Đa dạng hóa phương thức, đối tượng cho vay và nghiên cứu triển khai các sản

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN hạn đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa tại NGÂN HÀNG TMCP đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐĂKLĂK (Trang 83 - 84)

6. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

3.3.3. Đa dạng hóa phương thức, đối tượng cho vay và nghiên cứu triển khai các sản

các sản phẩm mới của HSC phù hợp với địa bàn hoạt động của chi nhánh.

Hiện chi nhánh đang cho vay các DNNVV theo phương thức cho vay món và hạn mức tín dụng là chủ yếu, việc cấp hạn mức tín dụng được thực hiện theo 2 đợt trong năm theo phân cấp thẩm quyền tại hội đồng tín dụng cơ sở chi nhánh và trình hội sở chính, vì vậy một số khách hàng mới có nhu cầu tín dụng phát sinh trong năm sẽ trình theo món, điều này còn gây ra bất cập cho các khách hàng mới giao dịch tại chi nhánh, thời gian xét duyệt cho vay kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ các khách hàng mới. Việc đa dạng các phương thức cho vay là cần thiết, để giảm thời gian tác nghiệp cho các khách hàng này có thể sử dụng hình thức cho vay hạn mức thấu chi, khách hàng chủ động sử dụng vốn, đồng thời kích thích các khách hàng khi sử dụng hình thức này có thể duy trì các điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi như

doanh thu chuyển qua tài khoản thanh toán tại BIDV Đắk Lắk, duy trì số dư tiền gửi bình quân, sử dụng các sản phẩm ngân hàng điện tử để thuận tiện giao dịch…

Đa dạng hóa, chuyển dịch cơ cấu nền khách hàng vay vốn ngắn hạn DNNVV, ưu tiên phát triển các đối tượng khách hàng có tính ổn định, bền vững gắn với tính chất hoạt động của địa bàn phân thành các nhóm ngành: xây lắp, kinh doanh nông sản, đại lý phân phối thực phẩm, tạp hóa, đại lý cấp 1 của các hãng xe.... Việc phân ngành như vậy tạo tính chuyên nghiệp trong công tác tiếp thị, cho vay, chăm sóc và quản lý cũng như kiểm soát rủi ro.

Chi nhánh mạnh dạn nghiên cứu áp dụng các sản phẩm mới do HSC ban hành như cho vay tín chấp không có TSBĐ, cho vay thế chấp hàng tồn kho, cho vay đảm bảo bằng hàng hóa luân chuyển trong kinh doanh… Tâm lý của các các bộ quản lý khách hàng thông thường cho vay chủ yếu dựa trên TSBĐ, để triển khai các sản phẩm mới này đòi hỏi ngân hàng phải quản lý tốt dòng tiền của khách hàng, xây dựng được hệ thống phần mềm có sự kết nối với phần mềm quản lý kho của DNNVV, đồng thời có phương thức quản lý hàng tồn kho, hàng hóa luân chuyển phù hợp như quản lý trực tiếp, thuê bên thứ ba giám sát, mua bảo hiểm hàng tồn kho… Việc triển khai thực tế các sản phẩm này đòi hỏi chi nhánh đầu tư nguồn lực khá nhiều. Tuy nhiên trong bối cảnh cạnh tranh và thị trường đang bảo hõa, các khách hàng DNNVV thương mại có doanh thu hoạt động lớn, có danh tiếng trong ngành hầu như đã có quan hệ truyền thống với các TCTD khác và TSBĐ như bất động sản, động sản là xe ô tô, máy móc, thiết bị … đã thế chấp toàn bộ tại các TCTD khác, thì việc triển khai các sản phẩm này là giải pháp cần thiết để chi nhánh có thể tăng trưởng quy mô dư nợ và tăng số lượng khách hàng vay ngắn hạn DNNVV

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN hạn đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa tại NGÂN HÀNG TMCP đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐĂKLĂK (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w