Nhu cầu hoàn thiện trách nhiệm của Chủ tịch nướ cở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu Trách nhiệm của chủ tịch nước theo hiến pháp việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 65 - 158)

Thứ nhất, xuất phát từ chủ trương, chính sách của Đảng lãnh đạo.

Trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (năm 2021) đã nêu ra phương hướng “xác định rõ hơn vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trên cơ sở các nguyên tắc pháp quyền, bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước. Xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định…”64. Như đã phân tích, mặc dù Chủ tịch nước không thuộc vào bất kỳ một nhánh quyền lực nào trong các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp nhưng lại có mối quan hệ và

63 Cao Vũ Minh (2011), “Hiến pháp mới về vị thế, vai trò của nguyên thủ quốc gia – Chủ tịch nước”, Tạp chí

Nghiên cứu lập pháp, số 22 (207), tr. 30.

64 Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, https://nhandan.vn/tin-tuc-su-kien/bao-cao-chinh-tri-cua-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-xii-tai-dai- hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-xiii-cua-dang-621155/, truy cập ngày 18/07/2021.

có sự ảnh hưởng to lớn đến các cơ quan này. Chủ tịch nước là mắt xích quan trọng không thể thiếu trong các hoạt động của BMNN. Việc xác rõ hơn vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp không thể tránh khỏi việc phải xác định lại các nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước với vai trò là mắt xích quan trọng đối với hoạt động của các cơ quan này.

Thứ hai, xuất phát từ thực trạng các quy định của Hiến pháp và pháp luật cũng như các hoạt động thực tiễn có liên quan đến trách nhiệm của Chủ tịch nước.

Qua gần 10 năm triển khai và thực hiện Hiến pháp năm 2013 cho thấy các vấn đề liên quan đến trách nhiệm của Chủ tịch nước vẫn còn nhiều bất cập. Hiện nay ngoài Hiến pháp ra thì chưa có bất kỳ một hình thức văn bản nào khác tập trung quy định một cách cụ thể các nhiệm vụ, quyền hạn cũng như vấn đề trách nhiệm của Chủ tịch nước trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Hơn nữa trên thực tế việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước lại bị tản mạn ở các quy định của các văn bản luật khác nhau, điều này đã dẫn đến tình trạng luật “vượt mặt” Hiến pháp xuất hiện một cách phổ biến, quy định thêm cho Chủ tịch nước những thẩm quyền không có trong Hiến pháp, nhiều quy định còn mang tính hình thức, chưa có cơ hội để thực hiện trên thực tế. Do thiếu một hành lang pháp lý cụ thể là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho hoạt động của Chủ tịch nước nói chung và trách nhiệm nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế nhất định, chưa phát huy được tối đa vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch nước với tư cách là người đứng đầu nhà nước, đại diện cho nhà nước về đối nội và đối ngoại.

Thứ ba, xuất phát từ nhu cầu hội nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay.

Trong điều kiện toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, bắt buộc tự mỗi quốc gia phải có những thay đổi để phù hợp hơn với tình hình mới của thế giới. Toàn cầu hóa không chỉ diễn ra mạnh mẽ trong lĩnh vực kinh tế mà còn ở tất cả các lĩnh vực khác của đời sống xã hội như chính trị, văn hóa, tư tưởng… Nền kinh tế thị trường trong xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đã hình thành nên các quan điểm, các nhóm người có những lợi ích hoàn toàn trái ngược nhau. Từ sự khác nhau về quan điểm cũng như những lợi ích xã hội có thể dẫn đến những mâu thuẫn và xung đột gay gắt giữa các giai tầng khác nhau trong xã hội.

Trước tình hình đó, bắt buộc phải có một vị trí trong BMNN có thể tạo nên được sự đồng thuận, nhất quán trong toàn xã hội, không chỉ là biểu tượng về mặt chính trị

mà còn là biểu tượng về mặt tinh thần, đạo đức, có thể tập hợp được tất cả mọi tầng lớp nhân dân, tạo niềm tin vững chắc vào công lý thì vai trò đó không ai khác ngoài NTQG – người đứng đầu nhà nước. Đây được xem là một vai trò mà khó có một vị trí nào khác trong BMNN có thể có được. Do đó việc hoàn thiện hơn nữa về trách nhiệm của Chủ tịch nước ở nước ta không những góp phần hoàn thiện BMNN mà còn có thể tạo điều kiện thuận lợi để ổn định và phát triển đất nước trong bối cảnh nước ta đang phải đối mặt với rất nhiều tác động tiêu cực của xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay.

