Kể từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời năm 1945 cho đến nay nước ta đã trải qua 05 bản Hiến pháp khác nhau. Đó là các bản Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) (sau đây gọi chung là Hiến pháp năm 1992) và Hiến pháp năm 2013. Tùy theo từng thời điểm lịch sử mà vị trí, vai trò cũng như tên gọi của NTQG trong các bản Hiến pháp cũng có sự khác nhau.
Ở Hiến pháp năm 1946, NTQG có tên gọi Chủ tịch nước và dưới hình thức nguyên thủ cá nhân. Hiến pháp năm 1946 không có bất kỳ một quy định cụ thể nào nói về vị trí của Chủ tịch nước trong BMNN. Tuy nhiên căn cứ vào cách thức thành lập cũng như mối quan hệ với các cơ quan khác có thể thấy Chủ tịch nước trong Hiến pháp năm 1946 có hai vị trí: vừa là NTQG – đứng đầu nhà nước, vừa là người đứng đầu Chính phủ. Điều này được biểu hiện thông qua những quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước như có quyền thay mặt cho nước, giữ quyền tổng chỉ huy quân đội toàn quốc, chỉ định hoặc cách chức các tướng soái trong lục quân, hải quân, không quân (chức năng NTQG), ký sắc lệnh bổ nhiệm Thủ tướng, nhân viên Nội các và nhân viên cao cấp thuộc các cơ quan Chính phủ, Chủ toạ Hội đồng Chính phủ (chức năng đứng đầu Chính phủ).
Khác với Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959 được xây dựng lại trên nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa – mọi quyền lực nhà nước đều tập trung vào cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân (Quốc hội). Các cơ quan khác đều được thành lập trên cơ sở của Quốc hội và phải chịu sự giám sát, chịu trách nhiệm trước Quốc hội. NTQG lúc này vẫn giữ nguyên tên gọi và hình thức so với Hiến pháp năm 1946 nhưng đã được tách ra khỏi Chính phủ trở thành một chế định riêng biệt. Điều 7 Hiến pháp năm 1959 quy định: “Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là người thay mặt cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về mặt đối nội và đối ngoại”. Như vậy Chủ tịch nước chỉ đảm nhận một vị trí duy nhất là người đứng đầu nhà nước thực hiện chức năng thay mặt nhà nước về đối nội và đối ngoại. Mọi quyền hạn quan trọng trước đây đều thuộc về Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) và Hội đồng Chính phủ. Chủ tịch nước chỉ còn chủ yếu thực hiện các công việc mang tính chất đại diện nhà nước và ngoại giao.
Đến Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1980 đã áp dụng một cách triệt để nguyên tắc tập quyền với quan điểm làm chủ tập thể. Do đó đã hợp nhất chức năng cơ quan thường trực của Quốc hội là UBTVQH với chức năng NTQG lại thành một chế định chung với tên gọi là HĐNN. Điều 98 Hiến pháp năm 1980 quy định: “Hội
đồng Nhà nước là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội, là Chủ tịch tập thể của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Như vậy HĐNN có hai vị trí vừa là NTQG vừa là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội. Do đã hợp nhất hai vị trí, chức năng lại với nhau cho nên các nhiệm vụ, quyền hạn của HĐNN là rất rộng, có thể nói là rộng nhất so với chế định NTQG trong các bản Hiến pháp trước đó và kể cả đối với các bản Hiến pháp sau này.
Chế định NTQG trong Hiến pháp năm 1992 đã được xây dựng lại trên cơ sở phân chia chế định HĐNN trong Hiến pháp năm 1980 thành hai chế định khác nhau, NTQG trở về với tên gọi Chủ tịch nước và dưới hình thức nguyên thủ cá nhân như trong Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959. Chế định Chủ tịch nước trong Hiến pháp năm 1992 vừa kế thừa và phát huy những giá trị tích cực của mô hình Chủ tịch nước trong Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959 đồng thời cũng khắc phục được những bất cập của mô hình Chủ tịch nước tập thể trong Hiến pháp năm 1980. Theo Điều 101 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại”. Như vậy Chủ tịch nước chỉ còn một vị trí duy nhất là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nhà nước thực hiện các công tác đối nội và đối ngoại. Chức năng cơ quan thường trực của Quốc hội đã được trao trả lại cho UBTVQH. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam ghi nhận một cách trực tiếp vai trò đứng đầu nhà nước của Chủ tịch nước, khẳng định vị trí đứng đầu nhà nước là vai trò hiến định chứ không phải được thể hiện thông qua các nhiệm vụ, quyền hạn như các bản Hiến pháp trước đó.
Chế định Chủ tịch nước theo Hiến pháp năm 2013 về cơ bản vẫn giữ nguyên vị trí, vai trò của Chủ tịch nước so với Hiến pháp năm 1992 với quy định “Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namvề đối nội và đối ngoại”24. Chủ tịch nướcvẫn đóng vai trò là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nhà nước thực hiện các công tác đối nội và đối ngoại. Có thể nóiChủ tịch nước theo Hiến pháp năm 2013 là một chế định khá độc lập khi không thuộc một nhánh quyền lực nào và cũng không nắm một loại quyền lực cụ thể nào. Nhưng với vai trò nêu trên Chủ tịch nước góp phần quan trọng trong việc điều phối hoạt động, điều hòa mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước, đại diện tham gia vào các mối quan hệ quốc tế.
24 Điều 86 Hiến pháp năm 2013.