Yếu tố khác

Một phần của tài liệu Thế quyền sau khi thực hiện thay nghĩa vụ (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 58 - 61)

Cũng trong vụ việc ở Bản án số 125/2010/KDTM-PT ngày 14/7/2010 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội nói trên, Công ty Hải Phòng cho rằng thời hiệu khởi kiện vụ án đã hết và việc Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng Điều 257 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2005 để xác định khởi kiện vụ án này là không có cơ sở. Tòa Phúc thẩm đã nhận định: “Theo quy định tại Điều 257 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2005 thì “thời hiệu khởi kiện liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hàng hải là hai năm, kể từ ngày phát sinh tranh chấp”. Do quan hệ pháp luật của vụ án trên có liên quan hợp đồng bảo hiểm hàng hải, cho nên việc Tòa án cấp sơ thẩm căn cứ Điều 257 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2005 để xác định thời hiệu khởi kiện vụ án là đúng… Thực hiện việc thế quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 577 Bộ luật Dân sự; Điều 247 Bộ luật hàng hải Việt Nam, Tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt đã có đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng vào ngày 12-6-2007 và ngày 3-9-2008. Đối chiếu với quy định tại Điều 257 Bộ luật hàng hải Việt Nam và các tài liệu đã dẫn ở trên thì việc Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam khởi kiện là còn trong thời hạn”53.

Vấn đề đặt ra ở đây là nếu công ty bảo hiểm đã bồi thường xong nhưng thời hiệu khởi kiện như quy định đã hết thì liệu có con đường nào để có thể yêu cầu bồi hoàn hay không. Đây cũng là hạn chế của quy định bảo hiểm hiện hành, khi mà việc thế quyền để đòi bồi hoàn sau khi bồi thường lại phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố. Có thể tham khảo một trường hợp thực tiễn nước ngoài về việc đòi bồi hoàn của bên bảo hiểm sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm mà không phụ thuộc các yếu tố khác.

Tại phán quyết của Tòa phá án Pháp vào ngày 26 tháng 1 năm 201054:

Tòa đã ra một quyết định về thế quyền theo pháp luật trong hợp đồng bảo hiểm. Theo đó, lần đầu tiên Tòa phá án đã tuyên bố rằng một công ty bảo hiểm có thể thế quyền bên được bảo hiểm, ngay cả khi bên bảo hiểm đã trả tiền bồi thường sau khi quyền đòi bảo hiểm của bên được bảo hiểm đã hết hạn. Cụ thể, công ty

53 Đỗ Văn Đại (2020), tlđd (4), tr.387.

TNHH Hyundai Merchant Marine (công ty Hyundai) đã làm hư hỏng hàng hóa vận chuyển trong quá trình xếp dỡ nên bị người nhận hàng là công ty Rougier khởi kiện. Công ty bảo hiểm của Rougier là Covea Fleet đã trả tiền bảo hiểm cho Rougier sau khi hết thời hạn hai năm theo luật định. Covea sau đó đã kiện đòi bồi hoàn từ Hyundai theo quy định về thế quyền theo pháp luật (Điều L172-29 của Bộ luật bảo hiểm). Tuy nhiên, Tòa án cấp dưới cho rằng Covea không đáp ứng được các điều kiện về thế quyền theo pháp luật mà công ty bảo hiểm dựa vào đó, và do đó, công ty bảo hiểm không có quyền kiện người vận chuyển. Thế quyền theo pháp luật được điều chỉnh bởi Điều 1251 của Bộ luật dân sự, theo đó “thế quyền diễn ra theo luật vì lợi ích chính đáng của người trả món nợ mà anh ta nợ cùng những người khác hoặc trả thay cho những người khác”. Căn cứ vào Điều này, các án lệ của Pháp cho rằng các công ty bảo hiểm chỉ có thể được thay thế quyền của người được bảo hiểm nếu tiền bồi thường bảo hiểm được chi trả. Ngoài ra, công ty bảo hiểm phải có nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng để được hưởng lợi từ việc thế quyền. Trong vụ án nảy, Tòa nhận định: “tất cả những yêu cầu liên quan đến hợp đồng hiện tại đều có thời hạn trong vòng hai năm… Covea Fleet được bồi thường sau thời hạn hai năm. Việc thanh toán cho Rougier không còn bị ràng buộc bởi hợp đồng và vì vậy không có thế quyền theo pháp luật cho các quyền sau đó”55.

