ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG CỦA BIDV ĐẮK LẮK

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN hạn đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa tại NGÂN HÀNG TMCP đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐĂKLĂK (Trang 79)

6. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG CỦA BIDV ĐẮK LẮK

3.1.1. Định hướng hoạt động của hệ thống BIDV

Chiến lược của hệ thống BIDV giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến 2025 là phấn đấu trở thành 1 trong 20 NHTM hiện đại có chất lượng, hiệu quả và uy tín hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á vào năm 2025. Trong đó chú trọng đến 3 khâu đột phá chiến lược là:

Hoàn thiện mô hình tổ chức chuyên nghiệp, hiệu quả các quy trình nghiệp vụ, quy chế quản trị điều hành, phân cấp ủy quyền và phối hợp giữa các đơn vị hướng đến sản phẩm và khách hàng theo thông lệ quốc tế tốt nhất.

Phát triển nhanh nguồn lực chất lượng cao dựa trên sử dụng và phát triển đội ngũ chuyên gia trong nước và quốc tế làm lực lượng nòng cốt phát triển ổn định và bền vững.

Nâng cao năng lực khai thác, ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh NH tạo ra khâu đột phá giải phóng sức lao động, tăng tín lan tỏa của khoa học công nghệ tới mọi hoạt động kinh doanh của BIDV.

Trên cơ sở mục tiêu chung, mục tiêu ưu tiên và một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu đặt ra trong kế hoạch 5 năm gắn với với tái cơ cấu, BIDV đã phân khai chương trình hành động theo 8 cấu phần chính bao quát toàn bộ hoạt động kinh doanh và quả trị điều hành tại BIDV. Cụ thể :

Tín dụng : Đa dạng hóa cơ cấu tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực và đối tượng khách hàng, đảm bảo tăng trưởng về quy mô gắn liền với đảm bảo chất lượng tín dụng.

Huy động vốn : Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn về kỳ hạn và khách hàng theo hướng bền vững và hiệu quả thông qua gia tăng nguồn vốn trung, dài hạn, nguồn vốn huy động từ dân cư, các nguồn vốn ODA và tiếp cận nguồn vốn trên thị trường quốc tế.

Đầu tư : Giảm dần và hướng đến chấm dứt các khoản đầu tư ra ngoài ngành, lĩnh vực kinh doanh chính, nâng cao hiệu quả của các khoản đầu tư góp vốn và đầu tư vào các công ty trực thuộc.

Kinh doanh vốn: Đa dạng hóa sản phẩm và gia tăng thị phần để khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực kinh odanh vốn và tiền tệ tại thị trường Việt Nam.

Phát triển ngân hàng bán lẻ: Tăng cường nguồn lực về công nghệ, tài chính, nhân lực danh cho hoạt động NH bán lẽ, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ NH bán lẽ, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp.

Thu nhập, hiệu quả: Đa dạng hóa nguồn thu nhập, đảm bảo các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời (ROA, ROE) theo thông lệ quốc tế.

Nguồn nhân lực – Mô hình tổ chức : Xây dựng độ ngũ chuyên gia, thiết lập nền tảng tập đoàn tài chính ngân hàng.

Công nghệ: Cũng cố hệ thống công nghệ thông tin hiện đại hỗ trợ đắc lực cho hoạt động quản trị điều hành và phát triển các sản phẩm dich vụ NH.

Mỗi cấu phần kể trên đều được xây dựng giải pháp và lộ trình thực hiện chi tiết đến từng năm, gắn với trách nhiệm của từng lãnh đạo đến cá đơn vị triển khai thực hiện.

3.1.2. Mục tiêu hoạt động của BIDV Đắk Lắk

Đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, bền vững, hiệu quả

Thực hiện chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo đúng đúng hướng của BIDV ưu tiên đẩy mạnh KHDN nhỏ và vừa; khách hàng bán lẻ (ưu tiên phát triển khách hàng khu vực nông nghiệp nông thôn), đẩy mạnh công tác thu hồi nợ ngoại bảng, nợ bán VAMC, nợ xấu.

Thực hiện nghiên cứu, khai thác tối đa các tiện ích sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu khách hàng trên địa bàn ĐăkLăk, nhằm tiếp tục tạo bước đột phá trong hoạt động dịch vụ năm 2021, phấn đấu giữ vị trí thứ 1 khu vực Tây Nguyên trong giai đoạn 2021-2025.

Tăng cường công tác quản trị rủi ro, kiểm tra giám sát trên tất cả các mặt hoạt động.

