Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro tín dụng tín dụng hộ hộ sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại agribank chi nhánh huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 30 - 33)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro tín dụng tín dụng hộ hộ sản

1.1.5.1 Nhân tố chủ quan

- Hệ thống thông tin đánh giá khách hàng và quản lý RRTD của ngân hàng

Đây là nhân tố quan trọng nhất, có tính quyết định đến hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tín dụng hộ. Trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tín dụng hộ việc nhận ra các dấu hiệu rủi ro là bước quan trọng nhất. Nó yêu cầu nhiều thông tin từ phía khách hàng. Khi nắm được các thông tin chính xác và đầy đủ của khách hàng, Ngân hàng mới nắm bắt được tình trạng của khoản tín dụng, từ đó đưa những quyết định kịp thời trong quản lý tín dụng.

Hiện nay, vấn đề khó khăn còn tồn tại trong hoạt động quản lý rủi ro tại các NHTM đó là thông tin về khách hàng. Để thu thập được những thông tin chính xác từ phía khách hàng đòi hỏi Ngân hàng phải có nhiều biện pháp, có chính sách khách hàng phù hợp cùng với đội ngũ cán bộ Ngân hàng có trình độ nghiệp vụ cao. Thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của nền kinh tế. Những cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp nắm bắt được thông tin một cách kịp thời và xác thực thì sẽ có rất nhiều cơ hội làm ăn kinh doanh có hiệu quả. Đối với Ngân hàng cũng vậy, do những sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng mang tính công chúng rất cao, nên thông tin trong hoạt động Ngân hàng lại đóng vai trò quan trọng.

- Chủ trương, chính sách tín dụng của Ngân hàng và năng lực lãnh đạo của ban lãnh đạo Ngân hàng

Đây là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô của hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng hộ sản xuất cá nhân nói riêng do:

+ Chính sách tín dụng là đường lối, chủ trương đảm bảo hoạt động tín dụng đi vào đúng quỹ đạo liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng.

đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng. Chính sách tín dụng phải linh hoạt, phù hợp với sự thay đổi của môi trường và đảm bảo khả năng sinh lời trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật, đường lối chính sách của Nhà nước, đồng thời đảm bảo tính công bằng.

+ Chính sách tín dụng của NHTM ảnh hưởng đến quy mô tín dụng ngắn hạn ở nhiều khía cạnh khác nhau, song có 3 yếu tố trực tiếp là lãi suất cạnh tranh, phương thức cho vay, tài sản đảm bảo tiền vay.

Hiệu quả của hoạt động quán lý rủi ro tín dụng cũng chịu sự tác động bởi năng lực lãnh đạo của ban lãnh đạo. Nếu ban lãnh đạo có năng lực, họ sẽ có những quyết định kịp thời và đúng đắn về các khoản cấp tín dụng. Ngoài ra sự chỉ đạo, giám sát của ban lãnh đạo đối với hoạt động quản lý RRTD sẽ khiến cán bộ tín dụng có trách nhiệm hơn trong việc của mình.

- Năng lực, kinh nghiệm đội ngũ cán bộ

Khi có những thông tin từ phía khách hàng thì nhiệm vụ của cán bộ tín dụng là phải xử lý, phân tích, chọn lọc những thông tin quan trọng liên quan đến khả năng trả nợ của khách hàng. Trình độ của cán bộ tín dụng sẽ quyết định đến việc đưa ra những nhận xét đánh giá có tính xác thực hay không. Khi đưa ra được những đánh giá chính xác về khoản tín dụng, cán bộ tín dụng mới có cơ sở để thực hiện các bước tiếp theo trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tín dụng hộ. Giai đoạn xử lý phân tích thông tin cũng có vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tín dụng hộ. Chính vì vậy, yêu cầu đối với cán bộ tín dụng là không ngừng nâng cao trình độ, vốn kiến thức về thông tin xã hội, khả năng phân tích xử lý thông tin.

- Rủi ro đạo đức nghề nghiệp của cán bộ Ngân hàng

Trong quá trình theo dõi giám sát khoản vay, nếu cán bộ tín dụng không báo cáo những thông tin nhận được một cách trung thực thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình ra quyết định của Ngân hàng về các khoản vay. Cán bộ tín dụng vì lý do tiền bạc, áp lực cấp trên hay vì sự quen biết cá

nhân mà cố tính che dấu những khoản cấp tín dụng có vấn đề sẽ khiến hoạt động quản lý RRTD không có hiệu quả.

