Trách nhiệm của Chủ tịch nước trong lĩnh vực lập pháp

Một phần của tài liệu Trách nhiệm của chủ tịch nước theo hiến pháp việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 45 - 48)

Hiến pháp năm 2013 có sự kế thừa của các bản Hiến pháp trước đó về cách thức hình thành cơ quan Chủ tịch nước. Theo đó, Chủ tịch nước vẫn được hình thành từ cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Quốc hội bầu Chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội theo sự giới thiệu của UBTVQH. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội với thời gian là năm năm. Cùng với thẩm quyền thành lập, Quốc hội còn có quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước trong một số trường hợp như thực hiện không đúng các nhiệm vụ, quyền hạn của mình, không còn được sự tín nhiệm của Quốc hội hoặc vì lý do sức khoẻ khác…

Khoản 7 Điều 70 Hiến pháp năm 2013 quy định sau khi được bầu, Chủ tịch nước phải thực hiện nghi thức tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp. Nội dung tuyên thệ không được quy định cụ thể trong các văn bản mà sẽ do người tuyên thệ tự mình quyết định phù hợp với trách nhiệm được giao40. Đây là lần

40 Lời tuyên thệ của Chủ tịch nước Trần Đại Quang sau khi được bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước vào ngày 25/07/2016 tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV như sau (Chủ tịch nước đầu tiên thực hiện nghi thức tuyên thệ): “Dưới cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của tổ quốc, trước Quốc hội, đồng bào và cử tri cả nước. Tôi, Chủ

đầu tiên Hiến pháp ghi nhận nghi thức tuyên thệ của Chủ tịch nước nói riêng và các chức danh lãnh đạo chủ chốt khác trong BMNN nói chung.

Khoản 1 Điều 88 Hiến pháp năm 2013 quy định Chủ tịch nước có nhiệm vụ công bốHiến pháp, luật sau khi đã được Quốc hội thông qua. Chủ tịch nước không có quyền đề nghị Quốc hội xem xét lại Hiến pháp, luật. Nguyên nhân bởi vì Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Chủ tịch nước là chế định được thành lập dựa trên cơ sở của Quốc hội do đó Chủ tịch nước không có quyền đề nghị Quốc hội xem xét lại các quyết định của mình. Hơn nữa Chủ tịch nước còn là thành viên của Quốc hội, với tư cách này Chủ tịch nước cũng đã tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng và ban hành Hiến pháp, luật, trường hợp nếu không tán thành Chủ tịch nước cũng đã nêu những ý kiến của mình trong quá trình xây dựng.

Chủ tịch nước có quyền trình dự án luật ra trước Quốc hội41. Quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho Chủ tịch nước có thể tham gia vào quá trình lập pháp của Quốc hội, trở thành chủ thể của quyền sáng kiến lập pháp. Qua đó nhằm tăng cường vai trò của Chủ tịch nước trong lĩnh vực lập pháp với tư cách là người đứng đầu nhà nước. Một nhiệm vụ, quyền hạn khác nữa được quy cho Chủ tịch nước là Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Quốc hội họp bất thường, trong trường hợp cần thiết Chủ tịch nước cũng có quyền đề nghị Quốc hội họp kín.

Đối với UBTVQH, Chủ tịch nước có quyền trình dự án pháp lệnh, có nhiệm vụ công bố pháp lệnh sau khi đã được UBTVQH thông qua. Chủ tịch nước có quyền đề nghị UBTVQH xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua. Nếu pháp lệnh đó vẫn được UBTVQH biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước sẽ trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất. Đây là quy định có sự kế thừa từ Hiến pháp năm 1992. Quy định này giúp cho Chủ tịch nước có cơ chế giám sát hoạt động ban hành pháp lệnh của UBTVQH, tránh được thực trạng pháp lệnh có hiệu lực nhưng không khả thi, làm ảnh hưởng đến các quyền, lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong xã hội42.

