Cơ sở thực tiễn rủi ro tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại agribank chi nhánh huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 33)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.2. Cơ sở thực tiễn rủi ro tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp

1.2.1. Tình hình ri ro tín dng h sn xut nông nghip Vit Nam

1.2.1.1. Kinh nghiệm nâng cao quản lý rủi ro tín dụng tín dụng hộ trong hệ thống Agribank

Sự lo ngại về rủi ro tín dụng đã làm cho ngân hàng cẩn trọng hơn trong các khoản tín dụng mới và yêu cầu cao hơn với khách hàng. Họ vẫn muốn cho vay ra nhưng với những điều kiện chặt chẽ hơn.

Hệ thống Agribank đã chủ động áp dụng một số biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất như: áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt theo tín hiệu thị trường tham gia vào các hợp đồng hoán đổi lãi suất với các đối tác nước ngoài; áp dụng chính sách lãi suất thả nổi đối với những hợp đồng tín dụng trung và dài hạn để giảm thiểu rủi ro lãi suất.

Hệ thống Agribank đã sử dụng nhiều công cụ để giám sát và quản lý rủi ro lãi suất, bao gồm: biểu đồ lệch kỳ hạn tái định giá (repricing gap), thời lượng của tài sản nợ và tài sản có (duration), hệ số nhạy cảm (factor sensitivity), báo cáo về nội dung nói trên do Phòng Quản lý rủi ro của Vietcombank lập định kỳ hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng cho từng loại tiền tệ và vàng. Dựa trên báo cáo và những nhận định về diễn biến, xu hướng của lãi suất trên thị trường trong các cuộc họp hàng tháng của hội đồng quản trị ngân hàng, ban điều hành ngân quỹ hàng ngày sẽ quyết định duy trì các mức chênh lệch thích hợp để định hướng cho các hoạt động của Ngân hàng.

1.2.1.2. Kinh nghiệm nâng cao quản lý rủi ro tín dụng tín dụng hộ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh huyện Đại từ tỉnh Thái Nguyên

Trong nhiều năm qua, cùng với sự phát triển của ngành ngân hàng Vietinbank có sự phát triển mạnh mẽ và khẳng định vị trí thương hiệu của mình trên thị trường. Năm 2019, với dư nợ tín dụng đạt 674.000 tỷ đồng, nhưng nợ xấu của hệ thống Viettinbank chỉ có 0,85%, đây là con số nhỏ nhất về tỷ lệ nợ xấu trong khối ngân hàng TMCP nhà nước.

Có được kết quả như trên là nhờ VietinBank nói chung cũng như Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên áp dụng hệ thống quản lý rủi ro bao gồm ba trụ cột: Rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động/tác nghiệp và rủi ro tín dụng. Hệ thống này giúp Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên hạn chế tối đa cũng như phòng ngừa tốt hơn với rủi ro tín dụng. Với các bộ

phận kinh doanh và tác nghiệp, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành tái cấu trúc toàn diện hoạt động quản lý rủi ro theo mô hình Khối để củng cố và phát huy vai trò ba vòng kiểm soát độc lập theo thông lệ quốc tế chuẩn Basel II.

Đồng thời hệ thống Ngân hàng Công thương Việt nam xây dựng Quy trình kiểm tra giám sát quá trình vay vốn và trả nợ của khách hàng; quy trình quản lý và xử lý nợ có vấn đề rất cụ thể và chi tiết, quy định rõ chức năng nhiệm vụ quyền hạn của các cá nhân phòng ban liên quan trong quá trình cho vay, thu hồi nợ vay và xử lý nợ có vấn đề.

Bên cạnh đó để tăng trưởng tín dụng gắn liền với nâng cao chất tín dụng, tăng khả năng sinh lời, hệ thống ngân hàng công thương tổ chức tốt hoạt động:

+ Xác định và áp dụng giới hạn tín dụng khách hàng (là tổng mức dư nợ tối đa, dưới các hình thức cho vay, chiết khấu, bảo lãnh và các hình thức tín dụng khác theo quy định của pháp luật).