1.1.5.2. Nhân tố khách quan a. Các nhân tố từ khách hàng

- Thu nhập của người vay

Mức thu nhập của hộ sản xuất nông nghiệp có vị trí quan trọng đối với nhu cầu vay của họ, khi đi vay thì triển vọng về thu nhập sẽ là một trong những cơ sở phát sinh nhu cầu vay. Còn đối với ngân hàng, vấn đề thu nhập của khách hàng sẽ có ảnh hưởng quyết định đến khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên thu nhập là nhân tố biến động rất cao. Những rủi ro như sức khỏe, sinh mạng, rủi ro dịch bệnh ở vật nuôi, thiên tai lũ lụt, mất mùa, giá thị trường không ổn định… có thể khiến thu nhập của người đi vay thay đổi nhanh chóng.

- Tài sản đảm bảo của hộ sản xuất nông nghiệp

Tài sản đảm bảo được xem là nguồn thu nhập thứ hai khi nguồn thu nhập thứ nhất không còn khả năng trả nợ, do đó nó mang tính chất ngăn ngừa rủi ro và làm tăng tính an toàn của khoản vay. Vì vậy, việc xem xét đánh giá tài sản đảm bảo là vấn đề quan trọng trong quản trị rủi ro tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp.

- Yếu tốđạo đức

Đây là nhân tố quan trọng bởi khả năng hoàn trả nợ của khách hàng còn phụ thuộc vào thái độ và sự sẵn lòng trả nợ của khách hàng. Đôi khi có những khách hàng có thu nhập, nhưng khả năng thu hồi nợ thấp vì họ không sẵn lòng trả nợ. Ngược lại, có những khách hàng sẵn lòng trả nợ nhưng không có tiền để trả nợ.

b. Môi trường kinh tế, môi trường kinh doanh

Môi trường kinh tế có ảnh hưởng gián tiếp đến khả năng mở rộng cho vay Hộ sản xuất nông nghiệp của NHTM. Khi nền kinh tế không ổn định, giá cả đầu vào tăng, chi phí sản xuất tăng nhưng giá thành sản phẩm thấp kết quả là hiệu

quả mở rộng cho vay hộ sản xuất nông nghiệp của ngân hàng cũng giảm theo. Các yếu tố như môi trường kinh doanh và thị trường cũng có tác động tới hiệu quả quản lý RRTD. Khi môi trường kinh doanh thông thoáng, thị trường phát triển bền vững thì hoạt động tín dụng sẽ trở lên lành mạnh và có hiệu quả cao hơn, dẫn đến hoạt động quản lý RRTD có hiệu quả.

c. Môi trường pháp lý

Các đối tượng khách hàng hộ sản xuất nông nghiệp cần được thừa nhận về mặt pháp lý trong pháp luật do NHNN ban hành và cả ngân hàng cho vay. Nếu hệ thống pháp luật không đồng bộ, việc thực thi pháp luật không nghiêm sẽ tạo ra kẽ hở trong quản lý tín dụng, gây nên những rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng như: khách hàng có hành vi lừa đảo để vay vốn, cán bộ ngân hàng có hành vi sai trái… ảnh hưởng đến chất lượng cho vay.

d. Sự cạnh tranh trong môi trường ngành

Hoạt động của ngân hàng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt. Các đối thủ cạnh tranh bao gồm cả hiện tại và tương lai, cả trong nước và nước ngoài. Nếu ngân hàng không có khả năng cạnh tranh thì thị phần, khách hàng cũng như mục tiêu lợi nhuận… đều bị ảnh hưởng gây khó khăn trong hoạt động cũng như kết quả kinh doanh của ngân hàng.

Nếu một ngân hàng phải đối đầu với đối thủ cạnh tranh mạnh, có tiềm lực tài chính vững mạnh, công nghệ hiện đại, danh mục sản phẩm đa dạng và có chất lượng thì việc mở rộng hoạt động cho vay hộ sản xuất nông nghiệp sẽ gặp phải những thách thức lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại agribank chi nhánh huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 30 - 33)