Nỗ lực khai thác tối đa các nguồn thu, đặc biệt là các nguồn thu phi lãi, quản lý chi phí hiệu quả, gia tăng thu nhập.

Mục tiêu cụ thể trong từng hoạt động đến 31/12/2021:

+ Hoạt động tín dụng: Dư nợ tín dụng cuối kỳ đến 31/12/2021 : 7.200 tỷ đồng + Hoạt động dịch vụ: Thu dịch vụ ròng cuối kỳ đến 31/12/2021: 48 tỷ đồng + Lợi nhuận trước thuế: Lợi nhuận trước thuế đến 31/12/2021 : 180 tỷ đồng

3.2. ĐỊNH HƯỚNG CỦA BIDV ĐẮK LẮK ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHOVAY KHÁCH HÀNG DNNVV VAY KHÁCH HÀNG DNNVV

3.2.1.Các mục tiêu chung

Các mục tiêu chung đối với hoạt động tăng trưởng nền khách hàng DNNVV bao gồm 2 hoạt động chính là vay vốn và tiền gửi:

* Số lượng KH và quy mô phát triển từng năm

Dự kiến quy mô tăng trưởng đến năm 2021 của các khách hàng DNNVV bao gồm số lượng khách hàng DNNVV, quy mô hoạt động của hai mảng hoạt động chính là huy động vốn và dư nợ cụ thể như sau:

Bảng 3.1. Dự kiến quy mô hoạt động HĐV và dư nợ cho vay DNNVV 2020 -2022

Khoản mục Số lượng KH Số dư HĐV ( tỷ

đồng) Số dư nợ ( tỷ đồng) 31/12/2020 1904 556 1173 31/12/2021 2054 606 1308 31/12/2022 2218 661 1465 Tốc độ tăng trưởng bình quân 2020-2022 7.39% 8.75% 11.73%

* Lĩnh vực ngành nghề định hướng phát triển: chú trọng phát triển các DNVVN trong các ngành thương mại và dịch vụ, bên cạnh đó tiếp thị và phát triển các khách hàng thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp có ứng dụng khoa học kỹ thuật cao, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến và công nghệ sạch.

3.2.2. Định hướng đối với hoạt động cho vay ngắn hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa

Các định hướng trọng tâm đối với hoạt động cho vay ngắn hạn DNNVV của chi nhánh Đắk Lắk:

Chất lượng tín dụng: kiểm soát tốt chất lượng tín dụng trong giai đoạn năm 2021 -2025, đảm bảo nợ quá hạn, nợ xấu và nợ tiềm ẩn rủi ro không tăng so với năm 2019. Tỷ

lệ nợ xấu trong hoạt động cho vay ngắn hạn DNNVV nhỏ hơn 3%.

Tăng trưởng quy mô dư nợ để đạt mục tiêu chạm đến con số tổng dư nợ của BIDV Đắk Lắk lớn hơn 7.200 tỷ đồng vào 31/12/2021, trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn DNNVV phấn đấu chiếm trên 20% tổng dư nợ của chi nhánh (đạt trên 1.200 tỷ đồng). Mục tiêu chung của chi nhánh trong giai đoạn năm 2021 - 2025 vẫn là mục tiêu tăng trưởng quy mô bù đắp Nim tín dụng đang ngày càng thu hẹp, đảm bảo kế hoạch tài chính của chi nhánh, điều này ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn DNNVV, là cơ sở để đưa ra các giải pháp cho các hoạt động cụ thể của chi nhánh trong giai đoạn 2020-2022.

Xây dựng mối quan hệ lâu dài đối với các DNNVV, cung ứng các sản phẩm trọn gói, tiến tới tài trợ vốn khép kín cho DNNVV từ khâu thu mua nguyên liệu, chế biến, đến tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh các gói sản phẩm cho doanh nghiệp vệ tinh. Hướng tới bán trọn gói các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các DNNVV.

3.3. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐẮK LẮK

3.3.1. Xây dựng kế hoạch cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chiến lược kinh doanh, kế hoạch cho các hoạt động trong thời gian tới là mục tiêu, là cái đích cho hướng hành động để không đi chệch hướng, sai hướng.Bất kỳ một hoạt động nào cũng phải có chiến lược, kế hoạch hoạt động, phân bố các nguồn lực một cách hợp lý để đi đến thành công và hoạt động cho vay cũng vậy. Nếu xây dựng được kế hoạch phù hợp với năng lực của ngân hàng thì sẽ tận dụng được tối đa các nguồn lực từ đó hoạt động có hiệu quả cao, còn nếu không xây dựng được chiến lược phù hợp thì sẽ dẫn đến lãng phí, đi sai đường, chệch hướng. Khi các ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Đắk Lắk nói riêng xây dựng được chiến lược kinh doanh cho mình thì họ có thể lường trước những biến động có thể xảy ra và có thể chủ động đưa ra biện pháp khắc phục.

