Trường hợp người thừa kế trả món nợ liên quan di sản thừa kế

Một phần của tài liệu Thế quyền sau khi thực hiện thay nghĩa vụ (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 77 - 143)

Một trường hợp thế quyền mà pháp luật Việt Nam chưa ghi nhận nhưng thực tiễn có thể xảy ra đó là trường hợp một người thừa kế đứng ra trả những món nợ liên quan di sản thừa kế (như chi phí pháp lý, chi phí tang lễ…). Trong pháp luật Mỹ, cụ thể tại Khoản 4 Điều 1829 BLDS bang Louisiana (2019) quy định trường hợp thế quyền theo pháp luật khi “người thừa kế đã trả những món nợ liên quan di sản thừa kế bằng tài sản của chính mình”. Trong thực tiễn pháp luật Louisiana, đối tượng được thế quyền trong trường hợp này còn được mở rộng hơn:

“Một số quyết định của Louisiana đã giải thích quy định một cách linh hoạt và cho phép thế quyền theo pháp luật diễn ra có lợi cho những người có liên quan đến thừa kế, chẳng hạn như họ hàng gần gũi hoặc quản trị viên mà đều không phải là người thừa kế, với lý do rằng những người đó nên được khuyến khích không trì hoãn việc thanh toán các khoản nợ của di sản bằng cách đảm bảo rằng họ sẽ được hưởng một đặc quyền cho số tiền họ chi trả...

Sau khi được thế quyền vào các quyền của chủ nợ, người thừa kế đã trả nợ di sản được hưởng sự bảo đảm và đặc quyền của chủ nợ đối với phần đóng góp mà người thừa kế có thể thu hồi từ những người thừa kế khác tương ứng với phần mà mỗi người có trong quyền thừa kế”75.

Có thể tìm thấy tư duy tương tự Tòa án Louisiana trong quy định của BLDS Pháp (trước năm 2016), theo đó việc thay thế người có quyền là đương nhiên trong trường hợp “người thừa kế đã dùng tài sản của mình thực hiện những nghĩa vụ thuộc di sản thừa kế đối với người có quyền” (Điều 1251). Và đây là trường hợp có thể bổ sung cho quy định về thế quyền theo pháp luật của Việt Nam, bởi nó có ý nghĩa trong việc khuyến khích người khác thực hiện thay những nghĩa vụ mà vốn cần thiết được thực hiện.

Kiến nghị:

Xây dựng quy định về thế quyền theo pháp luật cho trường hợp một người thừa kế dùng tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ thuộc di sản thừa kế đối với người có quyền. Điều này không chỉ giúp bảo vệ người thực hiện thay nghĩa vụ mà còn có thể khuyến thích việc thực hiện những nghĩa vụ vốn mang tính cần thiết và nhân văn.

Kết luận chương 2

Như đã phân tích ở chương đầu tiên, người thế quyền bên cạnh quyền yêu cầu còn được chuyển giao cả những bộ phận phụ kèm theo như lãi suất, cũng như được hưởng biện pháp bảo đảm. Điều này sẽ mang lại tiện ích cho người đứng ra thực hiện thay nghĩa vụ cho người khác, bởi đơn cử chỉ cần có biện pháp bảo đảm cũng giúp cho việc yêu cầu bồi hoàn hiệu quả và an toàn hơn. Tuy nhiên, sự bất cập cũng như thiếu vắng của các quy định về thế quyền đặc biệt là các trường hợp thế quyền theo pháp luật đã dẫn đến việc áp dụng trong thực tiễn còn hạn chế và chưa thống nhất. Cụ thể:

- Bất cập của quy định về thế quyền trong bảo hiểm: Đơn cử, yếu tố lỗi được đề cập trong quy định về bảo hiểm đã hạn chế việc thế quyền của bên bảo hiểm. Như trong trường hợp thực tiễn phân tích, chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại (dù không có lỗi) nhưng Tòa xác định chủ sở hữu (bên thứ ba) không có lỗi gây ra thiệt hại nên bên bảo hiểm dù đã thanh toán cho người bị thiệt hại cũng không được thế quyền đòi chủ sở hữu bồi hoàn.

Kiến nghị: Tham khảo pháp luật nước ngoài, xây dựng quy định trong BLDS về thế quyền theo pháp luật áp dụng cho trường hợp bảo hiểm, theo đó không đề cập yếu tố lỗi cũng như các điều kiện khác có thể làm hạn chế việc thế quyền.