Nói cách khác, sau khi hết thời hạn hai năm thì doanh nghiệp bảo hiểm không còn nợ tiền bồi thường bảo hiểm. Do đó, nếu Covea vẫn bồi thường thì sẽ không được thế quyền theo pháp luật để truy đòi người vận chuyển. Tuy nhiên, lập luận này đã bị Tòa phá án bác bỏ và cho rằng: “một công ty bảo hiểm đã thanh toán khoản bồi thường theo hợp đồng cho người được bảo hiểm thì được thế quyền theo pháp luật đối với quyền của người được bảo hiểm, bất kể việc thanh toán này được tiến hành khi quyền của người được bảo hiểm bị giới hạn thời hiệu”56.

Như vậy, tuy công ty bảo hiểm bồi thường khi mà bên được bảo hiểm đã quá thời hạn để yêu cầu hay có thể nói là không còn quyền yêu cầu hợp pháp nữa nhưng Tòa vẫn theo hướng đã thanh toán thì sẽ được thế quyền. Có thể thấy Tòa phá án Pháp cho rằng yếu tố thời hiệu không có khả năng dập tắt quyền và do đó việc thế

55 “all claims related to the present contract are time-barred within two years… Covea Fleet indemnified after

the two-year time limitation. It was not bound by the contract to pay the consignee Rougier and thus is not statutorily subrogated to the rights of the later”.

56 “an insurer who has paid the contractually owed indemnity to its insured is statutorily subrogated to the rights

quyền của công ty bảo hiểm trong tình huống này là hoàn toàn phù hợp. Với tư duy của Tòa phá án Pháp thì không những bảo đảm quyền lợi cho người đã thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm mà còn khuyến khích họ mạnh dạn hơn trong việc thực hiện các nghĩa vụ ngoài hợp đồng (không bị ràng buộc bởi hợp đồng).

Trở lại với quy định của pháp luật Việt Nam, như quy định tại Điều 30 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 thì “thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm là ba năm, kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp” hay tại Điều 336 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 thì “thời hiệu khởi kiện liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hàng hải là hai năm kể từ ngày phát sinh tranh chấp”. Với nội dung quy định trên, nếu hết thời hiệu khởi kiện thì bên bảo hiểm không thể kiện đòi bồi hoàn nữa. Lúc này, nếu bên bảo hiểm đã thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm cho người được bảo hiểm thì có phương cách nào để họ có thể lấy lại những gì đã bỏ ra? Hướng xử lý cho vấn đề này có thể tham khảo từ tư duy của Tòa phá án Pháp, khi xác định “yếu tố thời hiệu không có khả năng dập tắt quyền” và do đó không ảnh hưởng đến việc thế quyền của bên bảo hiểm sau khi đã thực hiện nghĩa vụ.

Từ kinh nghiệm pháp luật nước ngoài có thể thấy rằng để cơ chế thế quyền được vận dụng hiệu quả thì bên cạnh các quy định cụ thể cũng cần quy định mang tính khái quát bổ trợ. Có thể thấy điều này trong BLDS Pháp (sửa đổi năm 2016), khi đã đưa ra một tiêu chí chung cho thế quyền theo pháp luật (Điều 1346) thay thế cho các trường hợp thế quyền đương nhiên (Điều 1251 trước đây) bên cạnh việc duy trì các án lệ đã có. Do đó, để khắc phục những bất cập nêu ra liên quan các yếu tố đã trình bày thì cần có một quy định mang tính khái quát về thế quyền sau khi thực hiện thay nghĩa vụ trong BLDS. Ngoài ra, trong bối cảnh quy định vẫn chưa được bổ sung đầy đủ, kịp thời thì có thể học tập pháp luật nước ngoài trong việc phát triển các án lệ liên quan thế quyền như án lệ của Tòa án Pháp nêu trên. Điều này sẽ giúp đưa tư duy thế quyền sau khi thực hiện thay nghĩa vụ vào cuộc sống nhanh chóng hơn việc bổ sung quy định trong một bộ luật. Đồng thời án lệ cũng có thể là cơ sở để điều chỉnh, bổ sung quy định của pháp luật trong tương lai.

Kiến nghị:

Phát triển tư duy của quy định bảo hiểm hiện hành để xây dựng một quy định về thế quyền sau khi thực hiện thay nghĩa vụ có tính khái quát trong BLDS, khắc phục được những bất cập đặt ra (liên quan yếu tố lỗi, thời hiệu,…) làm hạn chế khả năng thế quyền của người thực hiện thay nghĩa vụ để đòi bồi hoàn. Bên cạnh đó, có

thể nghiên cứu xây dựng các án lệ liên quan dựa trên những bản án mà Tòa án đã vận

Một phần của tài liệu Thế quyền sau khi thực hiện thay nghĩa vụ (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)