Chủ tịch nước có quyền tham gia các phiên họp của Quốc hội. Ngoài tư cách NTQG, Chủ tịch nước còn là đại biểu Quốc hội, với vai trò này Chủ tịch nước có

với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nổ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó”.

41 Khoản 1 Điều 84 Hiến pháp năm 2013.

42 Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr. 419 - 420.

quyền tham gia các kỳ họp của Quốc hội, được quyền biểu quyết, đóng góp ý kiến đối với tất cả những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội, tham gia các hoạt động của Đoàn đại biểu nơi ứng cử. Có trách nhiệm tiếp xúc cử tri trước và sau mỗi kỳ họp Quốc hội để kịp thời giải đáp các ý kiến của cử tri. Được quyền trình kiến nghị về luật, pháp lệnh, được quyền chất vấn các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Điều 90 Hiến pháp năm 2013 quy định Chủ tịch nước có quyền tham dự các phiên họp của UBTVQH. Nhằm thực hiện nguyên tắc phân công, phối giữa giữa các cơ quan nhà nước, khi tham dự UBTVQH sẽ trình Chủ tịch nước các vấn đề thuộc thẩm quyền để Chủ tịch nước quyết định. Bên cạnh đó còn giúp Chủ tịch nước theo dõi, nắm bắt được tình hình đất nước kịp thời đóng góp các ý kiến về các vấn đề quan trọng trong phiên họp. Việc tham dự phiên họp của UBTVQH còn là tiền đề để Chủ tịch nước có thể thực hiện nhiệm vụ giám sát, kiểm soát hoạt động của UBTVQH trong lĩnh vực lập pháp.

Theo quy định Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Thông thường trước khi kết thúc nhiệm kỳ, Chủ tịch nước sẽ phải báo cáo công tác nhiệm kỳ của mình trước Quốc hội. Xét báo cáo công tác là một trong những cách thức nhằm ràng buộc trách nhiệm của Chủ tịch nước với Quốc hội.

Như đã trình bày ngoài việc xét báo cáo công tác nhằm ràng buộc trách nhiệm của Chủ tịch nước, Quốc hội còn có quyền bỏ phiếu tín đối với Chủ tịch nước. Trong giai đoạn kể từ khi Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực cho đến nay, Nghị quyết số 35/2012/QH13 đã được thay thế bằng Nghị quyết số 85/2014/QH13 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Mục đích của việc lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm theo quy định của Nghị quyết là nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của BMNN; giúp người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của mình để phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động; làm cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, đánh giá cán bộ43.

Lấy phiếu tín nhiệm có ba mức độ là: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp. Việc lấy phiếu tín nhiệm được coi là một bước đệm cho việc bỏ phiếu tín nhiệm. Bởi

43 Điều 3 Nghị quyết số 85/2014/QH13 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn do Quốc hội ban hành ngày 28/11/2014.

nếu sau khi tiến hành lấy phiếu tín nhiệm trong trường hợp Chủ tịch nước có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức hoặc nếu có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp” thì UBTVQH trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm.

Bỏ phiếu tín nhiệm có hai mức độ là: tín nhiệm và không tín nhiệm. Nếu Chủ tịch nước có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá “không tín nhiệm” thì có thể xin từ chức; trường hợp không từ chức thì UBTVQH đã giới thiệu Chủ tịch nước có trách nhiệm trình Quốc hội xem xét, quyết định việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm đối với Chủ tịch nước.

Ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên, đối với trách nhiệm với nghĩa tiêu cực tức là tính chịu trách nhiệm, Chủ tịch nước với tư cách là cơ quan phái sinh của Quốc hội, được thành lập trên cơ sở của Quốc hội, các nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước là do Quốc hội quy định. Do đó một điều hiển nhiên và tất yếu là Chủ tịch nước phải chịu trách nhiệm trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình trước Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất theo quy định tại Điều 87 Hiến pháp năm 2013.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm của chủ tịch nước theo hiến pháp việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)