+ Áp dụng hạng tín dụng khách hàng, hạng tín dụng khách hàng Hoạt động này nhằm quản lý rủi ro tín dụng tín dụng hộ hạn chế phát sinh nợ xấu trong tương lai. Đặc biệt, thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), trong thời gian qua, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên đã xem xét cơ cấu lại nợ cho khách hàng giúp chia sẻ khó khăn với khách hàng vay vốn, tạo điều kiện để khách hàng trả nợ theo nguồn lực/dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhờ biện pháp này, một tỷ lệ lớn khách hàng có tiềm năng phục hồi đã vượt qua khó khăn; qua đó, giảm áp lực lên tỷ lệ nợ xấu và trích lập dự phòng của VietinBank. Đồng thời với hoạt động đó, đối với những khách hàng vay vốn sử dụng sai mục đích, mất cân đối tài chính, thiếu phương án sản xuất khả thi... Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên kiên quyết không cơ cấu lại nợ mà thực hiện chuyển nhóm

nợ theo đúng thực trạng kinh doanh của khách hàng. Tiếp đó, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên tiến hành xử lý nợ, xử lý tài sản bảo đảm để nhanh chóng thu hồi nợ. Đặc biệt, trong vấn đề xử lý tài sản bảo đảm, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên giao quyền nhiều hơn cho chi nhánh. Cụ thể, chi nhánh được phép quyết định thu hồi tài sản bảo đảm với giá không thấp hơn 70% so với dư nợ gốc được bảo đảm bằng tài sản nhưng với điều kiện: Giá bán tài sản không thấp hơn giá trị thị trường của tài sản tại thời điểm xử lý. Việc xử lý tài sản phải được thực hiện khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch và phù hợp với các quy định của pháp luật. Nhờ cơ chế này, một tỷ lệ lớn nợ xấu được giải quyết ngay tại chi nhánh, tránh dồn áp lực về Trụ sở chính.

1.2.2. Bài hc kinh nghim rút ra cho Agribank - Chi nhánh huyn Đồng H, Thái Nguyên H, Thái Nguyên

Nguyên nhân của khủng hoảng tín dụng tại các ngân hàng trong nước và quốc tế phần lớn xuất phát từ việc quản lý kiểm soát khoản vay kinh doanh bất động sản và chứng khoán còn yếu kém, chất lượng tín dụng chưa được coi trọng, có nhiều khoản vay dưới chuẩn, không thẩm định kỹ trước khi vay, sử dụng nguồn huy động ngắn hạn để đầu tư vào những khoản dài hạn như bất động sản nên không tránh khỏi rủi ro mất khả năng thanh toán và không thu hồi được nợ. Từ đó có thể rút ra những bài học rất hứu ích cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Chi nhánh huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên.

Thứ nhất, Chi nhánh cần thực hiện chặt chẽ quy trình cho vay và kiểm tra sau vay.

Thứ hai, cần quan tâm khả năng trả nợ của khách hàng là hộ sản xuất nông nghiệp dựa trên cơ sở dòng tiền thuần, thiện chí trả nợ, tài sản đảm bảo, thu nhập, trách nhiệm pháp luật về thanh toán nợ vay của khách hàng.

Thứ ba, Chi nhánh cần xây dựng danh mục theo dõi cơ cấu và chất lượng của toàn bộ các khoản vay hộ sản xuất nông nghiệp để nhận biết những dấu hiệu cảnh báo sớm vấn đề bất ổn về tín dụng.

Thứ tư, cần thiết lập môi trường quản lý rủi ro tín dụng tín dụng hộ một cách thích hợp, có hệ thống đo lường và kiểm soát rủi ro tín dụng chặt chẽ.

Thứ năm, cần ban hành hướng dẫn trích lập dự phòng tổn thất cho vay và yêu cầu các NHTM kiểm tra định kỳ các tài sản có khả năng tổn thất và trích lập dự phòng giảm giá tài sản đối với các tài sản có khả năng phát sinh tổn thất.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

2.1.1. Điu kin t nhiên

* Vị trí địa lý

Đồng Hỷ là một huyện trung du-miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnhThái Nguyên. Trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 3 km theo quốc lộ 1B. Phía Đông giáp với tỉnh Bắc Giang, phía Tây giáp với huyện Phú Lương, phía Nam giáp với huyện Phú Bình và Thành phố Thái Nguyên, phía Bắc giáp huyện Võ Nhai và tỉnh Bắc Kạn. Có tọa độ địa lý 21032,-21051’ độ vĩ Bắc; 105°46,- 106°04’ độ kinh Đông.