- Thiếu quy định về thế quyền đòi bồi hoàn trong bảo lãnh: Văn bản hiện nay không cho thấy việc cho phép thế quyền bên cạnh quyền yêu cầu trong quy định về bảo lãnh. Nói cách khác, chưa có sự ghi nhận quyền thế quyền trong bảo lãnh lẫn việc cho phép lựa chọn hay kết hợp thực hiện cả hai quyền đề cập. Đã có Tòa theo hướng cho phép người bảo lãnh được kết hợp sử dụng cả hai quyền nói trên để tận dụng ưu điểm của mỗi loại quyền.

Kiến nghị: Tham khảo pháp luật Việt Nam trước đây cũng như pháp luật nước ngoài, xây dựng quy định về thế quyền theo pháp luật trong trường hợp bảo lãnh. Đồng thời có quy định cụ thể hoặc phát triển án lệ cho phép người bảo lãnh sau khi thực hiện nghĩa vụ được lựa chọn để sử dụng một trong hai quyền (quyền yêu cầu trực tiếp và quyền thế quyền) hoặc kết hợp cả hai quyền này.

- Thiếu quy định về thế quyền đòi bồi hoàn sau khi bồi thường thiệt hại: Văn bản hiện nay chưa ghi nhận thế quyền của người bồi thường sau khi bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân hay nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Thực tế, có

Tòa theo hướng cho phép người bồi thường trong các trường hợp trên được thế vào vị trí của người bị thiệt hại để yêu cầu người gây ra thiệt hại bồi hoàn. Pháp luật nước ngoài cũng ghi nhận việc thế quyền trong trường hợp bồi thường thiệt hại tương tự.

Kiến nghị: Xây dựng quy định về thế quyền theo pháp luật, theo đó cho phép người đứng ra bồi thường thiệt hại thay (chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ, pháp nhân) được thế vào người bị thiệt hại để yêu cầu người gây ra thiệt hại bồi hoàn. Có quy định như vậy sẽ bảo đảm tốt cho việc truy đòi của người thực hiện thay cũng như tạo cơ sở cho Tòa án trong việc vận dụng tư duy thế quyền đối với các trường hợp bồi thường thiệt hại như trên.

- Thiếu quy định về thế quyền trong trường hợp trả nợ thay: Dù văn bản chưa ghi nhận thế quyền trong tình huống này nhưng đã có Tòa theo hướng người trả nợ thay được thế vào quyền của chủ nợ để yêu cầu con nợ thanh toán, qua đó người trả nợ thay cũng được nhận tiền lãi phát sinh bên cạnh số tiền gốc đã trả.

Kiến nghị: Tham khảo pháp luật Pháp, bổ sung quy định ghi nhận thế quyền được thực hiện theo luật cho người có lợi ích chính đáng trong việc thế quyền khi người này thanh toán thay món nợ của người có nghĩa vụ cho người có quyền. Đồng thời quy định rõ thế nào là “lợi ích chính đáng” hoặc có thể phát triển các án lệ liên quan điều kiện để thế quyền này. Có vậy sẽ giúp việc đòi bồi hoàn của người trả nợ thay được an toàn (nhờ có biện pháp bảo đảm) và đầy đủ (được hưởng lãi suất).

- Trường hợp người mua bất động sản dùng số tiền mua để trả cho chủ nợ: Tình huống một người đem tài sản đi thế chấp vay tiền và người khác trả nợ thay để tiếp nhận tài sản thế chấp rất phổ biến. Dù chưa có quy định nhưng trong thực tiễn có Tòa theo hướng người dùng tiền mua bất động sản để trả nợ thay được thế vào quyền của chủ nợ đối với con nợ. Bên cạnh đó, có không ít hợp đồng chuyển nhượng như trên được tuyên vô hiệu, không bảo đảm quyền lợi và mục đích ban đầu của người trả nợ thay. Pháp luật nước ngoài đã ghi nhận cụ thể về thế quyền trong trường hợp này.

Kiến nghị: Xây dựng quy định ghi nhận thế quyền theo luật xảy ra khi một người mua bất động sản dùng số tiền mua để thực hiện nghĩa vụ đối với những người có quyền thế chấp trên bất động sản đó. Có vậy quyền lợi của người đứng ra

thực hiện thay nghĩa vụ sẽ được bảo đảm đầy đủ (được hưởng lãi suất) và an toàn hơn (được hưởng biện pháp bảo đảm) nhờ có thế quyền.

