Tòa án nhân dân tối cao (2021), tlđd (68), tr.2.

Một phần của tài liệu Phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng theo pháp luật tố tụng dân sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 56 - 60)

hệ thống liên quan khác bổ trợ cho công việc như kênh giao tiếp điện tử, hệ thống quản lý điều hành, phân hệ cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, v.v. Việc ghi nhận vào quy định pháp luật và trong tương lai là tích hợp hệ thống xác thực điện tử eKYC vào hệ thống tố tụng điện tử là điều cần thiết để tạo sự thuận lợi, nhanh chóng cho đương sự trong quá trình tham gia các hoạt động tố tụng, duy trì sự liền mạch của các giao dịch điện tử cũng như tạo điều kiện để phương thức cấp, tống đạt, thông báo VBTT bằng phương tiện điện tử thực sự được áp dụng phổ biến trên thực tế, làm tiền đề cho việc xây dựng Tòa án điện tử trong tương lai.

Đối với hình thức chữ ký số, dù việc sử dụng phải trải qua nhiều bước nhưng chữ ký số vẫn đảm bảo được giá trị pháp lý trong giao dịch điện tử. Quá trình ký số dựa trên các công nghệ và thuật toán mã hóa giúp xác thực danh tính người ký cũng như xác định được tính toàn vẹn và nguồn gốc của văn bản. Do đó, tác giả cho rằng không cần thiết phải thay thế hoàn toàn chữ ký số bằng hình thức xác thực eKYC mà hai hình thức này cần cùng được ghi nhận trong các giao dịch điện tử nhằm tạo nhiều sự lựa chọn hơn cho đương sự mà vẫn đảm bảo giá trị pháp lý.

Thứ hai, việc cấp, tống đạt, thông báo bằng phương tiện điện tử hiện nay chỉ

được thực hiện qua một kênh duy nhất là Cổng thông tin điện tử của Tòa án.

Để thực hiện phương thức này, đương sự phải thực hiện đăng ký tài khoản giao dịch, địa chỉ thư điện tử đăng ký giao dịch thuộc Cổng thông tin và mọi giao dịch đều được xử lý tại Cổng thông tin trên. Điều này đảm bảo được tính có hệ thống và sự thống nhất, dễ quản lý, tuy nhiên sẽ gây khó khăn cho đương sự cũng như quá trình giải quyết vụ án khi Cổng thông tin quá tải vì số lượng người đăng ký nhiều hay gặp sự cố về công nghệ dẫn đến việc không thể chuyển giao văn bản được. Thực tế hiện nay, việc sử dụng internet và giao dịch, liên lạc, trao đổi thông tin qua thư điện tử (email) ngày càng phổ biến. Theo thống kê của thế giới, số lượng người sử dụng email trên thế giới trong năm 2021 đạt khoảng 4.1 tỷ người, chiếm hơn 50% tổng dân số thế giới, tăng 3% so với năm 2020 là 4 tỷ người. Số lượng người dùng được dự báo vẫn tiếp tục tăng trung bình 3% mỗi năm trong 3 năm tới74. Lượng người dùng internet tại Việt Nam cũng ngày một tăng khi số lượng người dùng trong năm 2021 (số liệu tính đến tháng 01/2021) là 68,72 triệu người so với năm 2020 là 68,17 triệu người (chiếm 70.3% tổng dân số) và năm 2019 là 61,97

74 https://99firms.com/blog/how-many-email-users-are-there/#gref, https://www.radicati.com/wp/wp-content/uploads/2018/12/Email-Statistics-Report-2019-2023-Executive-Summary.pdf, truy cập ngày content/uploads/2018/12/Email-Statistics-Report-2019-2023-Executive-Summary.pdf, truy cập ngày 09/8/2021.