* Địa hình

Đồng Hỷ có tổng diện tích đất tự nhiên 45.524,44 ha, có 3 thị trấn và 15 xã, là huyện miền núi và trung du, địa hình phức tạp không đồng nhất, có độ cao trung bình khoảng 100m so với mặt nước biển, địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, cao nhất là xóm Lung Phượng - xã Văn Lăng, xóm Mỏ Ba - xã Tân Long trên 600m. Thấp nhất là xã Huống Thượng 20m. Vùng Bắc và Đông Bắc có địa hình núi cao chia cắt phức tạp, có nhiều khe suối, độ cao trung bình ở đây là 120m. Huyện có nhiều đồi núi, dốc cao, khe suối, có những cánh đồng xen lẫn đồi thấp do mưa lớn xói mòn, rửa trôi mạnh, sản phẩm xói mòn bồi tụ đã tạo thành nhiều cánh đồng lúa nước của huyện. Đất canh tác chủ yếu là ruộng bậc thang, phía Nam của huyện có phần đất đai tương đối bằng phẳng.

* Đất đai

Diện tích đất tự nhiên là 45.524,44 ha, Đồng Hỷ là huyện có diện tích tự nhiên lớn thứ ba của tỉnh (sau huyện Võ Nhai và Đại Từ), bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người là 0,49 ha, cao hơn bình quân của tỉnh 0,14 ha/

người. Cơ cấu diện tích các loại đất trong huyện được thể hiện ở bảng sau: Tổng diện tích đất tự nhiên của Đồng Hỷ là 45.524,44 ha, đất lâm nghiệp có rừng chiếm 53,38% tổng diện tích đất tự nhiên, sau đó đến đất nông nghiệp là 13.602,70 ha, chiếm 29,88% tổng diện tích tự nhiên của huyện và đất chưa sử dụng chiếm 4,21% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Đồng Hỷ (bảng 3.1).

Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất đai huyện Đồng Hỷ năm 2019

Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 45.524,44 100

1. Đất nông nghiệp 13.602,70 29,88

2. Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản 332,33 0,73 3. Đất lâm nghiệp có rừng 24.300,95 53,38

4. Đất ở 1.315,66 2,89

5. Đất chuyên dung 4.056,23 8,91

6. Đất chưa sử dụng 1.916,58 4,21

(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Đồng Hỷ)

2.1.2. Điu kin kinh tế xã hi

a. Điều kiện kinh tế

* Tăng trưởng và phát triển kinh tế giai đoạn 2017 - 2019

Kinh tế của huyện giai đoạn 2017 - 2019 có bước phát triển khá toàn diện trên các lĩnh vực, góp phần làm thay đổi bức tranh kinh tế - xã hội của huyện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn này đạt 11,74%. Cụ thể, bảng 3.2 thể hiện tăng trưởng kinh tế huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2017 - 2019 như sau:

- Sản xuất nông, lâm, thủy sản: tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn đạt được kết quả tích cực; cơ cấu ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp; cơ cấu cây

trồng từng bước chuyển đổi sang những cây trồng có hiệu quả kinh tế cao;... góp phần nâng cao giá trị sản phẩm.

Bảng 2.2: Tăng trưởng kinh tế huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2017 - 2019 ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018 Giá trị (Tỷđồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (Tỷđồng) Tỷ lệ (%) - Nông, lâm, thuỷ sản 1.336,55 1.379,33 1.453,78 42,77 103,20 74,46 105,40 - Công nghiệp và xây dựng 2.890,00 3.379,01 3.702,47 489,01 116,92 323,46 109,57 - Dịch vụ 1.635,52 1.970,08 2.156,54 334,56 120,46 186,46 109,46 Tổng cộng 5.862,07 6.728,42 7.312,80 131,56 114,78 91,7 108,69

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đồng Hỷ 2019)

