Thực tiễn áp dụng các quy định về về đăng ký, thẩm định, phê duyệt, giám sát các điều kiện giao dịch chung trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa

Một phần của tài liệu ĐIỀU KIỆN GIAO DỊCH CHUNG TRONG HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM (Trang 125 - 126)

- Khiếu nại và giải quyết tranh chấp

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG ÐIỀU KIỆN GIAO DỊCH CHUNG TRONG HỢP ÐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA

3.2.4. Thực tiễn áp dụng các quy định về về đăng ký, thẩm định, phê duyệt, giám sát các điều kiện giao dịch chung trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa

giám sát các điều kiện giao dịch chung trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa

Trên cơ sở thực hiện các quy định về đăng ký, thẩm định, phê duyệt, giám sát các ĐKGDC trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa, thực tiễn chứng minh cho thấy nhiều hợp đồng theo mẫu và ĐKGDC trong hợp đồng BHHH vẫn chứa đựng nhiều điều khoản không công bằng, chưa thực sự bảo vệ quyền lợi cho bên yếu thế, tranh chấp phát sinh và phần thua đương nhiên vẫn thuộc về bên yếu thế. Chẳng hạn, Điều 5 Quy tắc bảo hiểm hàng hóa chuyên chở bằng đường biển của Bảo Minh quy định về điều khoản loại trừ tàu không đủ khả năng đi biển và không thích hợp cho việc chuyên chở: Trong bất kỳ trường hợp nào bảo hiểm này sẽ không bảo hiểm cho những mất mát hư hỏng hoặc chi phí gây ra bởi: Tàu hoặc thuyền không đủ khả năng đi biển; Tàu, thuyền, phương tiện vận chuyển container hoặc kiện gỗ không thích hợp cho việc chuyên chở an toàn đối tượng được bảo hiểm ... Vậy thế nào là tàu hoặc thuyền không đủ khả năng đi biển; không thích hợp cho việc chuyên chở thì lại không được giải thích rõ.

Thực tế này nảy sinh các vấn đề: nguồn lực và trình độ của cán bộ quản lý, kiểm soát các ĐKGDC đó như thế nào? Có chuyên môn phù hợp không? Chất lượng thẩm định các ĐKGDC đó, cán bộ thẩm định có trình độ chuyên môn phù hợp để đánh giá hay không...12 Vướng mắc này chưa được làm rõ trong pháp luật Việt Nam. Điều 16 Nghị định số 99/NĐ-CP hướng dẫn LBVQLNTD quy định đối với ĐKGDC không thuộc phạm vi phải đăng ký: 1) Nếu vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc trái với nguyên tắc chung về giao kết hợp đồng, cơ quan có thẩm quyền có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh phải sửa đổi, hủy bỏ nội dung vi phạm đó; 2) Nếu quy định không rõ hoặc có nhiều cách hiểu khác nhau, cơ quan có thẩm quyền có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh giải trình làm rõ các nội dung trong hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung đó. Do đó, đối với các đối tượng không phải đăng ký vẫn là đối tượng kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu các ĐKGDC đã được phê duyệt và đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giữa hai bên nảy sinh tranh chấp, trong quá trình giải quyết tranh chấp, Tòa án phát hiện thấy hợp đồng theo mẫu và ĐKGDC bất cân bằng, gây bất lợi cho bên yếu thế, trái với nguyên tắc của luật thì Tòa án cũng không được bổ sung các điều khoản không công bằng đó vì Tòa án chỉ là cơ quan áp dụng luật, không phải là cơ quan ban hành luật. Tòa án chỉ có thể tuyên bố hợp đồng đó vô hiệu hoặc thừa nhận các ĐKGDC đó. Vấn đề này cần phải được làm rõ trong BLDS năm 2015 và pháp luật BVQLNTD năm 2010. Vì vậy, Luật kinh doanh bảo hiểm với tư cách là luật chuyên ngành cần quy định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý các hợp đồng theo mẫu và ĐKGDC trong việc kiểm soát nội dung của hợp đồng theo mẫu và

Một phần của tài liệu ĐIỀU KIỆN GIAO DỊCH CHUNG TRONG HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM (Trang 125 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(172 trang)
w