Chủ tịch nước có nhiệm vụ tham gia vào quá trình thành lập nhân sự của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân thông qua các thẩm quyền đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán TANDTC; bổ
46 Phạm Thị Phương Thảo, tlđd (31), tr. 15.
nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án TANDTC, Thẩm phán các tòa án khác, Phó viện trưởng, Kiểm sát viên VKSNDTC47.
Nếu như Hiến pháp năm 1992 quy định Chủ tịch nước có quyền chủ động trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán TANDTC thì đến Hiến pháp năm 2013 Chủ tịch nước đã mất đi quyền chủ động này mà thay vào đó là phải “căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội” để thực hiện thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán TANDTC. Việc thay đổi như vậy phần nào đã làm giảm đi sự chủ động, quyền quyết định của Chủ tịch nước đối với nhân sự của TANDTC.
Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán các Tòa án khác của Chủ tịch nước là thẩm quyền mới được bổ sung vào trong Hiến pháp năm 2013. Theo Hiến pháp năm 1992, Chủ tịch nước không có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán của các Tòa án ở địa phương mà thẩm quyền đó là của Chánh án TANDTC với lý do là để tăng cường vai trò quyết định của TANDTC đối với nhân sự ngành Tòa án, đảm bảo sự độc lập của Tòa án trong việc thực hiện chức năng xét xử. Tuy nhiên Hiến pháp năm 2013 đã trao thẩm quyền này lại cho Chủ tịch nước bởi vì trong hệ thống tư pháp, Tòa án là trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm của hoạt động tư pháp. Thẩm phán là chủ thể quan trọng trong việc thực hiện quyền xét xử ở nước ta. Vì vậy việc quy định Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán các Tòa án khác là cần thiết, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ cải cách tư pháp, bảo đảm cho Tòa án nhân danh nhà nước trong xét xử, tăng cường tính độc lập trong hoạt động của cơ quan tư pháp, nâng cao vai trò, vị thế của các chức danh tư pháp, nhất là Thẩm phán Tòa án nhân dân khi được bổ nhiệm bởi người đứng đầu nhà nước48.
Chủ tịch nước căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội công bố quyết định đại xá, có quyền quyết định đặc xá và ân giảm án tử hình. Quyết định đại xá hiện nay chỉ mới được ghi nhận trong Hiến pháp thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội và Chủ tịch nước có trách nhiệm công bố quyết định chứ chưa có bất kỳ một văn bản quy phạm pháp luật cụ thể nào quy định chi tiết hơn về thẩm quyền này. Đối với quyết định đặc xá, quyết định đặc xá là văn bản của Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân49. Ngay sau khi
47 Khoản 3 Điều 88 Hiến pháp năm 2013.
48 Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, tlđd (42), tr.421 - 422. 49 Khoản 3 Điều 3 Luật Đặc xá năm 2018.
có quyết định về đặc xá Chủ tịch nước sẽ quyết định thành lập Hội đồng tư vấn đặc xá để triển khai thực hiện quyết định về đặc xá và tham mưu, tư vấn cho Chủ tịch nước trong việc thực hiện hoạt động đặc xá.
Thẩm quyền ân giản án tử hình không được quy định cụ thể trong Hiến pháp mà được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 cũng như các văn bản luật khác. Mặc dù không có định nghĩa cụ thể nhưng có thể hiểu ân giảm án tử hình là thẩm quyền của Chủ tịch nước giảm hình phạt từ tử hình theo bản án đã có hiệu lực pháp luật xuống thành tù chung thân. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết án được quyền gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước50. Sau khi nhận được ý kiến của Chánh án TANDTC, Chủ tịch nước sẽ quyết định chấp nhận hoặc bác đơn xin ân giảm.