- Trường hợp người một mình đứng ra trả món nợ mà anh ta nợ cùng những người khác: Chẳng hạn trường hợp thực tiễn nước ngoài, theo đó Tòa án cho phép sự thế quyền của một công ty bảo hiểm sau khi công ty bảo hiểm này thực hiện thay nghĩa vụ của bên đồng bảo hiểm khác cho người mua bảo hiểm. Quy định nước ngoài cho phép thế quyền theo pháp luật cho người đứng ra thanh toán một món nợ mà anh ta nợ cùng những người khác để truy đòi những người này. Hướng như vậy có thể giúp bổ sung cho thiếu sót của quy định về nghĩa vụ liên đới. Cụ thể, Điều 288 BLDS 2015 chỉ đề cập trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình. Thực tế, có trường hợp một người có nghĩa vụ không thực hiện toàn bộ nghĩa vụ cho người có quyền mà chỉ thực hiện một phần nghĩa vụ và phần này vẫn vượt quá phần của người có nghĩa vụ liên đới đó. Văn bản không đề cập cách thức nào để người thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp trên có thể truy đòi những người cùng có nghĩa vụ khác. Nếu vận dụng tư duy thế quyền thì người thực hiện thay phần nghĩa vụ nói trên có thể thế vào vị trí của người có quyền để có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ còn lại trong phạm vi phần nghĩa vụ đã thực hiện thay.

Kiến nghị: Xây dựng quy định chung về thế quyền theo pháp luật trong BLDS cho trường hợp một người trả món nợ mà anh ta đã nợ cùng những người khác. Có vậy sẽ giúp phát huy vai trò của thế quyền trong nhiều tình huống mà ở đó việc thế quyền để đòi bồi hoàn là một lợi ích chính đáng của người thực hiện thay nghĩa vụ như các trường hợp thực tiễn đã đề cập.

- Người thừa kế trả những món nợ liên quan di sản thừa kế: Trường hợp thế quyền này pháp luật Việt Nam chưa ghi nhận nhưng thực tiễn có thể xảy ra. Đó là tình huống một người thừa kế đứng ra thực hiện việc chi trả liên quan đến di sản như chi phí pháp lý hoặc chi phí tang lễ. Pháp luật nước ngoài đã ghi nhận thế quyền theo pháp luật xảy ra khi người thừa kế trả những món nợ liên quan di sản thừa kế bằng tài sản của chính mình.

Kiến nghị: Xây dựng quy định thế quyền cho trường hợp này, giúp bảo vệ cũng như khuyến khích người thực hiện thay những nghĩa vụ cần thiết và nhân văn.

KẾT LUẬN

Có thể tổng kết những lợi ích mà thế quyền mang lại như là phương thức bảo vệ hiệu quả cho người thực hiện thay nghĩa vụ bằng cách bảo đảm việc hoàn trả đầy đủ và an toàn từ người có nghĩa vụ. Thực tế cho thấy người thực hiện thay nghĩa vụ có thể là một nhà đầu tư thuần túy, muốn thế vào bên có quyền khi nhận thấy việc tiếp nhận nghĩa vụ có khả năng sinh lợi, trong trường hợp này thế quyền là phương thức bảo đảm an toàn cho khoản đầu tư (như trường hợp trả nợ thay để tiếp nhận bất động sản thế chấp). Thế quyền cũng giúp ích cho người có quyền lẫn người có nghĩa vụ vì nó khuyến khích người thứ ba thực hiện nghĩa vụ cho người có quyền vào thời điểm mà người có quyền mong đợi nhưng người có nghĩa vụ lại thiếu khả năng để thực hiện. Điều này không chỉ giúp tránh được những tranh chấp pháp lý xảy ra mà còn có thể cho phép người có nghĩa vụ kéo dài thời gian thực hiện nghĩa vụ.

