KẾT LUẬN CHƯƠN G

Một phần của tài liệu Phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng theo pháp luật tố tụng dân sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 74 - 76)

Qua việc trình bày, phân tích, bình luận thực tiễn áp dụng pháp luật về các phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng thông qua các bản án, quyết định, hồ sơ ủy thác tư pháp của Tòa án cũng như những số liệu thống kê có liên quan, Chương 2 của luận văn đã chỉ ra những khía cạnh còn gặp khó khăn, vướng mắc cũng như đề xuất được các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về các phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng, cụ thể như sau:

Thứ nhất, đối với cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp, cần ghi nhận thêm hướng xử lý của trường hợp đương sự đã nhận văn bản tố tụng nhưng từ chối ký tên vào biên bản xác nhận, đồng thời mở rộng hơn quy định về đối tượng có thể nhận văn bản thay khi đương sự vắng mặt tại nơi cư trú để quá trình chuyển giao văn bản tố tụng được thuận tiện, nhanh chóng mà vẫn đảm bảo sự chặt chẽ.

Thứ hai, cần có văn bản liên tịch hướng dẫn trình tự, thủ tục cấp, tống đạt,

thông báo VBTT qua dịch vụ bưu chính thông qua việc Tòa án ký hợp đồng với phía dịch vụ bưu chính cung cấp dịch vụ chuyển giao văn bản riêng đối với loại văn bản tố tụng. Việc chuyển giao văn bản cho người nhận thay trong trường hợp đương sự vắng mặt tại nơi cư trú cũng cần được quy định trình tự, thủ tục cụ thể để quy trình thực hiện được thuận tiện, có hiệu quả.

Thứ ba, cần công nhận cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng qua thư điện

tử cá nhân hoặc mạng xã hội để khả năng cấp, tống đạt, thông báo thành công cao hơn trong bối cảnh nền công nghệ phát triển. Đồng thời, hệ thống pháp luật tố tụng dân sự cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục, các phương pháp được áp dụng để tiến hành việc định danh, xác thực người đăng ký thực hiện cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử.

Thứ tư, cần có văn bản hướng dẫn cụ thể hóa các điều kiện thực hiện niêm

yết công khai thông qua việc xác nhận tình trạng thường xuyên vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú cũng như quy định về số lần niêm yết. Đồng thời, trách nhiệm của các chủ thể trong việc chứng kiến và xác nhận việc lập biên bản niêm yết công khai cũng cần được quy định cụ thể.

Thứ năm, các phương thức tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho đương

sự ở nước ngoài nên được mở rộng theo hướng cho phép Tòa án chấp nhận bất kỳ phương thức tống đạt nào miễn phương thức đó tuân thủ quy trình hợp pháp và đáp ứng đủ các điều kiện thực hiện.

KẾT LUẬN

Thông qua việc nghiên cứu đề tài, tác giả đã rút ra được kết luận sau đây: Cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng là một hoạt động cầu nối quan trọng và xuất hiện xuyên suốt trong quá trình tố tụng. Khi các phương pháp, cách thức thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng được quy định chặt chẽ, cụ thể thì hoạt động cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng mới diễn ra được thông suốt, đúng với mục đích ban đầu. Sự hiệu quả của việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành đã ghi nhận và quy định cụ thể các phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng với đặc thù về trình tự, thủ tục thực hiện riêng biệt đối với từng phương thức.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu những vấn đề cơ bản của các phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng, đồng thời có sự so sánh đối chiếu với các quy định liên quan của pháp luật nước ngoài, tác giả đã chỉ ra và phân tích cụ thể những bất cập của pháp luật về các phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng, từ các vướng mắc còn tồn tại trong phương thức cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp hay thông qua dịch vụ bưu chính đến thủ tục niêm yết công khai, vấn đề sử dụng, ứng dụng giao dịch điện tử vào việc cấp, tống đạt, thông báo cho đến các phương thức tống đạt, thông báo cho đương sự ở nước ngoài. Bên cạnh đó, thông qua những bản án, quyết định từ thực tiễn xét xử của Tòa án cũng như thông tin về hồ sơ ủy thác tư pháp hay số liệu về các yêu cầu ủy thác tư pháp, tác giả đã làm rõ hơn những bất cập đã nêu khi áp dụng vào thực tiễn, từ đó có một cái nhìn cụ thể, chi tiết và rõ ràng hơn đối với các vấn đề.

Với kết quả tổng hợp nghiên cứu từ các quy định của pháp luật đến thực tiễn xét xử nêu trên, tác giả đã đề xuất được những kiến nghị cụ thể theo từng vấn đề nhằm hoàn thiện những quy định của pháp luật về các phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng, góp phần cải thiện quá trình tố tụng dân sự được diễn ra chặt chẽ, nhanh chóng hơn. Quyền lợi của đương sự khi tham gia vào quá trình tố tụng cũng vì thế mà được đảm bảo tốt hơn.

Một phần của tài liệu Phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng theo pháp luật tố tụng dân sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)