Vụ án được dẫn lại từ: Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2021), Sách Tình huống (bình luận bản án) Luật Tố tụng dân sự, NXB Hồng Đức, Hà Nội, tr 245.

Một phần của tài liệu Phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng theo pháp luật tố tụng dân sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 50 - 54)

ông S2 không ký nhận mà bà H ký nhận vào ngày 15/9/2010. Ngày 01/10/2010, Tòa án cấp phúc thẩm tiếp tục triệu tập ông S2 qua đường bưu điện (bưu phẩm EMS số EA087406214VN) và bưu phẩm này cũng do bà H ký nhận vào ngày 03/10/2010. Tuy nhiên, cả hai phiếu hồi báo của bưu điện đều không thể hiện việc bà H cam kết giao giấy triệu tập cho ông S2 theo quy định pháp luật, do đó việc Tòa án cấp phúc thẩm căn cứ 02 phiếu hồi báo của bưu điện để xác định ông S2 vắng mặt nhiều lần tại phiên tòa phúc thẩm là từ bỏ việc kháng cáo, từ đó đình chỉ giải quyết vụ án là

không đúng”. Từ đó, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm đã hủy Quyết định đình chỉ

xét xử phúc thẩm nêu trên và toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm, giao cho TAND tỉnh Vĩnh Long xét xử sơ thẩm lại.

Trong vụ án trên, cả hai phiếu hồi báo mà bưu điện gửi về đều không thể hiện việc bà H có cam kết giao lại giấy triệu tập cho ông S2 theo quy định của pháp luật. BLTTDS năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011 không có quy định chi tiết về thủ tục cấp, tống đạt, thông báo qua bưu điện. Tuy nhiên những gì ghi nhận trong phiếu báo phát không thể hiện việc bà H đã cam kết giao giấy triệu tập cho ông S2, dẫn đến mục đích của việc tống đạt không được đảm bảo. Như vậy, có thể xác định nhân viên bưu điện chưa thực hiện đúng nghĩa vụ, trách nhiệm của mình. BLTTDS hiện hành chưa có quy định cụ thể về trường hợp nhận VBTT thay hay cam kết chuyển giao VBTT của người nhận thay văn bản đối với phương thức cấp, tống đạt, thông báo VBTT qua dịch vụ bưu chính như trong trường hợp cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp. Văn bản chuyển giao giữa Tòa án và bưu điện cũng không có mục hoặc nội dung yêu cầu nhân viên bưu điện phải giao tận tay cho đối tượng là người được cấp, tống đạt, thông báo VBTT. “Nội dung tống đạt của nhân viên bưu điện chỉ là chuyển giao VBTT mà không có sự giải thích về nội dung và quy định của việc tống đạt VBTT”65.

Nhận thấy, mục đích của quy định về việc phải trực tiếp chuyển giao VBTT cho người được cấp, tống đạt, thông báo của BLTTDS là để đảm bảo trong khả năng cao nhất đương sự thực sự nhận được văn bản mà không phải nhờ vào sự hỗ trợ của một bên trung gian nào. Tuy nhiên, thực tế ngoài trường hợp đương sự không hợp tác thì đương sự không phải lúc nào cũng có ở nhà. Nếu việc chuyển giao VBTT qua dịch vụ bưu chính chỉ giao cho đúng người cần nhận thì lượng thư bưu chính trả ngược về Tòa án sẽ rất nhiều, không đảm bảo được mục đích ban đầu

65 http://toaannhabe.blogspot.com/2013/11/mot-vai-y-kien-ve-cap-tong-at-thong-bao.html, truy cập ngày 09/8/2021. 09/8/2021.

khi lựa chọn phương thức cấp, tống đạt, thông báo VBTT qua dịch vụ bưu chính. Việc chuyển giao VBTT cho chủ thể khác đủ điều kiện nhận thay là hợp lý khi đương sự không có mặt tại nơi cư trú, giúp hoạt động tố tụng diễn ra nhanh chóng, thuận tiện hơn. VBTT là một loại bưu phẩm có những đặc trưng, đặc thù riêng cần đảm bảo về cách thức gửi cũng như thời hạn gửi. Đối với các giao dịch thực hiện qua đường bưu điện, việc có một hướng dẫn dành riêng cho việc cấp, tống đạt, thông báo VBTT qua đường bưu điện là điều cần thiết. Tác giả cho rằng cũng như cấp, tống đạt, thông báo VBTT trực tiếp đã được BLTTDS ghi nhận và quy định trình tự cụ thể, việc cấp, tống đạt, thông báo VBTT qua dịch vụ bưu chính cũng cần có những hướng dẫn trình tự, thủ tục cụ thể tương tự, đặc biệt là quy định vấn đề chủ thể được nhận thay và việc cam kết giao lại tận tay ngay cho đương sự.

