Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN hạn đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa tại NGÂN HÀNG TMCP đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐĂKLĂK (Trang 73 - 79)

6. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Hạn chế

Việc tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn hạn DNNVV chưa ổn định trong năm, mức tăng trưởng đạt con số lớn vào cuối kỳ hay năm tài chính một phần do chu kỳ kinh doanh, nhu cầu vốn của các khách hàng DNNVV tăng, một phần có lý do không nhỏ là con số kỹ thuật của chi nhánh để đạt kế hoạch HSC giao. Việc tăng trưởng ổn định và tăng trưởng cao hơn để phù hợp với quy mô hoạt động của chi nhánh cần được chú trọng hơn nữa.

Về chất lượng của hoạt động cho vay ngắn hạn DNNVV: chi nhánh đã kiểm soát được chất lượng tín dụng trong giai đoạn 2017 -2019, tuy nhiên về mặt bản chất tỷ lệ nợ xấu chưa tính đến tổng dư nợ đã bán cho VAMC, trong đó có một số khách hàng DNNVV có dư nợ xấu lớn như Công ty Anh Minh (dư nợ: 52 tỷ đồng), Công ty thép Đông Nam Á (dư nợ ngắn hạn: 30 tỷ)…. Như vậy, thách thức đặt ra cho chi nhánh trong giai đoạn sắp tới là kiểm soát được nợ xấu, nợ nhóm 2 trong giới hạn cho phép, tránh việc tăng trưởng “ nóng” về quy mô ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

Về các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động: NIM tín dụng của hoạt động cho vay ngắn hạn DNNVV còn thấp, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên phân khúc khách hàng DNNVV tại địa bàn, các TCTD khác luôn có động thái hay các gói tín dụng lãi suất thấp, ưu đãi cho các khách hàng DNNVV, vì vậy BIDV Đắk Lắk phải áp dụng các mức lãi suất thấp nhất theo quy định của HSC hay các gói lãi suất cho

vay ngắn hạn nhằm giữ vững nền khách hàng và tiếp thị thành công các khách hàng DNNVV mới về quan hệ vay vốn ngắn hạn tại chi nhánh. Thông thường Nim tín dụng của các khách hàng mới ở mức thấp khoảng từ 1,5% – 1,8%, dẫn đến kết quả hoạt động cho vay ngắn hạn DNNVV chưa cao.

Về chất lượng dịch vụ của hoạt động cho vay ngắn hạn DNNVV vẫn còn chưa đạt sự hài lòng của các khách hàng ở các mặt như “Mức độ đơn giản của hồ sơ, thủ tục”, “Sự hợp lý về mức phí, lãi suất”, “Kênh thông tin đa dạng dễ tiếp cận”. Do quy trình cho vay các khách hàng DNNVV còn qua nhiều bước, mỗi cán bộ quản lý khách hàng quản lý khá nhiều hồ sơ khách hàng, dư nợ bình quân mỗi cán bộ đang quản lý ở các phòng KHDN lớn (khoảng 216 tỷ đồng/cán bộ), vì vậy việc hướng dẫn, tư vấn cho các khách hàng DNNVV còn hạn chế, hồ sơ hướng dẫn chưa được đầy đủ ngay từ khi tiếp cận với khách hàng, tạo tâm lý khách hàng cảm thấy rườm rà và phức tạp về hồ sơ, thủ tục. Về mức lãi suất chi nhánh áp dụng theo quy định của HSC và cơ chế HSC bán vốn cho chi nhánh nên đôi khi còn chưa linh hoạt, chưa tạo được sự hài lòng của các khách hàng DNNVV.

Về nhân sự:

Trình độ của đội ngũ nhân sự chưa đồng đều, chưa được đào tạo một cách đầy đủ và có hệ thống. Các kỹ năng về phân tích đánh giá chuyên gia như phân tích ngành, phân tích xu hướng, phân tích thị trường... còn nhiều hạn chế, đây là các kỹ năng cần thiết của cán bộ quản lý khách hàng doanh nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập và công nghệ hiện đại, các cán bộ quản lý khách hàng cần trang bị đầy đủ các kiến thức về tài chính hiện đại, đủ trình độ am hiểu về ngành nghề kinh doanh của khách hàng và tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp.

Lực lượng cán bộ tại 2 phòng quản lý khách hàng doanh nghiệp còn mỏng, nhân sự của chi nhánh hiện đang chủ yếu tập trung cho công tác bán lẻ.

Về sản phẩm, ngành nghề cho vay và đối tượng cho vay tại chi nhánh còn đơn điệu chủ yếu tập trung vào hai nhóm ngành chính là thương mại, dịch vụ, xây lắp, thủy điện. Trong khi đó các ngành công nghiệp khác thì có nhiều tiềm năng

nhưng chưa phát triển, số lượng các doanh nghiệp tham gia vào các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, phân bón, chế biến thức ăn gia súc, chế biến nông sản không nhiều.

Về quy trình cho vay:

Mặc dù quy trình tín dụng được xây dựng rất chi tiết và cụ thể nhằm bảo đảm cho hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp được an toàn tuy nhiên qua nhiều bước và nhiều khâu dẫn đến kéo dài thời gian giải ngân vốn vay cho khách hàng, giảm tính cạnh tranh so với các TCTD khác.