3.3.2. Tận dụng triệt để các gói lãi suất ưu đãi do HSC ban hành, đồng thờichuyển hướng tăng thu nhập từ hoạt động cho vay sang các loại phí chuyển hướng tăng thu nhập từ hoạt động cho vay sang các loại phí

Hiện chi nhánh cho vay các khách hàng DNNVV theo khung lãi suất do HSC ban hành và thu nhập từ hoạt động cho vay được tính bằng chênh lệch giữa lãi suất chi nhánh cho vay và lãi suất HSC bán vốn cho chi nhánh (cơ chế FTP), để có thể gia tăng cạnh tranh công cụ giá phải được các ngân hàng sử dụng linh hoạt, tuy nhiên trong điều kiện hoạt động của chi nhánh, chi nhánh hoàn toàn bị động về việc áp dụng lãi suất cho vay, việc hạ lãi suất vay quá thấp có thể ảnh hưởng đến thu nhập của chi nhánh, vì vậy các giải pháp chi nhánh có thể áp dụng là vận dụng cơ chế lãi suất và cơ chế FTP một cách linh hoạt. Các cán bộ quản lý khách hàng doanh nghiệp cần tư duy, linh hoạt trong đàm phán, áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi cần tận dụng tối đa các gói tín dụng HSC triển khai và đối tượng ưu tiên theo quy định nhằm mang lại các mức lãi suất phù hợp với khách hàng đồng thời mang lại kết quả tốt hơn đối với hoạt động cho vay ngắn hạn DNNVV của chi nhánh.

Trong các nội dung đánh giá thu nhập từ hoạt động cho vay ngắn hạn DNNVV chỉ mới chú trọng đến thu nhập từ lãi vay, để gia tăng thu nhập này BIDV ĐăkLăk có thể chú trọng các thu nhập từ các khoản phí cho vay ngắn hạn DNNVV như phí cấp hạn mức, phí trả nợ trước hạn, phí quản lý tài sản bảo đảm, phí cam kết cấp hạn mức tín dụng ngắn hạn đối với DNNVV, … các loại phí khác theo đúng quy định của NHNN

3.3.3. Đa dạng hóa phương thức, đối tượng cho vay và nghiên cứu triển khaicác sản phẩm mới của HSC phù hợp với địa bàn hoạt động của chi nhánh. các sản phẩm mới của HSC phù hợp với địa bàn hoạt động của chi nhánh.

Hiện chi nhánh đang cho vay các DNNVV theo phương thức cho vay món và hạn mức tín dụng là chủ yếu, việc cấp hạn mức tín dụng được thực hiện theo 2 đợt trong năm theo phân cấp thẩm quyền tại hội đồng tín dụng cơ sở chi nhánh và trình hội sở chính, vì vậy một số khách hàng mới có nhu cầu tín dụng phát sinh trong năm sẽ trình theo món, điều này còn gây ra bất cập cho các khách hàng mới giao dịch tại chi nhánh, thời gian xét duyệt cho vay kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ các khách hàng mới. Việc đa dạng các phương thức cho vay là cần thiết, để giảm thời gian tác nghiệp cho các khách hàng này có thể sử dụng hình thức cho vay hạn mức thấu chi, khách hàng chủ động sử dụng vốn, đồng thời kích thích các khách hàng khi sử dụng hình thức này có thể duy trì các điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi như

doanh thu chuyển qua tài khoản thanh toán tại BIDV Đắk Lắk, duy trì số dư tiền gửi bình quân, sử dụng các sản phẩm ngân hàng điện tử để thuận tiện giao dịch…

Đa dạng hóa, chuyển dịch cơ cấu nền khách hàng vay vốn ngắn hạn DNNVV, ưu tiên phát triển các đối tượng khách hàng có tính ổn định, bền vững gắn với tính chất hoạt động của địa bàn phân thành các nhóm ngành: xây lắp, kinh doanh nông sản, đại lý phân phối thực phẩm, tạp hóa, đại lý cấp 1 của các hãng xe.... Việc phân ngành như vậy tạo tính chuyên nghiệp trong công tác tiếp thị, cho vay, chăm sóc và quản lý cũng như kiểm soát rủi ro.