triệu người75. Theo số liệu thống kê của Gmail – dịch vụ thư điện tử được phát triển bởi Google, đã có 306,4 tỷ thư điện tử được gửi đi và nhận trong năm 2020 và số liệu được dự đoán vẫn tiếp tụng tăng trong các năm tới76. Thực tiễn này đã đặt ra vấn đề có nên công nhận các nguồn thư điện tử khác là phương tiện được phép đăng ký khi thực hiện phương thức cấp, tống đạt, thông báo bằng phương tiện điện tử hay không. Theo quan điểm của tác giả, việc chấp nhận các loại hình thư điện tử khác trong cấp, tống đạt, thông báo bằng phương tiện điện tử là cần thiết và phù hợp để giảm tải khối lượng thông tin lưu trữ cho hệ thống Cổng thông tin điện tử Tòa án, đồng thời cũng tạo sự linh hoạt hơn cho người nhận VBTT. Sử dụng email cá nhân khi làm việc, sinh hoạt hằng ngày sẽ thuận lợi hơn cho đương sự khi kiểm tra thư mới mỗi ngày. Được nhận VBTT bằng phương thức điện tử cũng là một quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Do đó, dựa theo quy định tại Điều 91 BLTTDS về nghĩa vụ chứng minh, khi đăng ký email cá nhân cho giao dịch, đương sự có trách nhiệm cung cấp các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho sự xác thực, chính thống của email, khả năng nhận thông điệp dữ liệu từ Cổng thông tin điện tử Tòa án cũng như đảm bảo đầy đủ các điều kiện về chữ ký điện tử và các điều kiện an toàn thông tin khác theo quy định của pháp luật. Đương sự sau khi nhận được văn bản điện tử phải gửi thông báo đến Tòa án về việc đã nhận văn bản.

Thứ ba, việc cấp, tống đạt, thông báo VBTT qua mạng xã hội chưa được BLTTDS ghi nhận.

Hiện nay việc sử dụng mạng xã hội truyền thông đã trở nên rất rộng rãi trong xã hội với người dùng là cá nhân, doanh nghiệp hoặc các tổ chức khác. Mạng xã hội liên kết người dùng với nhau, giúp việc tương tác xã hội và kết nối dễ dàng hơn cho nhiều mục đích khác nhau. Có thể nhận thấy sự phát triển và sử dụng rộng rãi của mạng xã hội tại Việt Nam qua bảng thống kê sau:

75https://datareportal.com/digital-in-vietnam, truy cập ngày 09/8/2021. 76https://techjury.net/blog/gmail-statistics/#gref, truy cập ngày 09/8/2021. 76https://techjury.net/blog/gmail-statistics/#gref, truy cập ngày 09/8/2021.

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Số lượng người dùng mạng xã hội thực tế 55 triệu người (57% tổng dân số). 62 triệu người (64% tổng dân số). 65 triệu người (67% tổng dân số). 72 triệu người (73,7% tổng dân số). Thời gian sử dụng trung bình mỗi ngày

2 giờ 37 phút 2 giờ 32 phút 2 giờ 22 phút 2 giờ 21 phút

Mạng xã hội phổ biến (trên % tổng số người dùng internet) Facebook – 61% Facebook Messenger – 47% Facebook – 95% Facebook Messenger – 79% Facebook – 90% Facebook Messenger – 74% Facebook – 91,7% Facebook Messenger – 75.8%

Bảng 01: Tình hình sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam qua các năm (số liệu năm 2021 tính đến tháng 01/2021).

(Nguồn: Digital in Vietnam - DATAREPORTAL)77.

Mạng xã hội cũng là một dạng phương tiện điện tử giúp người sử dụng giao tiếp, liên lạc với nhau. Như vậy, việc công nhận tài khoản mạng xã hội là một địa chỉ thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo VBTT là một vấn đề cần được xem xét khi pháp luật tố tụng dân sự hiện hành chưa có quy định cụ thể. Thực tiễn áp dụng pháp luật tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa có trường hợp cho phép cấp, tống đạt, thông báo thông qua mạng xã hội. Tuy nhiên, trường hợp này đã xuất hiện và được chấp nhận trong thực tiễn xét xử của một số quốc gia. Tại Mỹ, trong vụ án Mpafe v.