Quy trình được xây dựng về cơ bản là hoàn chỉnh, tuy nhiên quá trình thực hiện còn lỏng lẻo chưa có cơ chế giám sát chặt chẽ được thực hiện bởi 1 bộ phận chuyên nghiệp. Cán bộ quản lý khách hàng thực hiện từ khâu tiếp thị, bán hàng, định giá TSBĐ, đến hoàn thiện hồ sơ về mặt pháp lý và kiểm soát sau giải ngân. Vì vậy có thể gặp các vấn đề sau:

Chưa thực sự chú trọng đến công tác đánh giá lại tài sản đảm bảo, chưa đáp ứng được yêu cầu cập nhật thường xuyên giá trị thị trường hợp lý, tình trạng tài sản kịp thời.

Công tác xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV Đắk Lắk còn mang tính định tính, chủ quan của cá nhân cán bộ quản lý khách hàng: nhiều yếu tố đầu vào chi phối đến kết quả xếp hạng của khách hàng chưa chính xác; thông tin đôi khi còn thiếu và chưa đầy đủ; không phản ánh thay đổi kịp thời đã làm cho đầu ra của công tác xếp hạng tín dụng nội bộ sai lệch.

Công tác giám sát và quản lý vốn vay được thực hiện còn chưa thực sự chặt chẽ, kịp thời, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vay vốn nhiều ngân hàng, doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa nông lâm sản, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản... làm nảy sinh nguy cơ tiềm ẩn rủi ro tín dụng rất cao.

Về công tác chăm sóc khách hàng doanh nghiệp chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức. Các chương trình chăm sóc khách hàng mới chỉ áp dụng với các khách hàng doanh nghiệp lớn của chi nhánh, chưa có các chương trình phù hợp đối với các đối tượng khách hàng DNNVV thuộc phân đoạn khách hàng phổ thông. Chi

nhánh chưa có bộ phận chuyên môn hóa trong nghiên cứu nhu cầu của địa bàn và khảo sát sự hài lòng của các khách hàng DNNVV đang giao dịch tại chi nhánh.

Về hệ thống công nghệ thông tin: mặc dù HSC đã triển khai được nhiều ứng dụng công nghệ hệ thống thông tin phục vụ cung cấp báo cáo, khai thác dữ liệu thông tin khách hàng, tuy nhiên việc khai thác thông tin còn bất cập, hệ thống mạng hay lỗi và tốn khá nhiều thời gian khai thác, giao diện khai thác còn phức tạp đối với các cấp người dùng từ lãnh đạo, các bộ phận tổng hợp báo cáo đến cấp chuyên viên.

Nguyên nhân của những hạn chế

Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Kế hoạch hoạt động kinh doanh đã triển khai nhưng chưa được thực hiện đồng bộ và dàn trải qua các giai đoạn. Áp lực về tăng dư nợ vay ngắn hạn DNNVV mới chỉ được chú trọng vào các thời gian cuối quý, thời điểm kết thúc của kỳ đánh giá kết quả thực hiện theo báo cáo sơ kết năm hay tổng kết năm.

Môi trường pháp lý và các thay đổi về cơ chế chính sách: hiện có rất nhiều quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay nói chung và có liên quan trực tiếp đến hoạt động cho vay ngắn hạn DNNVV nói riêng, dẫn đến hoạt động cho vay đối với khách hàng DNNVV chưa đạt hiệu quả cao. Trong đó, sự ra đời của thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 (thay thế quy định 1627) quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng đã thay đổi hoạt động cho vay đối với các DNNVV trong đó chủ yếu là các DNTN. Quy định thông tư số 21/2017/TT-NHNN ngày 29/12/2017, thay thế cho thông tư số 09/2012/TT-NHNN ngày 10/04/2012, quy định về việc sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn vay của các TCTD có hiệu lực từ ngày 02/04/2018, đã ảnh hưởng đến phương thức giải ngân đối với các doanh nghiệp, chủ yếu là các DNNVV trong mảng kinh doanh nông sản có đặc điểm kinh doanh là thanh toán tiền mặt với doanh số giao dịch giá trị lớn và giao dịch liên tục. Từ những thay đổi của quy định pháp luật này đã có ảnh hưởng đến quy trình cho vay DNNVV, từ đó ảnh hưởng đến kết quả cho vay DNNVV.

Từ môi trường xã hội kinh tế:

Trong những năm qua hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu đã làm điều kiện thiên nhiên bất ổn, thiên tai dịch bệnh bùng phát đã ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực nông lâm sản đặc biệt là các DNNVV kinh doanh thương mại mua bán nông sản.

Giá cả thị trường bất động sản trên đại bàn tỉnh Đắk Lắk biến động liên tục ảnh hưởng đến công tác định giá TSBĐ, đòi hỏi công tác thẩm định giá và tái thẩm định cần được thực hiện nghiêm ngặt và bài bản, bản thân các cán bộ quản lý phải có kiến thức về định giá TSBĐ

Nguyên nhân từ phía các DNNVV:

Khách hàng DNNVV trên địa bàn phần lớn còn yếu về năng lực quản trị điều hành; năng lực tài chính doanh nghiệp. Việc thiếu minh bạch tài chính kết hợp với những khó khăn kinh tế vĩ mô trong giai đoạn vừa qua dẫn đến nhiều khó khăn cho việc các DNNVV tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã nêu được các nét cơ bản về Lịch sử hình thành và phát triển; Cơ cấu tổ chức; Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Tình hình hoạt động kinh doanh; Thực trạng về quy mô khách hàng doanh

nghiệp nhỏ và vừa vay vốn ngắn hạn; Thực trạng về dư nợ cho vay ngắn hạn DNNVV; Chất lượng tín dụng của hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DNNVV; Thực trạng về tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro; Thực trạng kết quả của hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; Đánh giá về hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Đắk Lắk.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN hạn đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa tại NGÂN HÀNG TMCP đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐĂKLĂK (Trang 73 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w