Kiến nghị: Từ những phân tích trên, tác giả đề xuất sửa đổi, bổ sung pháp luật TTDS về phương thức cấp, tống đạt, thông báo VBTT qua dịch vụ bưu chính theo hướng như sau: TAND tối cao phối hợp với Bộ Thông tin và truyền thông ban hành văn bản liên tịch hướng dẫn trình tự, thủ tục cấp, tống đạt, thông báo VBTT qua dịch vụ bưu chính. Cụ thể, Tòa án có thể ký hợp đồng với một đơn vị, tổ chức đã được cấp phép bưu chính về việc cung cấp dịch vụ cấp, tống đạt, thông báo VBTT của Tòa án. Trong công tác cấp, tống đạt, thông báo VBTT qua dịch vụ bưu chính, cần có một mẫu phiếu báo phát bảo đảm riêng dành cho loại VBTT trong đó ghi nhận những thông tin liên quan như số, ngày ban hành văn bản, nội dung của văn bản. Đồng thời, việc giao VBTT cho người trung gian trong trường hợp người được cấp, tống đạt, thông báo vắng mặt tại nơi cư trú đã được BLTTDS ghi nhận tại phương thức cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp nên cũng cần thiết được ghi nhận và quy định trình tự, thủ tục cụ thể trong phương thức sử dụng dịch vụ bưu chính. Cụ thể, trên mẫu báo phát riêng dành cho loại VBTT cần có thông tin ghi nhận về lý do không thể giao VBTT cho người được cấp, tống đạt, thông báo; họ tên, địa chỉ người nhận thay; mối quan hệ với đương sự; thời gian, địa điểm giao nhận và quan trọng là cam kết của người nhận thay về việc giao lại tận tay ngay cho đương sự. Những văn bản hướng dẫn này sẽ góp phần đảm bảo được tính hợp lệ của việc cấp, tống đạt, thông báo VBTT qua dịch vụ bưu chính cũng như để quy trình thực hiện được thuận tiện hơn.

2.3. Về việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử

Với sự lan tỏa rộng khắp của mạng lưới công nghệ thông tin, việc thừa nhận phương thức cấp, tống đạt, thông báo bằng phương tiện điện tử là một ghi nhận tích cực trong pháp luật TTDS trong việc đáp ứng xu thế phát triển xã hội. Cấp, tống đạt, thông báo VBTT bằng phương tiện điện tử là một phương thức mở ra nhiều cơ hội mới để có thể tiếp cận cũng như chuyển giao các thông tin đến cho người nhận một cách nhanh chóng mà tiết kiệm chi phí. Dù hệ thống Cổng thông tin điện tử Tòa án đã đi vào hoạt động từ năm 2018 và đạt được một số thành tựu nhất định, việc áp dụng pháp luật và thực hiện phương thức này trên thực tiễn hiện vẫn chưa thực sự phổ biến do các cá nhân, tổ chức khi tham gia quá trình tố tụng vẫn chưa thực sự quen với việc sử dụng công nghệ điện tử. Tuy nhiên, với xu hướng phát triển và sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4, việc hoàn thiện pháp luật về phương thức này là điều cần thiết. Qua so sánh, đối chiếu thực tiễn áp dụng pháp luật tại một số quốc gia về việc ứng dụng phương tiện điện tử vào quá trình cấp, tống đạt, thông báo VBTT, tác giả nhận thấy quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam còn chưa thực sự cụ thể, chi tiết và có những điểm cần phải hoàn thiện.

Thứ nhất, một trong các điều kiện để thực hiện giao dịch điện tử theo Nghị

quyết số 04/2016/NQ-HĐTP là phải có “chữ ký điện tử được chứng thực bằng chứng thư điện tử đang còn hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp, công nhận”. Tuy nhiên, số lượng cá nhân, tổ chức thực tế đăng ký và sử dụng chữ ký điện tử đã được chứng thực hiện nay là rất ít nên gần như không sử dụng được phương thức cấp, tống đạt, thông báo VBTT này.