- Sản xuất công nghiệp và xây dựng: trong những năm gần đây, tình hình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có sự phục hồi và phát triển, các doanh nghiệp đã chủ động trong đầu tư, đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất, chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm và lĩnh vực là thế mạnh của địa phương như: sản xuất và chế biến quặng sắt, vật liệu xây dựng, khai thác và chế biến lâm sản, chế biến nông sản, đặc biệt là sản phẩm chè,... Đồng thời các cấp chính quyền đã tích cực phối hợp tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp ổn định và phát triển. Chính điều đó khiến cho giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng của huyện liên tục tăng qua các năm, từ 2.890 tỷ đồng năm 2017 lên 3.379,01 tỷ đồng năm 2018, tương ứng tăng 16,92% . Đến năm 2019, giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng tiếp tục tăng lên đạt 3.702,47 tỷ đồng, tương ứng tăng 9,57% so với năm 2018.

- Dịch vụ: tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ đang có xu hướng ngày càng tăng, năm 2018 giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng 20,26% so với năm 2017 và năm 2019 tiếp tục tăng lên 9,46% so với năm 2018. Sở dĩ, có sự tăng

trưởng của ngành dịch vụ là do lĩnh vực dịch vụ được quan tâm phát triển; kết cấu hạ tầng được đầu tư nâng cấp, xây mới với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ bình quân hằng năm tăng 12,93%. Dịch vụ vận tải phát triển đa dạng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại và lưu thông hàng hóa. Dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển nhanh, đảm bảo thông tin liên lạc tới các xóm, bản trên địa bàn. Dịch vụ tài chính ngân hàng có mức tăng trưởng khá. Hằng năm, nguồn vốn tín dụng huy động tăng bình quân 23,2%, Dư nợ tín dụng tăng 10,7%. Một số loại hình dịch vụ mới như: Dịch vụ tư vấn pháp lý, bất động sản… từng bước được hình thành, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân (UBND huyện Đồng Hỷ, 2017, 2018, 2019).

* Về cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bảng 2.3: Cơ cấu kinh tế huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2015 - 2019

Đơn vị tính:%

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019

- Nông, lâm, thuỷ sản 26,60 23,63 22,80 20,50 19,88 - Công nghiệp và xây dựng 48,13 54,81 49,30 50,22 50,63 - Dịch vụ 25,27 21,56 27,90 29,28 29,49 Tổng cộng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đồng Hỷ)

Qua số liệu Bảng 2.3 cho thấy: Trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019 cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch nhanh, hướng chuyển dịch là cơ cấu kinh tế nông nghiệp giảm, tỷ trọng của ngành nông nghiệp bắt đầu giảm xuống từ 26,60% năm 2015 xuống còn 19,88% năm 2019, tỷ trọng ngành công nghiệp tăng dần từ 48,13% năm 2012 lên 50,63% năm 2019 và tỷ trọng ngành dịch vụ cũng có xu hướng tăng lên từ 25,27% năm 2017 lên 29,49% năm 2019.

b. Điều kiện xã hội

Dân số và lao động

Qua bảng 2.4 cho thấy, năm 2019 toàn huyện có 127.745 lao động, trong đó có tới 57,57% người dân sống ở khu vực nông thôn và hoạt động trong các ngành nghề thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp, dân số hoạt động ở lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm có 42,43%. Số nhân khẩu trong một hộ là trên 4 người, cao nhất vẫn là nhân khẩu trong hộ nông nghiệp (4,43 người/hộ). Tỷ lệ lao động qua đào tạo tại huyện Đồng Hỷ đạt trên 45%, tỷ lệ này khá cao so với các địa phương khác trong vùng.

Trong những năm qua, tổng số lao động vẫn không ngừng tăng lên từ 114.979 người năm 2017 lên đến 127.725 người năm 2019. Tốc độ tăng dân số của năm sau cao hơn năm trước. Điều này đã đặt ra nhiều thách thức cho sự phát triển kinh tế của huyện. Cùng với sự gia tăng dân số, đó là nhu cầu về nhà ở, lương thực, giao thông, việc làm, y tế, giáo dục... cũng phải tăng theo, tình trạng thất nghiệp, tệ nạn xã hội ngày càng tăng, dịch bệnh,ô nhiễm môi trường... đang là những thách thức lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại agribank chi nhánh huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 33)