2.2.2. Phương hướng hoàn thiện trách nhiệm của Chủ tịch nước ở nước ta hiện nay Một là, hoàn thiện trách nhiệm của Chủ tịch nước cần phải đặt trong tổng thể của việc hoàn thiện BMNN nói chung. Bởi lẽ, như đã phân tích Chủ tịch nước là một bộ phận trong BMNN, có mối quan hệ trong hoạt động với tất cả các cơ quan nhà nước ở Trung ương. Việc điều chỉnh nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước cũng sẽ dẫn đến hệ quả là sự thay đổi trong cơ cấu nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan khác trong BMNN. Do đó việc hoàn thiện trách nhiệm của Chủ tịch nước phải được đặt trong tổng thế mối quan hệ và tác động với các cơ quan còn lại.

Hai là, hoàn thiện trách nhiệm của Chủ tịch nước không làm thay đổi HTCT cũng như việc tổ chức và vận hành quyền lực nhà nước ở nước ta. Mặc dù hiện nay chế định Chủ tịch nước còn khá nhiều bất cập, đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến trách nhiệm của Chủ tịch nước, tuy nhiên việc hoàn thiện trách nhiệm của Chủ tịch nước không được làm xáo trộn đến toàn bộ hệ thống chính trị ở nước ta đang vốn rất ổn định. Hơn nữa mô hình chính thể ở nước không phải là một mô hình không tiến bộ bởi thực tế đã chứng minh những thành tựu mà đất nước ta đã đạt được trong những năm gần đây, vị thế đất nước ngày càng được nâng cao.

Ba là, nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc những ưu điểm của chế định NTQG trong các mô hình chính thể trên thế giới phù hợp với thể chế, văn hóa, tình hình chính trị, xã hội của nước ta, đặc biệt là chính thể CHĐN và mô hình tổ chức NTQG trong chính thể cộng hòa xã hội chủ nghĩa ở các nước vốn có nhiều điểm tương đồng với nước ta hiện nay. Kế thừa những giá trị tinh hoa của các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và 1992 về trách nhiệm của Chủ tịch nước nhằm xây dựng chế định Chủ tịch nước vừa phù hợp với thể chế chính trị ở nước ta vừa đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay.

2.3.Một số kiến nghị liên quan về trách nhiệm của Chủ tịch nước ở nước ta hiện nay

2.3.1.Kiến nghị liên quan đến trách nhiệm của Chủ tịch nước ở nước ta hiện nay Thứ nhất, kiến nghị liên quan đến trách nhiệm của Chủ tịch nước trong lĩnh vực lập pháp.

Một là, ở nước ta hiện nay các quy định về Chủ tịch nước chủ yếu được ghi nhận trong Hiến pháp, chưa có bất kỳ một hình thức văn bản cụ thể nào khác quy định về trách nhiệm của Chủ tịch nước nói chung và các nhiệm vụ, quyền hạn nói riêng. Thiết nghĩ ở nước ta hiện nay thay vì Quốc hội phải ban hành một dự luật quy định có liên quan đến chế định Chủ tịch nước thì Chủ tịch nước có thể tự mình xây dựng và lấy ý kiến góp ý từ Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan có liên quan khác, ban hành một quy chế với tên gọi “quy chế hoạt động của Chủ tịch nước” dựa trên nền tảng là các quy định của Hiến pháp. Trong quy chế này sẽ quy định về nguyên tắc, chế độ làm việc, chế độ trách nhiệm, quy trình thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ, phối hợp trong công tác của Chủ tịch nước với Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan nhà nước khác. Quy chế này có hình thức tương tự như các quy chế làm việc của UBTVQH hay của Chính phủ vốn đã được ban hành trước đó từ rất lâu65. Hơn nữa việc ban hành quy chế cũng phù hợp với thông lệ quốc tế khi mà hiếm có thể tìm thấy một quốc gia nào quy định chế định NTQG trong một văn bản luật. Nếu có thì chỉ có một vài quy định có liên quan nhưng lại tồn tại dưới dạng tập quán pháp và chủ yếu là ở các nước theo chính thể quân chủ đại nghị (như ở Anh). Do đó với việc ban hành

“quy chế hoạt động của Chủ tịch nước” vừa cho thấy sự phù hợp với thông lệ quốc tế vừa không phải trải qua các quy trình xây dựng và ban hành dự luật vốn dĩ rất phức tạp và tốn kém như hiện nay.

Hai là, khôi phục lại thẩm quyền của Chủ tịch nước trong việc công bố nghị quyết của Quốc hội và UBTVQH giống như trong Hiến pháp năm 1992, tuy nhiên cần phải có sự phân biệt về nội dung của các nghị quyết. Đối với các nghị quyết của Quốc hội hoặc UBTVQH có liên quan đến các vấn đề giải thích, bãi bỏ, tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng của Hiến pháp, luật, pháp lệnh; các nghị quyết trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia như về tình trạng khẩn cấp, tổng động viên hoặc động viên cục bộ; quyết định đại xá sẽ thuộc thẩm quyền công bố của Chủ tịch

65 Tham khảo Nghị quyết số 1075/2015/UBTVQH13 về quy chế làm việc của UBTVQH ngày 11/12/2015. Tham khảo Nghị định số 138/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/10/2016 về quy chế làm việc của Chính phủ.

nước. Nghị quyết trong đến các lĩnh vực còn lại sẽ thuộc thẩm quyền công bố của Tổng thư ký Quốc hội.