Với mục đích đơn giản hóa các thủ tục khi giao dịch bằng phương tiện điện tử, giúp việc trao đổi thông tin dữ liệu trở nên nhanh chóng, thuận tiện hơn mà vẫn đảm bảo được tính xác thực, tính toàn vẹn của dữ liệu, chữ ký điện tử được chứng thực bằng chứng thư điện tử đang còn hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp, công nhận đã được ghi nhận là một trong các điều kiện khi các bên tham gia giao dịch bằng phương thức điện tử. Trong đó, chữ ký số là một dạng của chữ ký điện tử. Theo khoản 6 Điều 3 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số thì chữ ký số “được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó người có được thông

điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính

xác thông điệp dữ liệu đó”. Sự toàn vẹn nội dung được đảm bảo bởi một cặp khóa.

Chữ ký số đảm bảo được khả năng bảo mật, có thể giải quyết các nguy cơ về an ninh, an toàn trong các giao dịch trực tuyến. Thông thường, “chứng thực điện tử được chứa trong các USB Token, thẻ SIM điện thoại, v.v. và để xác thực giao dịch, người sử dụng phải có thiết bị mang chứng thực điện tử và mã PIN để mở khóa vật chứa”66. Vì thủ tục cũng như quá trình sử dụng trải qua nhiều bước phức tạp, việc sử dụng cần có kỹ năng công nghệ thông tin nhất định và phải mất phí duy trì định kỳ, đảm bảo chữ ký còn thời hạn khi sử dụng nên thực tế loại hình chữ ký số này vẫn chưa thực sự phổ biến đối với người dân, thậm chí đối với các tổ chức, doanh nghiệp cũng rất ít được sử dụng. Theo số liệu thống kê từ Bộ Thông tin và Truyền thông thì tính đến thời điểm ngày 13/6/2019, chỉ có 12 doanh nghiệp đã được cấp giấy phép dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng67. Vì không thỏa mãn được đầy đủ các điều kiện tại Nghị quyết số 04/2016/NQ-HĐTP nên các cá nhân, tổ chức khi tham gia quá trình giải quyết vụ việc tại Tòa án không thể lựa chọn phương thức cấp, tống đạt, thông báo VBTT bằng phương tiện điện tử. Vướng mắc này cũng đã được ghi nhận là một trong những khó khăn trong công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của Tòa án. Với mục đích tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân, TAND tối cao đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ban ngành có liên quan tích hợp 05 dịch vụ công của TAND lên Cổng thông tin dịch vụ công quốc gia, trong đó có dịch vụ cấp, tống đạt, thông báo VBTT trực tuyến. Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai thực hiện trên thực tế thì dịch vụ này lại chưa được người dân tiếp cận và sử dụng nhiều. Lý do là vì “việc sử dụng chữ ký số trong xã hội hiện nay quá mới mẻ, chưa phổ biến đại trà, sử dụng phức tạp và phải trả phí duy trì hàng tháng”68.

Mục đích của chữ ký số trong các giao dịch điện tử nhằm bảo đảm tính bảo mật, toàn vẹn của thông tin trong giao dịch cũng như đơn giản hóa các thủ tục cũng như đơn giản hóa quy trình, tạo sự thuận lợi cho các bên tham gia giao dịch. Xuất phát từ mục đích trên, hiện nay trong xã hội đã có những hình thức định danh và

66 https://www.hyperlogy.com/vi/ekyc-dich-vu-nen-tang-thiet-yeu-cho-viec-phat-trien-mo-hinh-ngan-hang-so-hien-nay-tai-viet-nam/, truy cập ngày 09/8/2021. so-hien-nay-tai-viet-nam/, truy cập ngày 09/8/2021.

67 https://www.mic.gov.vn/solieubaocao/Pages/TinTuc/116271/Danh-sach-cac-doanh-nghiep-da-duoc-cap-giay-phep-dich-vu-chung-thuc-chu-ky-so-cong-cong.html, truy cập ngày 09/8/2021. giay-phep-dich-vu-chung-thuc-chu-ky-so-cong-cong.html, truy cập ngày 09/8/2021.

Một phần của tài liệu Phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng theo pháp luật tố tụng dân sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 50 - 54)