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.2.1. Cơ cấu tổ chức, quy định quản lý rủi ro tín dụng tín dụng hộ tạ

Agribank chi nhánh huyn Đồng H, Thái Nguyên

3.2.1.1. Cơ cấu tổ chức

Trong những năm gần đây, tổ chức quản lý rủi ro tín dụng tín dụng hộ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Đồng Hỷ không ngừng đổi mới và hoàn thiện nhằm đáp ứng xu thế phát triển trong những năm trở lại đây.

Hình 3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tín dụng tại Agribank – Chi nhánh huyện Đồng Hỷ

(Nguồn: Phòng tín dụng Agribank – Chi nhánh huyện Đồng Hỷ)

Quyền hạn và trách nhiệm giữa chi nhánh và đơn vị trực thuộc được quy định rõ ràng, cụ thể:

BAN GIÁM ĐỐC

BỘ PHẬN TÍN DỤNG BỘ PHẬN THẨM ĐỊNH

KIỂM TRA GIÁM SÁT TÍN DỤNG ĐỘC LẬP

- Nhiệm vụ bộ phận tín dụng trong quy trình: thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền; thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình Agribank cấp trên theo phân cấp uỷ quyền; thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục; giúp Giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh Agribank trực thuộc trên địa bàn.

- Nhiệm vụ bộ phận thẩm định trong quy trình: thu thập, quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng; thẩm định các khoản vay trong thẩm quyền; tổ chức kiểm tra công tác thẩm định của Chi nhánh.

3.2.1.2. Quy định quản lý rủi ro tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp

Tại Agribank Chi nhánh huyện Đồng Hỷ đã thực hiện xây dựng các thủ tục, chính sách và giới hạn trong quản lý rủi ro tín dụng tín dụng hộ từ nhiều năm và không ngừng được cải thiện.

Agribank Chi nhánh huyện Đồng Hỷ luôn theo sát và thực hiện các văn bản, chính sách của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam về công tác quản lý rủi ro như:

- Quyết định số 22/ VBHN- NHNN ngày 04/06/2014 của Thống đốc NHNN về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng.

- Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm của TCTD, luật tổ chức tín bảo đảm an toàn của TCTD.

- Quyết định số: 1647/2001/QĐ-NHNN, ngày 31/12/2001của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về Quy chế cho vay đối với tổ chức tín dụng;

- Quyết định số: 72/2002/QĐ-HĐQT-TD, ngày 31/3/2002 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị NHNo&PTNT Việt Nam về quy định cho vay đối với khách hàng;

- Quyết định số: 165/2005/QĐ-HĐQT, ngày 06/6/2005 của Hội đồng Quản trị NHNo&PTNT Việt Nam bàn hành quy định về phân loại nợ, trích

lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động NHNo&PTNT Việt Nam;

- Chỉ thị số: 02/2005/CT-NHNN, ngày 20/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc “nâng cao chất lượng tín dụng, tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn và kiểm soát rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống”.

Các văn bản, chính sách về quản lý hoạt động chung, hoạt động tín dụng và hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tín dụng hộ áp dụng chung cho hệ thống thì được Ban giám đốc của chi nhánh phê duyệt và ban hành. Đồng thời, các văn bản, chính sách của ngân hàng tùy từng nội dung và tính nhạy cảm của các chính sách này mà đưa ra thời hạn về việc định kỳ rà soát các cơ chế, chính sách này để có sự điều chỉnh phù hợp cho từng giai đoạn nhất định. Các thời hạn để rà soát các cơ chế, chính sách của ngân hàng thường áp dụng là 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và một năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại agribank chi nhánh huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)