Mpafe, một Tòa án gia đình tại tiểu bang Minnesota đã ủy quyền cho nguyên đơn

thực hiện tống đạt thông qua email, Facebook hoặc bất kỳ trang mạng xã hội nào khác. Tòa án đã ưu tiên lựa chọn tống đạt qua mạng xã hội hơn tống đạt xuất bản công khai với lý do rằng “sẽ không có khả năng bị đơn được tìm thấy”. Tòa án cũng khẳng định “phương pháp dịch vụ truyền thống đã lỗi thời, tốn kém và dịch vụ công nghệ mang lại hiệu quả và hy vọng thành công nhiều hơn”78. Tại Anh, trong một vụ

77https://datareportal.com/digital-in-vietnam, truy cập ngày 09/8/2021.

78 Annie Chen (2016), “Electronic Service of Process: A Practical and Affordable Option”, Cornell Law School J.D. Student Research, Cornell University Law School, Papers. 39, tr.7. School J.D. Student Research, Cornell University Law School, Papers. 39, tr.7.

án năm 2012 Tòa án đã chấp nhận việc tống đạt qua Facebook khi gặp khó khăn trong việc xác định nơi cư trú của bị đơn. Tòa án yêu cầu xác định chứng cứ chứng minh việc tài khoản mạng xã hội là của bị đơn và có sự đăng nhập vào tài khoản thường xuyên. Nguyên đơn sau đó đã chứng minh tính xác thực “thông qua danh sách bạn bè và có sự hoạt động gần đây nhất thông qua việc tài khoản chấp nhận lời mời kết bạn mới. Việc xác minh tài khoản và cung cấp bằng chứng cho việc sử dụng thường xuyên trở thành hai yêu cầu thiết yếu đối với tống đạt qua mạng xã hội truyền thông”79. Tại Úc, vào năm 2008 một Tòa án cấp cao cũng đã chấp nhận phương thức tống đạt qua mạng xã hội khi các phương thức truyền thống thực hiện không thành, không còn cách nào khác để tiếp cận được với bị đơn khi bị đơn đã chuyển khỏi nơi cư trú, thay đổi công việc và đổi số điện thoại. “Phía đương sự đã đưa ra các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho sự xác thực của tài khoản, cam kết việc liên lạc được với bị đơn thông qua tài khoản mạng xã hội đó và Tòa án đã chấp nhận”80.

Từ những thực tiễn trên, theo quan điểm của tác giả, việc chấp nhận cấp, tống đạt, thông báo qua mạng xã hội khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định là cần thiết bởi các lý do sau:

Một là, có quan điểm cho rằng “cấp, tống đạt, thông báo qua mạng xã hội cũng tương tự với cấp, tống đạt, thông báo qua email và nếu cấp, tống đạt, thông báo qua email được công nhận thì cần thiết phải công nhận cấp, tống đạt, thông báo qua mạng xã hội”81. Tác giả hoàn toàn đồng tình với quan điểm này. Theo Từ điển Tiếng Việt, thư điện tử (email) là “thư được gửi và nhận qua mạng máy tính”82.Đối với mạng xã hội Facebook, việc gửi và nhận tin nhắn được thực hiện thông qua nền tảng Facebook Messenger và mỗi người dùng đều có địa chỉ thư riêng dưới dạng tên-người-dùng@facebook.com. Như vậy, hình thức vẫn là thư được gửi và nhận qua mạng máy tính, đồng thời Facebook Messenger cũng có chức năng đính kèm tập tin khi gửi tương tự với email truyền thống thông thường83. Tài khoản mạng xã hội khi được tạo lập cũng dựa trên việc cung cấp địa chỉ email, số điện thoại của người dùng để đảm bảo tính xác thực. Người dùng đăng nhập tài khoản mạng xã hội

79 Keely Knapp (2014), “#serviceofprocess @socialmedia: Accepting Social Media for Service of Process in the 21st Century”, Louisiana Law Review, Volume 74, Number 2, tr. 571 – 572. the 21st Century”, Louisiana Law Review, Volume 74, Number 2, tr. 571 – 572.

80 http://trendmag2.trendoffset.com/publication/?i=34426&article_id=351106&view=articleBrowser, truy cập ngày 09/8/2021. cập ngày 09/8/2021.

Một phần của tài liệu Phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng theo pháp luật tố tụng dân sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 56 - 60)