Bản án số 907/2018/HNGĐ-PT ngày 08/10/2018 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc

Một phần của tài liệu Phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng theo pháp luật tố tụng dân sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 66 - 71)

“V/v tranh chấp ly hôn” – Phụ lục 03.

phương tiện thông tin đại chúng thì mới đảm bảo quyền lợi cho đương sự “vì có căn cứ xác định là việc niêm yết công khai không đảm bảo cho người được cấp, tống

đạt, thông báo nhận được thông tin về văn bản cần được cấp, tống đạt, thông báo”.

Hướng giải quyết của Tòa án cấp phúc thẩm cũng như kháng nghị của Viện kiểm sát là hợp lý vì khi nơi cư trú của người nhận được xác minh là đã giải tỏa, di dời thì chắc chắn người nhận không còn sinh sống và làm việc tại địa điểm đó mà đã chuyển hẳn đến nơi khác, nhưng nơi cư trú mới thì không rõ nên niêm yết công khai không đảm bảo về mặt hiệu quả. Như vậy, Tòa án cấp phúc thẩm yêu cầu thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng để mở rộng phạm vi thông báo là có cơ sở, đảm bảo được quyền lợi của đương sự.

Kết luận lại, theo quan điểm tác giả, đối với các trường hợp có cơ sở xác định đương sự vắng mặt tại nơi cư trú quá 15 ngày, không rõ thời điểm trở về hoặc đương sự không còn thực tế sinh sống tại nơi cư trú, không rõ địa chỉ cư trú mới thì không cần thiết phải niêm yết công khai mà sẽ tiến hành phương thức thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.

Một vấn đề khác được đặt ra là trong quá trình giải quyết một vụ việc, số lượng VBTT cần phải được cấp, tống đạt, thông báo là rất nhiều. “VBTT được ban hành ở nhiều thời điểm khác nhau và thủ tục niêm yết sẽ được thực hiện nhiều lần tương ứng với các thời điểm ban hành VBTT”95. Vậy đối với những thủ tục liên quan như việc xác minh tình hình nơi cư trú của đương sự, thủ tục thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng sẽ được thực hiện nhiều lần tương ứng với từng VBTT được ban hành hay có thể được rút gọn và thực hiện một lần với đầy đủ các thông tin liên quan thì chưa được BLTTDS quy định rõ. Nhận thấy, niêm yết công khai được thực hiện khi đương sự không thực sự thường xuyên có mặt tại nơi cư trú và việc niêm yết cũng đã có quy định về thời hạn. Khi thực hiện xác minh tình hình cư trú thì Tòa án đã nhận định được đương sự có thường xuyên vắng mặt hay không, từ đó làm cơ sở thực hiện các thủ tục tiếp theo. Trong trường hợp niêm yết công khai, nếu đương sự đã nhận được VBTT ngay từ lần niêm yết đầu tiên và có sự hợp tác thì đương sự đã chủ động đến Tòa án để làm việc theo yêu cầu. Tòa án không cần niêm yết những lần tiếp theo. Vì vậy, tác giả cho rằng việc xác minh tình hình cư trú của đương sự chỉ cần thực hiện một lần. Sau khi có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền ở địa phương, việc niêm yết công khai nên được thực hiện một

95 https://tapchitoaan.vn/bai-viet/xet-xu/vuong-mac-trong-thuc-hien-niem-yet-cong-khai-theo-bo-luat-to-tung-dan-su, truy cập ngày 09/8/2021. tung-dan-su, truy cập ngày 09/8/2021.

lần và nội dung niêm yết bao gồm các thủ tục, giai đoạn trong quá trình giải quyết vụ việc được liệt kê một lần theo lịch định sẵn để đương sự có thể nắm tình hình (niêm yết giấy triệu tập đương sự trong đó thông báo thời gian, địa điểm tham gia các phiên họp hòa giải, thời gian, địa điểm tham dự phiên tòa xét xử, v.v.). Điều này sẽ làm giảm bớt các thủ tục tố tụng không cần thiết, tránh mất thời gian cho Tòa án và các cơ quan có thẩm quyền khi phải xác minh, niêm yết nhiều lần mà vẫn đảm bảo khả năng đương sự tiếp cận được văn bản. Tương tự, căn cứ vào biên bản xác minh tình hình cư trú của đương sự, nếu đủ điều kiện thực hiện thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng vì thủ tục này cũng nên được thực hiện trong một lần với đầy đủ thông tin để giảm bớt gánh nặng tài chính cho đương sự.

