Trường hợp đòi bồi hoàn sau khi bồi thường thiệt hại

Một phần của tài liệu Thế quyền sau khi thực hiện thay nghĩa vụ (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 64 - 73)

Tại Quyết định số 23/2005/GĐT-DS ngày 2/2/2005 của Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao60:

Anh Khoa điều khiển xe ô tô của ông Khánh sở hữu gây tai nạn cho anh Bình. Tòa án cấp phúc thẩm đã áp dụng quy định tại khoản 3 Điều 627 BLDS 1995, buộc chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ bồi thường cho người bị thiệt hại. Tòa giám đốc thẩm đã yêu cầu áp dụng khoản 2 Điều 627 BLDS 1995 (Điều 601 BLDS 2015), theo đó “chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường”. Đồng thời cho rằng: “Tòa án các cấp không dành cho ông Khánh quyền khởi kiện yêu cầu anh Khoa bồi thường cho ông Khánh số tiền mà ông bồi thường cho anh Bình do lỗi của anh Khoa, nếu ông

Khánh và ông Khoa không tự thương lượng giải quyết được là không đảm bảo quyền lợi cho ông Khánh”.

Trong vụ việc trên, người gây ra thiệt hại là anh Khoa nhưng người chịu trách nhiệm bồi thường là ông Khánh. Tòa các cấp đã căn cứ vào quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra để quy trách nhiệm cho chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ (ông Khánh). Bên cạnh đó, Tòa giám đốc thẩm cũng cho rằng nếu không dành cho ông Khánh quyền khởi kiện yêu cầu anh Khoa bồi hoàn cho ông Khánh số tiền mà ông Khánh đã đứng ra bồi thường thay thì không đảm bảo quyền lợi cho ông Khánh. Thực tế, căn cứ mà Tòa án áp dụng (Điều 627 BLDS 1995) hoàn toàn không đề cập gì đến mối quan hệ giữa chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ và người gây ra thiệt hại.

Ở phần trên, khi xem xét Bản án số 33/2012/DSST ngày 29/8/2012 của Tòa án nhân dân thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa thì người gây ra thiệt hại và người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có mối quan hệ hợp đồng lao động. Với mối quan hệ này, có thể vận dụng quy định về bồi thường thiệt hại do người khác (người của pháp nhân; người làm công, người học nghề) gây ra. Tuy nhiên, trong vụ việc đang phân tích, không rõ mối quan hệ giữa ông Khánh và anh Khoa. Vì vậy, quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được áp dụng. Và như đã đề cập, quy định này không nói gì đến mối quan hệ giữa chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ và người gây thiệt hại. Nói cách khác, không rõ cơ sở nào để ông Khánh (chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ) sau khi bồi thường cho người bị thiệt hại có thể khởi kiện yêu cầu anh Khoa (người gây thiệt hại) bồi hoàn.

Từ các trường hợp bồi thường thiệt hại đã trình bày, có thể thấy thiệt hại là do con người gây ra, nên thông thường người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại61. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho người bị thiệt hại thì pháp luật đã có quy định tại Điều 627 BLDS 1995 quy trách nhiệm cho chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ, cụ thể: “chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Nội dung quy định này vẫn duy trì tương tự trong các BLDS tiếp theo,

61 Khoản 1 Điều 604 Bộ luật dân sự 2005: “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức

khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”.

tại khoản 2 Điều 623 BLDS 2005 (khoản 2 Điều 601 BLDS 2015). Có thể nói, người chịu trách nhiệm vẫn là người gây thiệt hại còn chủ sở hữu chỉ đứng ra bồi thường thay. Với hướng này thì sau khi bồi thường cho người bị thiệt hại (người có quyền trong quan hệ bồi thường), người bồi thường được thế vào vị trí của người bị thiệt hại nên được quyền yêu cầu người gây thiệt hại bồi hoàn. Do đó, nên vận dụng tư duy thế quyền trong mối quan hệ giữa người bồi thường và người gây thiệt hại.

Áp dụng tư duy tương tự với trường hợp bồi thường thiệt hại do người khác (người của pháp nhân; người làm công, người học nghề) gây ra có thể cho kết quả là: pháp nhân sau khi bồi thường cho người bị thiệt hại (người có quyền trong quan hệ bồi thường) thay người gây thiệt hại thì được thế vào vị trí của người bị thiệt hại để yêu cầu người gây thiệt hại (người có nghĩa vụ) bồi hoàn.

Theo pháp luật Nga thì người có quyền có thể chuyển giao quyền của mình trong quan hệ nghĩa vụ bồi thường cho bên thứ ba theo pháp luật thông qua một hành động bồi thường theo Điều 1081 của BLDS62. Tại khoản 1 Điều 1081 BLDS Nga quy định “một người đã bồi thường thiệt hại do người khác gây ra (nhân viên thực hiện nhiệm vụ chính thức hay các nhiệm vụ lao động khác, người điều khiển phương tiện vận tải, v.v.) có quyền truy đòi người này số tiền bồi thường đã trả”.

Như đã đề cập, tại khoản 3 Điều 1251 BLDS Pháp (trước năm 2016) ghi nhận trường hợp chung theo đó việc thế quyền diễn ra “vì lợi ích chính đáng của người trả món nợ mà anh ta nợ cùng những người khác hoặc nợ do những người khác”. Trường hợp chung quy định tại khoản 3 này có thể bao quát cả tình huống bồi thường thiệt hại đang đề cập. Hiện nay, Điều 1346 BLDS Pháp (sửa đổi năm 2016) còn mở rộng hơn khi quy định “thế quyền được thực hiện theo luật cho người có lợi ích chính đáng trong việc thế quyền khi người này tiến hành thanh toán giải phóng người có nghĩa vụ cuối cùng một phần hay toàn bộ món nợ đối với người có quyền”. Theo một tác giả Pháp, “khái niệm lợi ích chính đáng có thể xem xét cho trường hợp một con nợ đã trả một món nợ mang tính cá nhân đối với anh ta, trong khi một con nợ thứ hai vì anh ta đã được hưởng lợi từ việc chấm dứt nghĩa vụ, phải đảm bảo khoản nợ cuối cùng”. Có thể thấy, việc thanh toán cá nhân của người bồi thường thiệt hại đã giúp giải phóng người gây thiệt hại (người có nghĩa vụ) khỏi món nợ đối với người bị thiệt hại (người có quyền). Cho nên lợi ích của người bồi thường (chủ sở hữu, pháp nhân) trong việc thế quyền ở đây là hoàn toàn chính đáng.

Từ nội dung quy định của BLDS Pháp, người có lợi ích chính đáng trong việc thế quyền như chủ sở hữu hay pháp nhân đã đứng ra thực hiện bồi thường cho người bị thiệt hại (người có quyền) sẽ được thế quyền theo pháp luật để truy đòi người gây thiệt hại (người có nghĩa vụ).

Kiến nghị:

Xây dựng quy định về thế quyền theo pháp luật, theo đó cho phép người đứng ra bồi thường thiệt hại thay (chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ, pháp nhân) được thế vào người bị thiệt hại để yêu cầu người gây ra thiệt hại bồi hoàn. Việc quy định cụ thể quyền thế quyền của người thực hiện thay nghĩa vụ bồi thường sẽ đảm bảo tốt cho việc truy đòi của người thực hiện thay. Bởi nếu được thế quyền người bị thiệt hại (người có quyền trong quan hệ bồi thường) thì chủ sở hữu hoàn toàn có thể yêu cầu người gây thiệt hại (người có nghĩa vụ) bồi hoàn. Trong trường hợp thực tiễn đã phân tích, Tòa án có sự cho phép thế quyền nhưng lại không dựa trên căn cứ vững chắc. Nói cách khác quy định mà Tòa vận dụng không đề cập mối quan hệ giữa người bồi thường và người gây thiệt hại nên chưa thực sự thuyết phục.

2.2.3. Trường hợp trả nợ thay

Thực tế có trường hợp một người đứng ra trả nợ thay cho người khác nhưng lại khó khăn trong việc đòi bồi hoàn đầy đủ. Dù văn bản không nói gì về thế quyền trong tình huống này nhưng đã có một số Tòa theo hướng người thực hiện thay nghĩa vụ của người khác để đáp ứng yêu cầu của người có quyền thì được thế vào người có quyền để yêu cầu người có nghĩa vụ thanh toán và nhờ đó vấn đề lãi suất cũng được bảo đảm.

Tại Quyết định số 88/2007/DS-GĐT ngày 29/3/2007 của Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao63:

Ông Giữ thế chấp quyền sử dụng đất của mình để vay tiền ngân hàng với thời hạn vay một năm. Căn cứ vào khế ước vay tiền thì đến ngày 15/11/1995 ông Giữ phải trả hết số tiền vay, nếu không trả đúng hạn thì phải chịu lãi suất nợ quá hạn là 4,5%/tháng. Sau đó, ông Ngon đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất này và Tòa giám đốc thẩm xác định “Thực tế ông Giữ được ông Ngon trả nợ thay. Tòa án cấp sơ thẩm64 tuy đã buộc ông Giữ trả cho ông Ngon số tiền mà ông Ngon đã trả

63 Đỗ Văn Đại (2017), tlđd (46), tr.611-612.

cho ngân hàng nhưng không buộc ông Giữ trả phần lãi suất đối với số tiền đó là chưa đảm bảo quyền lợi của ông Ngon”.

Trong vụ việc này, Tòa giám đốc thẩm đã ghi nhận ông Ngon được quyền yêu cầu ông Giữ thanh toán tiền gốc đã trả ngân hàng và tiền lãi phát sinh theo thỏa thuận giữa ông Giữ (bên có nghĩa vụ) và ngân hàng (bên có quyền ban đầu). Dù Tòa không nêu rõ quyền của ông Ngon là do thế quyền nhưng hướng xử lý như vậy có thể hiểu ông Ngon sau khi trả nợ thay đã được thế vào vị trí của ngân hàng nên được yêu cầu lãi suất phát sinh mà ngân hàng được yêu cầu ông Giữ.

Trong hoàn cảnh tương tự cũng có Tòa án không theo hướng cho phép thế quyền như trường hợp thực tiễn sau đây.

Quyết định số 10/2016/DS-GĐT ngày 07/3/2016 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội:

Theo nội dung quyết định, bà Thái đã trả nợ ngân hàng số tiền thay cho vợ chồng bà Hoa. Còn bà Hoa cho rằng mình chỉ đứng tên vay số tiền trên hộ cho vợ chồng bà Phượng, bà không nhận tiền, không trả tiền cho ngân hàng, vì đây là trách nhiệm của vợ chồng bà Phượng. Nên theo bà thì bà Thái tự ý trả số tiền trên cho ngân hàng là việc của bà Thái, bà không có trách nhiệm trả lại tiền cho bà Thái. Tuy nhiên, trong hợp đồng vay tiền lại chỉ thể hiện vợ chồng bà Hoa vay tiền ngân hàng, cũng như trong quá trình giải quyết vụ án không có văn bản nào thể hiện việc vợ chồng bà Hoa là người đứng ra vay tiền giúp cho vợ chồng chị Phượng. Tòa án đã xác định việc bà Thái trả nợ ngân hàng thay cho vợ chồng bà Hoa mà không có ý kiến của vợ chồng bà Hoa là thực hiện công việc không có ủy quyền quy định tại Điều 594 và khoản 1 Điều 596 BLDS 2005, không phải là hợp đồng vay tài sản. Và theo quy định tại khoản 2 Điều 596 BLDS 2005 thì Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm buộc phía bà Hoa phải trả tiền theo lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước Việt Nam là hợp tình, hợp lý.

Trong tình huống nêu trên, Tòa án đã áp dụng chế định thực hiện công việc không có ủy quyền theo quy định của BLDS. Theo đó, thực hiện công việc không có ủy quyền được định nghĩa là “việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó, hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối”65.

Kèm quy định trên, BLDS còn ghi nhận người có công việc được thực hiện phải “thanh toán các chi phí hợp lý mà người thực hiện công việc không có ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc, kể cả trong trường hợp công việc không đạt được kết quả theo ý muốn của mình”66. Ngoài ra, người có công việc được thực hiện “phải trả cho người thực hiện công việc không có ủy quyền một khoản thù lao khi người này thực hiện công việc chu đáo, có lợi cho mình, trừ trường hợp người thực hiện công việc không có ủy quyền từ chối”67.