Chi nhánh mạnh dạn nghiên cứu áp dụng các sản phẩm mới do HSC ban hành như cho vay tín chấp không có TSBĐ, cho vay thế chấp hàng tồn kho, cho vay đảm bảo bằng hàng hóa luân chuyển trong kinh doanh… Tâm lý của các các bộ quản lý khách hàng thông thường cho vay chủ yếu dựa trên TSBĐ, để triển khai các sản phẩm mới này đòi hỏi ngân hàng phải quản lý tốt dòng tiền của khách hàng, xây dựng được hệ thống phần mềm có sự kết nối với phần mềm quản lý kho của DNNVV, đồng thời có phương thức quản lý hàng tồn kho, hàng hóa luân chuyển phù hợp như quản lý trực tiếp, thuê bên thứ ba giám sát, mua bảo hiểm hàng tồn kho… Việc triển khai thực tế các sản phẩm này đòi hỏi chi nhánh đầu tư nguồn lực khá nhiều. Tuy nhiên trong bối cảnh cạnh tranh và thị trường đang bảo hõa, các khách hàng DNNVV thương mại có doanh thu hoạt động lớn, có danh tiếng trong ngành hầu như đã có quan hệ truyền thống với các TCTD khác và TSBĐ như bất động sản, động sản là xe ô tô, máy móc, thiết bị … đã thế chấp toàn bộ tại các TCTD khác, thì việc triển khai các sản phẩm này là giải pháp cần thiết để chi nhánh có thể tăng trưởng quy mô dư nợ và tăng số lượng khách hàng vay ngắn hạn DNNVV

3.3.4. Nâng cao công tác thẩm định

Phân tích khách hàng:

Phân tích khách hàng là bước đầu tiên của quá trình thầm định khách hàng.Phân tích năng lực pháp lý của DNNVV là yếu tố không thể bỏ qua và xem nhẹ.Bởi vì số lượng DNNVV ngày một tăng, những doanh nghiệp này dễ dàng làm giấy tờ giả để lừa đảo vốn của ngân hàng. Vì vậy, khi xem xét năng lực pháp lý, cán bộ tín dụng yêu cầu doanh nghiệp cung cấp đầy đủ giấy tờ như: quyết định thành

lập doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh do cấp có thẩm quyền cấp, giấy bổ nhiệm giám đốc... Và những giấy tờ này phải hợp pháp, phải có dấu chứng thực của cơ quan có thẩm quyền để tránh tình trạng giả mạo giấy tờ. Một yếu tố cũng quan trọng cán bộ tín dụng cần phải đánh giá đó là uy tín của DNNVV thông qua các cơ quan chức năng nhà nước như việc thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp... Đối với những doanh nghiệp mà có uy tín trên thị trường thì ngân hàng sẽ nới lỏng các điều kiện cho vay, mở rộng hạn mức và có các chính sách ưu đãi hơn.

Một khâu quan trọng không kém trong việc phân tích khách hàng là phân tích tài chính khách hàng. Đây là một căn cứ có tính quyết định tới quyết định cho vay. Thông qua các báo cáo tài chính, ngân hàng tiến hành tính toán các chỉ tiêu chủ yếu, phân tích các chỉ tiêu để so sánh với chỉ tiêu của ngành hay lĩnh vực liên quan. Kết hợp với từng trường hợp cụ thể mà chi nhánh chú trọng phân tích chỉ tiêu này hay chỉ tiêu khác để có những đánh giá chính xác nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đối với DNNVV năng lực tài chính có hạn nên cán bộ tín dụng cần phải phân tích một cách tỉ mỉ, chính xác, đầy đủ để tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn. DNNVV hoạt động bao trùm trên mọi lĩnh vực với những đặc trưng riêng, nhu cầu vay vốn khác nhau. Vì vậy, khi phân tích tài chính, cán bộ tín dụng nên chú trọng vào một số chỉ tiêu đặc trưng cho ngành nghề kinh doanh. Trên cơ sở những phân tích cụ thể trên, cán bộ tín dụng cần đưa ra những dự báo và nhận định về rủi ro trong kinh doanh, rủi ro ngành, cấu trúc chi phí lợi nhuận nhằm đưa rra các biện pháp giảm thiểu rủi ro.

Thẩm định dự án đầu tư:

Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét một cách khách quan, toàn diện các nội dung cơ bản liên quan đến dự án đầu tư có ảnh hưởng trực tiếp tới tính

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN hạn đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa tại NGÂN HÀNG TMCP đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐĂKLĂK (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w