- Khiếu nại và giải quyết tranh chấp
14 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4.2.3. Hoàn thiện các quy định về điều kiện giao dịch chung trong Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
quyền lợi người tiêu dùng
Xu hướng chung pháp luật của nhiều nước trên thế giới, ĐKGDC là một vấn đề pháp lý của pháp luật hợp đồng và pháp luật bảo vệ người tiêu dùng, một số quốc gia quy định ĐKGDC là một bộ phận của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng. Bắt kịp với xu hướng của nhiều nước trên thế giới, Việt Nam cũng mở rộng phạm vi điều chỉnh ĐKGDC không chỉ trong pháp luật bảo vệ quyền lợi của NTD mà còn áp
dụng cả trong BLDS, coi ĐKGDC là một phần của pháp luật hợp đồng quy định trong BLDS và Luật BVQLNTD. Tuy nhiên, trên thực tế áp dụng, quy định của Luật BVQLNTD chưa bao quát hết các trường hợp không công bằng giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng trên thị trường. Cùng với việc hoàn thiện BLDS điều chỉnh các ĐKGDC trong hợp đồng áp dụng chung cho cả các hợp đồng tiêu dùng và hợp đồng thương mại, là đạo luật gốc của các hợp đồng sử dụng ĐKGDC với NTD thì việc hoàn thiện Luật BVQLNTD nhằm điều chỉnh quan hệ hợp đồng với NTD cũng là vấn đề cần phải được giải quyết nhanh chóng. Cụ thể:
i) Cho phép Tòa án bổ sung thêm các điều khoản không công bằng ngoài phạm vi danh mục các điều khoản được coi là không công bằng được quy định trong Luật bảo vệ người tiêu dùng như pháp luật của các nước Liên minh Châu Âu đã làm;
ii) Bổ sung điều khoản mang tính nguyên tắc về hiệu lực của ĐKGDC, ĐKGDC sẽ không có hiệu lực nếu trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, gây mất cân bằng đáng kể về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.
iii) Bổ sung các trường hợp ĐKGDC không có hiệu lực quy định tại Điều 16 Luật BVQLNTD nhằm cụ thể hóa các hành vi kinh doanh không công bằng của DNBH (bên soạn thảo ĐKGDC), bảo vệ quyền lợi của NTD trên các lĩnh vực. Theo quy định hiện hành, Luật BVQLNTD liệt kê chỉ có 9 trường hợp ĐKGDC bị vô hiệu trong khi BGB liệt kê 8 trường hợp ĐKGDC bị vô hiệu và 10 trường hợp ĐKGDC đương nhiên vô hiệu; Chỉ thị 93/13/EEC liệt kê 17 trường hợp.
iv) Sửa đổi Điều 18 quy định chi tiết hơn cách thức công bố và giải thích ĐKGDC của doanh nghiệp trước khi giao kết hợp đồng theo hướng nếu không chỉ rõ và giải thích cụ thể các ĐKGDC cho khách hàng hiểu thì các ĐKGDC đó không có giá trị ràng buộc hợp đồng.
Tóm lại, để bảo đảm sự thống nhất trong nhận thức, áp dụng pháp luật về ĐKGDC trong hợp đồng nói chung và hợp đồng BHHH nói riêng, bên cạnh Bộ luật Dân sự, Luật Kinh doanh Bảo hiểm, Luật BVQLNTD cũng cần được sửa đổi để đảm bảo sự phù hợp, thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật.