Người đứng đầu nhà nước trong chính thể cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Trách nhiệm của chủ tịch nước theo hiến pháp việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 27 - 29)

Trong quá khứ đã từng có gần 100 quốc gia trên thế giới tổ chức BMNN theo mô hình cộng hòa xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên vào những thập niên 90 của thế kỷ XX với sự tan rã của Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết và sự sụp đổ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, hiện nay trên thế giới chỉ còn có 05 quốc gia đang tồn tại hình thức cộng hòa xã hội chủ nghĩa là: Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Lào và Triều tiên.

Khác với các nước theo chế độ dân chủ tư sản áp dụng nguyên tắc phân quyền trong tổ chức BMNN, ở các nước theo chính thể cộng hòa xã hội chủ nghĩa lại áp dụng nguyên tắc tập quyền – quyền lực nhà nước là thống nhất trong việc tổ chức BMNN. Quyền lực nhà nước tập trung vào cơ quan đại diện quyền lực nhà nước cao

nhất là Xô viết tối cao (ở Liên Xô cũ) hoặc Quốc hội (Việt Nam, Cuba, Lào…). Quốc hội với tư cách cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất có quyền thành lập nên các cơ quan nhà nước khác. Vì vậy NTQG trong chính thể này cũng không nằm ngoài ngoại lệ khi được thành lập bởi cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. NTQG ở đa số các nước áp dụng chính thể cộng hòa xã hội chủ nghĩa đều được xác định là người đứng đầu nhà nước, đại diện cho nhà nước về đối nội và đối ngoại. Cơ quan NTQG ở các nước này từng có nhiều tên gọi và hình thức khác nhau như Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao (ở Liên Xô cũ), Hội đồng Nhà nước (Cộng hòa dân chủ Đức, Bungari,…) dưới hình thức nguyên thủ tập thể. Nhưng hiện nay NTQG ở đa số các quốc gia xã hội chủ nghĩa đều được gọi là Chủ tịch nước và dưới hình thức nguyên thủ cá nhân. NTQG trong chính thể này có một số nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

Trong lĩnh vực lập pháp, NTQG được thành lập trên cơ sở của Quốc hội, là cơ quan phái sinh của Quốc hội. Tùy theo mỗi quốc gia mà NTQG có bắt buộc phải là thành viên của Quốc hội hay không22. Do được thành lập từ Quốc hội cho nên NTQG không có quyền giải tán Quốc hội, có quyền công bố luật nhưng không có quyền phủ quyết các dự luật của Quốc hội23. NTQG có quyền tham gia vào quá trình làm luật của Quốc hội thông qua thẩm quyền trình dự án luật ra trước Quốc hội. Do được thành lập bởi Quốc hội cho nên NTQG phải chịu trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình trước Quốc hội, nhiệm kỳ của NTQG cũng theo nhiệm kỳ của Quốc hội.

Trong lĩnh vực hành pháp, hiện nay NTQG ở các nước theo hình thức này đa phần sẽ không đồng thời là người đứng đầu Chính phủ. Vị trí này được trao cho Thủ tướng Chính phủ. Có thể nói NTQG có nhiệm vụ, quyền hạn rất hạn chế trong lĩnh vực hành pháp, chủ yếu là phối hợp với Quốc hội trong quy trình thành lập và hoạt động Chính phủ. NTQG có quyền đề nghị Quốc hội bầu hoặc bãi miễn chức vụ Thủ tướng Chính phủ, dựa trên nghị quyết của Quốc hội bổ nhiệm hoặc bãi miễn các thành viên khác của Chính phủ.

Trong lĩnh vực tư pháp, NTQG có quyền giới thiệu các nhân sự cấp cao đứng đầu Tòa án hoặc Viện kiểm sát ra trước Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm Thẩm phán và các thành viên khác của Tòa án và Viện kiểm sát. NTQG căn cứ theo quyết định

22 Điều 79 Hiến pháp Trung Quốc năm 1982 quy định NTQG không cần phải là thành viên của Quốc hội. Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định NTQG – Chủ tịch nước phải là đại biểu Quốc hội.

23 Điều 80 Hiến pháp Trung Quốc năm 1982. Điều 51 Hiến pháp Lào năm 1991.

của Quốc hội hoặc cơ quan thường trực của Quốc hội để công bố quyết định đại xá hoặc có quyền quyết định việc đặc xá. Ngoài ra ở một số nước như Việt Nam, NTQG còn có thẩm quyền ân giảm án đối với người bị kết án tử hình.

Trong một số lĩnh vực khác, NTQG có quyền trao tặng các huân, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước, quyết định các vấn đề có liên quan đến quốc tịch. Trong lĩnh vực an ninh – quốc phòng, thông thường NTQG sẽ căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc cơ quan thường trực của Quốc hội mà công bố lệnh giới nghiêm, tuyên bố tình trạng khẩn cấp, tình trạng chiến tranh hoặc tổng động viên trong cả nước. Trong lĩnh vực ngoại giao, NTQG có các nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến việc bổ nhiệm hoặc triệu hồi đại sứ của nước mình, đại diện nhà nước đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế, nhận đại sứ nước ngoài, tiếp nhận quốc thư, tiếp đón NTQG của các quốc gia khác.

Một điểm đặc biệt ở các quốc gia theo chính thể cộng hòa xã hội chủ nghĩa là đều theo cơ chế một đảng lãnh đạo. Nên hầu hết các NTQG đều vừa là người vừa đứng đầu nhà nước vừa giữ một chức vụ quan trọng trong hệ thống tổ chức của đảng, điều này giúp tăng cường uy tín cũng như việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của NTQG trong BMNN. Ở Trung Quốc, Lào và Cuba, Chủ tịch nước cũng đồng thời là người đứng đầu Đảng Cộng sản lãnh đạo đất nước như Tổng Bí thư (hoặc Bí thư thứ nhất) Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản. Ở Việt Nam, Chủ tịch nước cũng đồng thời là Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh. Ở Triều Tiên, NTQG không những đồng thời là Tổng Bí thư Đảng Lao động Triều tiên mà còn là Chủ tịch Ủy ban quân sự Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ, do đó mà NTQG ở Triều Tiên có thể nói là nhân vật quan trọng bậc nhất trong BMNN.

NTQG trong chính thể cộng hòa xã hội chủ nghĩa là một mắt xích rất quan trọng không thể thiếu trong BMNN, giữ nhiệm vụ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương, đại diện cho nhà nước về mặt đối nội và đối ngoại. Góp phần quan trọng giúp cho BMNN có thể vận hành một cách hiệu quả nhất. Nhìn chung các nhiệm vụ, quyền hạn của NTQG về mặt nhà nước đều mang tính hình thức tuy nhiên khi kết hợp mô hình NTQG vừa đứng đầu nhà nước vừa giữ một chức vụ quan trọng trong tổ chức của đảng cầm quyền thì NTQG lại rất có thực quyền và có vai trò quan trọng trong BMNN.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm của chủ tịch nước theo hiến pháp việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)