Từ quy định trên có thể thấy ngoài nghĩa vụ trả chi phí hợp lý, thì người có công việc được thực hiện còn có nghĩa vụ trả “thù lao” cho người thực hiện công việc không có ủy quyền khi người này “thực hiện công việc chu đáo, có lợi cho mình”. Xét tình huống vừa nêu thì việc trả nợ thay ngân hàng của bà Thái ắt hẳn được Tòa cho rằng đã đáp ứng tiêu chí trên nên đã căn cứ quy định ở khoản 2 Điều 596 BLDS 2005 buộc bà Hoa phải trả tiền theo lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên, có thể thấy tiêu chí theo quy định như vậy thì vẫn còn khá chung chung và chưa hoàn toàn thuyết phục. Trả nợ thay như thế nào để được coi là “chu đáo” để được trả “thù lao”, nếu người được trả nợ thay không hoàn toàn hài lòng với việc đó như trường hợp vợ chồng bà Hoa kể trên. Liên quan vấn đề “thù lao” có thể tham khảo pháp luật nước ngoài, như pháp luật Pháp, “nếu thực hiện công việc không có ủy quyền không làm cho người thực hiện công việc thiệt thòi khi tự nguyện hành động vì lợi ích của người khác thì nó không thể trở thành căn cứ để người này thu lợi”68.

Bên cạnh đó, có thể thấy lãi suất trong trường hợp trả nợ thay nêu trên cũng chỉ là một loại chi phí (chi phí tài chính) để sử dụng khoản tiền trả nợ thay đó, chứ nó không phải là “thù lao” thực hiện công việc. Thực tế, với phán quyết như trên thì người trả nợ thay (bà Thái) cũng chỉ mới lấy lại được chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra mà thôi. Như vậy, với việc áp dụng quy định về thực hiện công việc không có ủy quyền của Tòa án có thể thấy là chưa hoàn toàn chặt chẽ cũng như đáp ứng tốt nhất quyền lợi của người trả nợ thay cho người khác. Nếu có quy định cho phép bà Thái sau khi trả nợ ngân hàng thay bà Hoa có thể thế quyền ngân hàng để truy đòi bà Hoa thì việc hưởng lãi suất là đương nhiên và cơ chế thế quyền cũng sẽ đảm bảo an toàn hơn trong việc đòi bồi hoàn (vì có biện pháp bảo đảm kèm theo).

66 Khoản 1 Điều 596 Bộ luật dân sự 2005.

67 Khoản 2 Điều 596 Bộ luật dân sự 2005.

Các trường hợp thực tiễn xét xử trên cho thấy đã có Tòa án theo hướng cho phép người thực hiện thay nghĩa vụ của người khác để đáp ứng yêu cầu của người có quyền thì được thế vào người có quyền để yêu cầu người có nghĩa vụ thanh toán. Bên cạnh đó, cũng có Tòa án trong hoàn cảnh tương tự lại không áp dụng tư duy thế quyền. Cho nên, việc quy định trường hợp thế quyền đương nhiên (theo pháp luật) sau khi thực hiện thay nghĩa vụ là hoàn toàn cần thiết. Nếu có quy định thế quyền theo hướng như vậy thì phán quyết của Tòa án cũng sẽ thuyết phục, chặt chẽ hơn, quyền lợi của người trả nợ thay cũng sẽ đảm bảo hơn khi không cần phải băn khoăn về lãi suất mà đáng ra mình phải được hưởng bên cạnh số tiền gốc ban đầu.

Có thể tham khảo kinh nghiệm pháp luật nước ngoài. BLDS Pháp sửa đổi năm 2016 đã thay thế danh sách các trường hợp thế quyền đương nhiên tại Điều 1251 cũ bằng một tiêu chí chung, theo đó: “thế quyền được thực hiện theo luật cho người có lợi ích chính đáng trong việc thế quyền khi người này tiến hành thanh toán giải phóng người có nghĩa vụ cuối cùng một phần hay toàn bộ món nợ đối với người có quyền” (Điều 1346). Theo một tác giả Pháp, tiêu chí mới này đáp ứng các án lệ hiện hành và “cần hiểu rằng Chính phủ không có ý định thay đổi các án lệ

Một phần của tài liệu Thế quyền sau khi thực hiện thay nghĩa vụ (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 64 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)