Nguyễn Văn Tiến (Chủ nhiệm đề tài) (2015), “Ủy thác tư pháp trong tố tụng dân sự”, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp trường năm 2015, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố

Một phần của tài liệu Phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng theo pháp luật tố tụng dân sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 72 - 74)

tài khoa học và công nghệ cấp trường năm 2015, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 63.

tại Việt Nam qua các phương tiện điện tử như email, mạng xã hội, v.v. Vì vậy, trong trường hợp được quốc gia khác chấp nhận, nếu phương thức điện tử cũng được ghi nhận thì thủ tục tống đạt sẽ được thực hiện nhanh chóng hơn. Việc định danh và xác thực điện tử cũng được thực hiện bằng các trình tự, thủ tục đã được đề cập và phân tích tại mục 2.3. Tòa án cũng có thể dựa vào các thông tin như lịch sử các cuộc gọi, cuộc trò chuyện, hình ảnh trao đổi giữa đương sự với người thân đang cư trú tại Việt Nam cũng như cam kết của người thân về việc liên lạc được với đương sự thông qua tài khoản điện tử để làm căn cứ xác định địa chỉ thư điện tử là của đúng đương sự ở nước ngoài. Tác giả cho rằng các phương thức tống đạt, thông báo VBTT cho đương sự ở nước ngoài nên được mở rộng theo hướng có thể áp dụng các phương thức, thủ tục hợp lý, đảm bảo được việc đương sự nhận được VBTT và được pháp luật tại quốc gia nơi đương sự đang cư trú chấp nhận. Pháp luật TTDS nên ghi nhận một điều khoản mang tính tổng hợp, cho phép Tòa án chấp nhận bất kỳ phương thức tống đạt nào miễn phương thức đó tuân thủ quy trình hợp pháp và đáp ứng đủ các điều kiện thực hiện.

Kiến nghị: Từ những phân tích trên, tác giả kiến nghị sửa đổi, bổ sung các

điều khoản trong BLTTDS như sau:

Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 474 BLTTDS theo hướng: Theo phương thức được quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Tòa án có thể trực tiếp gửi yêu cầu đến Cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài về việc thực hiện ủy thác tư pháp với điều kiện được pháp luật nước đó đồng ý. Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm hỗ trợ Tòa án thực hiện ủy thác tư pháp.

Bổ sung Điều 474 BLTTDS thêm một khoản với nội dung: Theo các phương thức khác phù hợp với quy định pháp luật và được quốc gia nơi đương sự đang cư trú chấp nhận.

Một phần của tài liệu Phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng theo pháp luật tố tụng dân sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 72 - 74)