Để góp phần vào việc nghiên cứu cũng như áp dụng chế định hữu ích này, tác giả đã thực hiện đề tài luận văn với nội dung gồm hai chương. Trong đó, chương một tập trung phân tích các vấn đề pháp lý về thế quyền sau khi thực hiện thay nghĩa vụ như: điều kiện phát sinh, hệ quả pháp lý, phạm vi thế quyền sau khi thực hiện thay nghĩa vụ. Ở chương này, bên cạnh việc tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan, tác giả cũng bình luận một số trường hợp thực tiễn, tham khảo quan điểm của chuyên gia cũng như pháp luật nước ngoài để đúc rút kinh nghiệm cho mỗi vấn đề. Từ cơ sở chương một, tác giả tiếp tục phân tích và chỉ ra những bất cập của quy định hiện hành liên quan thế quyền sau khi thực hiện thay nghĩa vụ, đồng thời làm rõ những vấn đề này thông qua các trường hợp thực tiễn trong nước lẫn nước ngoài. Ở chương hai, tác giả cũng tham khảo kinh nghiệm và quy định của pháp luật nước ngoài để đưa ra hướng giải quyết cho những bất cập đặt ra.

Từ kết quả nghiên cứu, có thể thấy văn bản hiện hành vẫn còn thiếu quy phạm điều chỉnh cho các trường hợp thế quyền sau khi thực hiện thay nghĩa vụ. Cho đến nay, trong tình huống một người đứng ra thực hiện thay nghĩa vụ cho người khác, có Tòa theo hướng cho phép người thực hiện thay được thế vào quyền của người có quyền để đòi người có nghĩa vụ nhưng cũng có Tòa không theo hướng xử lý này. Cho nên việc ghi nhận các trường hợp thế quyền một cách chính thức thông qua những quy định trong BLDS là cần thiết để tạo ra sự thuận lợi và thống nhất

trong việc áp dụng pháp luật. Từ phân tích quy định và thực tiễn xét xử ở Việt Nam cũng như tham khảo pháp luật nước ngoài, tác giả kiến nghị:

- Bổ sung trong phần “Nghĩa vụ và Hợp đồng” của BLDS, tại Mục “Chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ”, quy định về các trường hợp thế quyền theo pháp luật. Cụ thể, thế quyền được thực hiện theo luật cho:

+ Bên bảo hiểm đã thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho người được bảo hiểm. + Người bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ cho người nhận bảo lãnh.

+ Người đã bồi thường thiệt hại do người khác gây ra (nhân viên của người bồi thường, người điều khiển nguồn nguy hiểm cao độ mà người bồi thường là chủ sở hữu) cho người bị thiệt hại.

+ Người mua bất động sản dùng số tiền mua bất động sản để thực hiện nghĩa vụ đối với những người có quyền thế chấp trên bất động sản đó.

+ Người đứng ra trả món nợ mà anh ta đã nợ cùng những người khác.

+ Người thừa kế dùng tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ thuộc di sản thừa kế đối với người có quyền.

- Các trường hợp đề cập ở trên là tương đối phổ biến vì vậy cần quy định cụ thể để thuận lợi trong việc áp dụng. Tuy nhiên, cũng cần có thêm một quy định về thế quyền sau khi thực hiện thay nghĩa vụ mang tính khái quát để có thể bao phủ các trường hợp khác. Có thể tham khảo BLDS Pháp để xây dựng quy định như vậy, cụ thể: “thế quyền được thực hiện theo luật cho người có lợi ích chính đáng trong việc thế quyền khi người này tiến hành thanh toán giải phóng người có nghĩa vụ cuối cùng một phần hay toàn bộ món nợ đối với người có quyền” (Điều 1346). Quy định này sẽ bổ trợ cho các trường hợp cụ thể nói trên. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả trong thực tiễn thì cũng cần có quy định hay án lệ chỉ rõ đâu là “lợi ích chính đáng” để người thực hiện thay nghĩa vụ có thể được thế quyền. Bởi từ kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài, nếu không có điều kiện cho việc thế quyền như vậy thì có thể có một bên thứ ba lợi dụng việc thế quyền sau khi thực hiện thay nghĩa vụ để gây bất lợi cho người có nghĩa vụ.

- Bổ sung quy định chung cho thế quyền (theo thỏa thuận và theo pháp luật), theo đó nếu quyền yêu cầu có biện pháp bảo đảm thì việc chuyển giao cũng kèm theo biện pháp bảo đảm. Ngoài ra, mở rộng việc chuyển giao biện pháp bảo

đảm này theo hướng cho phép chuyển giao cả các quyền mà có tính chất như là một bảo đảm (ví dụ như quyền cầm giữ).

- Xây dựng quy định chung về phạm vi thế quyền sau khi thực hiện thay nghĩa vụ (trong đó đề cập cụ thể các phần phụ được chuyển giao kèm theo quyền

Một phần của tài liệu Thế quyền sau khi thực hiện thay nghĩa vụ (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 77 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)