Thứ hai, đối với việc lập biên bản về việc thực hiện thủ tục niêm yết công

khai, BLTTDS hiện hành chỉ quy định biên bản phải ghi rõ ngày, tháng, năm niêm yết mà chưa quy định cụ thể việc lập biên bản trên cần có sự chứng kiến cũng như xác nhận của những chủ thể nào để đảm bảo quy trình tố tụng được diễn ra chặt chẽ, chính xác.

Trong thực tiễn xét xử, thông thường biên bản niêm yết công khai được thực hiện và chứng kiến bởi cán bộ Tòa án (ở đây là Thư ký Tòa án – đại diện cho TAND) hoặc cá nhân, tổ chức được ủy quyền thực hiện niêm yết công khai, cán bộ tư pháp (thường là Cảnh sát khu vực) và đại diện của Ủy ban nhân dân cấp xã tại nơi đương sự cư trú hoặc tại nơi cư trú cuối cùng của đương sự96. Tuy nhiên, trong trường hợp nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của đương sự là căn hộ chung cư, việc lập biên bản niêm yết công khai với sự xác nhận, chứng kiến của các chủ thể nêu trên vẫn tồn tại bất cập. Cụ thể, một vụ án hôn nhân gia đình giữa nguyên đơn – ông Q và bị đơn – bà H đã được xét xử tại Tòa án cấp sơ thẩm và bà H vắng mặt tại phiên tòa97. Ngày 06/3/2020, TAND quận B, Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) đã lập biên bản về việc không thực hiện được cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp và tiến hành niêm yết bản án tại nơi cư trú của bà H là căn hộ V, chung cư S, đường T, phường A quận B, TPHCM cũng như tại trụ sở Tòa án và Ủy ban nhân dân phường A theo đúng quy định. Biên bản có xác nhận của đại diện Tòa án, cán bộ Tư pháp và đại diện UBND. Ngày 03/6/2020, bà H có đơn kháng cáo quá hạn với lý do không nhận được bản án cũng như các VBTT. Tại Quyết định số 44/2020/QĐ-PT

96 Phụ lục 04.

97 Quyết định số 44/2020/QĐ-PT ngày 14/9/2020 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc chấp nhận việc kháng cáo quá hạn – Phụ lục 05. nhận việc kháng cáo quá hạn – Phụ lục 05.

ngày 14/9/2020 của TAND TPHCM về việc chấp nhận kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp phúc thẩm đã căn cứ vào biên bản xác minh ngày 18/8/2020 của ban quản lý chung cư S cung cấp về việc xác nhận ban quản lý chung cư S không chứng kiến và không biết việc niêm yết bản án trên tại căn hộ V, chung cư S – nơi cư trú của bà H để xác định bà H không nhận được bản án tại thời điểm nêu trên và từ đó quyết định chấp nhận kháng cáo quá hạn của bà H.

Như vậy, trong trường hợp này, căn cứ vào biên bản niêm yết công khai thì thủ tục niêm yết đã được thực hiện đúng quy định nhưng quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vẫn chưa được đảm bảo, vẫn xảy ra trường hợp đương sự vẫn cư trú tại địa phương nhưng vẫn không nhận được VBTT. Điều này đặt ra vấn đề để đảm bảo tính hiệu quả trong cấp, tống đạt, thông báo VBTT, đối với phương thức niêm yết công khai, cần có văn bản hướng dẫn cụ thể quy định rõ những chủ thể có trách nhiệm chứng kiến và xác nhận việc lập biên bản niêm yết công khai. Cụ thể, nên quy định theo hướng ngoài cán bộ Tòa án, cán bộ tư pháp và đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã thì tổ trưởng tổ dân phố hoặc ban quản lý tòa nhà cũng có trách nhiệm chứng kiến, xác nhận việc niêm yết công khai tại nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của đương sự. Đây là nơi gắn liền với đời sống sinh hoạt của đương sự nhất, thường là nơi đầu tiên đương sự tiếp cận khi trở về nên việc niêm yết công khai tại đây cần có sự chứng kiến của đầy đủ các chủ thể để đảm bảo tính hiệu quả, hợp lệ của thủ tục. Đối với việc niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án và Ủy ban nhân dân cấp xã thì chỉ cần sự xác nhận của cán bộ Tòa án và đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã tương ứng để tránh rườm rà về mặt thủ tục. Biên bản xác nhận được lưu vào hồ sơ vụ án.

