Nhận xét chung về trách nhiệm của Chủ tịch nước qua các bản Hiến pháp Việt

Một phần của tài liệu Trách nhiệm của chủ tịch nước theo hiến pháp việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 43 - 45)

ước quốc tế nhân danh nhà nước; trình Quốc hội phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế; quyết định phê chuẩn, gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế khác nhân danh nhà nước39.

Về tính chịu trách nhiệm, giống như Hiến pháp năm 1992, Chủ tịch nước được thành lập trên cơ sở của Quốc hội, là cơ quan phái sinh của Quốc hội cho nên Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Trong giai đoạn này Nghị quyết số 35/2012/QH13 của Quốc hội ngày 21/11/2012 đã được thay thế bằng Nghị quyết số 85/2014/QH13 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn, có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2015. Thông qua Nghị quyết này Quốc hội tiếp tục duy trì sự giám sát và đánh giá đối với tất cả các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, trong đó có chức danh Chủ tịch nước.

1.2.3.Nhận xét chung về trách nhiệm của Chủ tịch nước qua các bản Hiến pháp Việt Nam Nam

Có thể thấy ở mỗi một giai đoạn với các điều kiện lịch sử khác nhau, quan niệm về tổ chức BMNN cũng như việc thực hiện quyền lực nhà nước là có sự khác nhau. Điều này cũng sẽ dẫn đến một hệ quả tất yếu là trách nhiệm của Chủ tịch nước trong mỗi bản Hiến pháp sẽ là khác nhau. Do đó thông qua việc phân tích trách nhiệm của Chủ tịch nước qua các bản Hiến pháp trong lịch sử lập hiến ở nước ta, có thể rút ra một số nhận xét như sau:

Thứ nhất, tùy thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể của từng giai đoạn cũng như

tư tưởng xây dựng BMNN mà trách nhiệm của Chủ tịch nước cũng sẽ có những sự khác nhau. Chủ tịch nước trong Hiến pháp năm 1946 vừa là người đứng đầu nhà nước, đại diện cho quốc gia vừa là người đứng đầu Chính phủ. Hội đồng Nhà nước trong Hiến pháp năm 1980 cũng giữ vai trò đứng đầu nhà nước nhưng đồng thời lại là cơ quan thường trực của Quốc hội. Chủ tịch nước trong các bản Hiến pháp năm

1959, Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013 chỉ có một vị trí duy nhất là người đứng đầu nhà nước. Điều này sẽ quyết định quan trọng đến sự khác nhau về trách nhiệm nói chung và nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước nói riêng trong các bản Hiến pháp. Nhưng tựu chung lại NTQG qua 05 bản Hiến pháp vẫn luôn có một vai trò chung giống nhau là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nhà nước tham gia vào các quan hệ đối nội và đối ngoại.

Thứ hai, đối với các nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực lập pháp, Chủ tịch nước trong các bản Hiến pháp luôn có một thẩm quyền chung là thực hiện việc công bố Hiến pháp, luật. Tuy nhiên chỉ riêng Chủ tịch nước trong Hiến pháp năm 1946 có quyền yêu cầu Nghị viện thảo luận lại đối với các dự luật đã được thông qua. Đến các bản Hiến pháp sau này, do áp dụng mạnh mẽ nguyên tắc tập quyền cho nên Chủ tịch nước chỉ có nhiệm vụ công bố Hiến pháp, luật sau khi đã được Quốc hội thông qua mà không còn thẩm quyền yêu cầu Quốc hội thảo luận lại các dự luật.

Đối với trách nhiệm của Chủ tịch nước trong lĩnh vực hành pháp, chỉ duy nhất Chủ tịch nước trong Hiến pháp năm 1946 có vai trò vừa là người đứng đầu nhà nước vừa là người đứng đầu Chính phủ, gắn bó và liên hệ mật thiết với các nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong lĩnh vực hành pháp. Kể từ khi áp dụng nguyên tắc tập quyền trong Hiến pháp năm 1959 cho đến nay, Chủ tịch nước (Hội đồng nhà nước trong Hiến pháp năm 1980) đã dần tách ra khỏi Chính phủ và sự tác động đến các hoạt động của Chính phủ ngày càng bị hạn chế.

Đối với trách nhiệm của Chủ tịch nước trong lĩnh vực tư pháp, càng về sau Hiến pháp càng quy định cụ thể và rõ ràng hơn các nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước đối với Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân. Nếu như Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959 chưa quy định một cách minh thị thì đến Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013 đã quy định rất rõ thẩm quyền của Chủ tịch nước trong công tác nhân sự cấp cao và vấn đề kiểm tra, giám sát hoạt động đối với các cơ quan này. Ngoài ra cho đến nay, Chủ tịch nước vẫn giữ nguyên thẩm quyền đặc xá của mình dù dã trải qua 05 bản Hiến pháp khác nhau.

Thứ ba, tùy thuộc vào từng giai đoạn lịch sử khác nhau mà tính chịu trách nhiệm

của NTQG trong các bản Hiến pháp cũng là khác nhau. Chủ tịch nước trong Hiến pháp năm 1946 có vị trí gần như “bất khả xâm phạm”, Chủ tịch nước không phải chịu bất kỳ một trách nhiệm nào trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình ngoại trừ tội phản quốc. Tuy nhiên đến các bản Hiến pháp sau này, do vận dụng nguyên tắc tập quyền trong tổ chức BMNN mà Chủ tịch nước đều có một điểm chung

là phải báo cáo công tác và chịu trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình trước Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm của chủ tịch nước theo hiến pháp việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)