Kiến nghị: Từ những phân tích trên, tác giả kiến nghị sửa đổi, bổ sung các

quy định về thủ tục niêm yết công khai theo hướng như sau: TAND tối cao cần ban hành văn bản hướng dẫn quy định rõ điều kiện cụ thể thực hiện phương thức niêm yết công khai theo hướng có sự phân định rõ ràng giữa hai phương thức niêm yết công khai và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, trường hợp nào không thể thực hiện niêm yết công khai; đồng thời quy định về số lần niêm yết công khai cũng như việc đảm bảo thông tin được ghi nhận trong biên bản niêm yết, quy định trách nhiệm của các chủ thể trong việc chứng kiến và xác nhận việc lập biên bản niêm yết công khai.

2.5. Về các phương thức tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án cho đương sự ở nước ngoài đương sự ở nước ngoài

Xu thế mở rộng, hội nhập với thế giới đã dẫn đến sự gia tăng của nhiều hoạt động, nhu cầu về giao dịch cũng như giải quyết các tranh chấp vượt ra khuôn khổ trong nước. Đối với tống đạt, thông báo VBTT cho đương sự ở nước ngoài, thực tiễn tại Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực khi đã tham gia đàm phán và ký kết với nhiều Hiệp định TTTP, ghi nhận phương thức tống đạt, thông báo VBTT theo đường dịch vụ bưu chính, tất cả đều với mục đích chuyển giao được thông tin đến đương sự ở nước ngoài một cách nhanh chóng và đơn giản nhất. Các hồ sơ UTTP hiện nay cũng được Tòa án thực hiện UTTP một lần. Trong thông báo cho đương sự đã ấn định luôn thời điểm của tất cả các hoạt động tố tụng trong quá trình giải quyết vụ việc như thời điểm mở phiên họp lần 1, lần 2, thời điểm mở phiên tòa, v.v. nhằm giảm bớt hạn chế về mặt thời gian thực hiện UTTP cũng như tạo điều kiện cho đương sự có đủ thời gian chuẩn bị để tham gia hoặc ủy quyền cho người khác tham gia vào các quá trình tố tụng tại Tòa án hoặc có đơn đề nghị được xét xử vắng mặt. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cho thấy việc áp dụng các phương thức này vẫn còn tồn tại bất cập, đặc biệt là thời gian thực hiện việc UTTP cho đương sự đang cư trú tại nước ngoài còn bị kéo dài. Nguyên nhân chủ yếu là do Tòa án không nhận được thông báo về kết quả tống đạt, cụ thể thông qua số liệu thống kê sau:

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số hồ sơ Tòa án yêu cầu UTTP

3.396 3.562 3.929 Số hồ sơ nhận được kết quả 1.269 – chiếm 37,4% 1.710 – chiếm 48% 1.352 – chiếm 34,4%

Bảng 02: Số lượng hồ sơ Tòa án yêu cầu UTTP ra nước ngoài và tỉ lệ nhận được kết quả qua các năm

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác các năm 2018, 2019 và 2020 của các Tòa án).

Có thể thấy, số lượng hồ sơ mà Tòa án yêu cầu UTTP ra nước ngoài có xu hướng ngày càng tăng qua các năm nhưng số hồ sơ nhận được kết quả vẫn còn rất thấp. Trong ba năm gần nhất tỉ lệ trung bình lượng hồ sơ có kết quả trả về chiếm chưa đến 50% lượng hồ sơ gửi đi dù pháp luật Việt Nam đã tăng cường thỏa thuận và ký kết các Hiệp định TTTP với các quốc gia trên thế giới. Khi hồ sơ UTTP mà Tòa án gửi ra nước ngoài không có kết quả thì Tòa án không thể giải quyết vụ việc

một cách nhanh chóng, cụ thể qua vụ án yêu cầu ly hôn đã được Tòa án thụ lý vào ngày 11/9/2020 giữa nguyên đơn - bà U và bị đơn – ông B đang cư trú tại Hoa Kỳ98. Ngày 09/11/2020, TAND TPHCM đã gửi công văn số 883/TTTPDS-TA30 đến Bộ Tư pháp về việc tương trợ tư pháp. Trong thông báo Tòa án đã ấn định rõ thời điểm mở các phiên họp cũng như phiên tòa xét xử, thời điểm mở lại phiên tòa trong trường hợp Tòa án không nhận được văn bản thông báo về kết quả tống đạt cũng như lời khai, tài liệu, chứng cứ của ông B. Ngày 28/12/2020, Bộ Tư pháp đã gửi công hàm số 2839/CH-BTP đến Công ty ABC Legal, Hoa Kỳ về việc thực hiện yêu cầu UTTP. Hết thời hạn 03 tháng theo khoản 4 Điều 477 BLTTDS, Tòa án vẫn chưa nhận được văn bản trả lời. Ngày 19/5/2021, TAND TPHCM gửi công văn số 421/TATP-TGĐVNCTN đến Bộ Tư pháp về việc đề nghị thông báo kết quả UTTP. Như vậy, kể từ ngày Tòa án thụ lý vụ án vào ngày 11/9/2020 cho đến ngày 19/5/2021, hơn 08 tháng sau đó Tòa án vẫn chưa nhận được văn bản thông báo về kết quả tống đạt cũng như văn bản trả lời của đương sự ở nước ngoài.

Mặt khác, trong trường hợp Tòa án thực hiện UTTP thành công, nhận được văn bản trả lời thông báo kết quả tống đạt cho đương sự cư trú tại nước ngoài đã hoàn thành thì thời gian UTTP vẫn còn kéo dài. Trong vụ án ly hôn giữa nguyên đơn – bà Đ và bị đơn – ông T có bị đơn đang cư trú tại Hoa Kỳ99, Tòa án thụ lý vụ án vào ngày 26/7/2019. Ngày 28/10/2019, TAND TPHCM đã gửi công văn số 120/UTTPDS-TA30 đến Bộ Tư pháp về việc tương trợ tư pháp. Ngày 25/12/2019, Bộ Tư pháp đã gửi công hàm số 3475/CH-BTP đến Công ty ABC Legal, Hoa Kỳ về việc thực hiện yêu cầu UTTP. Đến ngày 24/4/2020, Bộ Tư pháp đã gửi công văn số 1005/BTP-PLQT đến TAND TPHCM về việc thông báo kết quả UTTP. Theo đó, cơ quan có thẩm quyền của Hoa Kỳ đã thực hiện yêu cầu UTTP vào ngày 26/02/2020 bằng phương thức tống đạt hồ sơ trực tiếp cho đương sự. Văn bản trên được TAND TPHCM nhận vào ngày 12/5/2020. Như vậy, từ khi thụ lý vụ án vào ngày 26/7/2019 thì đến gần 10 tháng sau Tòa án mới nhận được văn bản trả lời thông báo kết quả tống đạt.

Mục đích khi ký kết các điều ước quốc tế cũng như hiệp định TTTP là để các giao dịch giữa các quốc gia được xuyên suốt, hỗ trợ nhau để đạt được kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, đối chiếu với thực tiễn xét xử khi thời gian thực hiện UTTP kéo dài, nhiều trường hợp không nhận được kết quả thì mục đích trên không được đảm

Một phần của tài liệu Phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng theo pháp luật tố tụng dân sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 66 - 71)