Ba là, tăng cường kiểm soát việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước thông qua việc tăng cường tính chủ động trong việc chất vấn của các đại biểu Quốc hội đối với Chủ tịch nước. Việc chất vấn không nên chỉ được diễn ra tại các kỳ họp của Quốc hội hoặc chỉ trong một số trường hợp nhất định thì Chủ tịch nước mới phải trả lời bằng văn bản theo như quy định hiện nay66. Mà các đại biểu Quốc hội còn có quyền chất vấn bằng hình thức gửi văn bản đến Chủ tịch nước ở bất kỳ thời điểm nào giữa hai kỳ họp của Quốc hội. Do đó cần phải bổ sung thêm quy định về việc chất vấn bằng văn bản của đại biểu Quốc hội đối với Chủ tịch nước trong thời gian Quốc hội không họp. Văn bản trả lời chất vấn của Chủ tịch nước phải được trả lời trong một thời gian cụ thể và phải được gửi đến đại biểu Quốc hội đã chất vấn, UBTVQH, các Đoàn đại biểu Quốc hội và được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội, Cổng thông tin điện tử của Văn phòng Chủ tịch nước. Sau khi nhận được văn bản trả lời chất vấn, nếu không đồng ý với nội dung trả lời của Chủ tịch nước thì đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị đưa ra thảo luận tại kỳ họp Quốc hội gần nhất.

Hiện nay theo quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015, chỉ mới có quy định về việc xem xét báo cáo nhiệm kỳ của Chủ tịch nước tại kỳ họp cuối nhiệm kỳ của Quốc hội. Trong khi các cơ quan khác như UBTVQH, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập phải thực hiện chế độ báo cáo công tác hàng năm. Do vậy nhằm tạo được cơ chế giám sát thường xuyên và liên tục của Quốc hội đối với hoạt động của Chủ tịch nước hơn nữa Chủ tịch nước cũng sẽ có cơ hội để khắc phục được những hạn chế trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình thông qua những lần báo cáo. Do đó tác giả đề xuất cần phải bổ sung thêm hình thức báo cáo công tác hàng năm của Chủ tịch nước trước Quốc hội. Với việc bổ sung này cũng sẽ khắc phục được những hạn chế trong vấn đề giám sát hoạt động của Quốc hội đối với Chủ tịch nước khi mà phải đến cuối nhiệm kỳ Chủ tịch nước mới phải báo cáo trong công tác của mình .

Bốn là, nên bỏ quy định về thẩm quyền trình dự án pháp lệnh trước UBTVQH. Mà thay vào đó Hiến pháp nên quy định cụ thể hơn về việc tham dự phiên họp của UBTVQH. Theo đó tác giả đề xuất, bên cạnh việc quy định Chủ tịch nước có quyền tham dự các phiên họp của UBTVQH thì bổ sung quy định về nghĩa vụ phải thông báo của UBTVQH. Theo đó UBTVQH sẽ có nghĩa vụ thông báo cho Chủ tịch nước về chương trình họp, về việc tham dự và cho ý kiến đối với các phiên họp thông qua pháp lệnh, nghị quyết có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước hoặc có liên quan đến lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia. Bởi đây là các lĩnh vực vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc gia do đó bắt buộc cần phải có sự tham gia giám sát và đóng góp ý kiến của Chủ tịch nước với vai trò là người đứng đầu nhà nước.

Bổ sung thêm thẩm quyền đề nghị UBTVQH xem xét lại nghị quyết bởi hiện nay Chủ tịch nước chỉ mới có thẩm quyền đề nghị UBTVQH xem xét lại các pháp lệnh. Trường hợp nếu khi tham gia phiên họp và cho ý kiến nhưng không được UBTVQH tiếp thu, Chủ tịch nước vẫn có quyền đề nghị UBTVQH xem xét lại pháp lệnh, nghị quyết trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh, nghị quyết được thông qua, nếu pháp lệnh, nghị quyết đó vẫn được UBTVQH biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất. Trong trường hợp này cần phải xem xét đến vấn đề pháp lệnh, nghị quyết sẽ không phát sinh hiệu lực cho đến khi được Quốc hội xem xét, quyết định.

Bổ sung thêm thẩm quyền yêu cầu UBTVQH tiến hành phiên họp tại Điều 90 Hiến pháp năm 2013 bên cạnh Chính phủ như sau: “Chủ tịch nước có quyền yêu cầu UBTVQH, Chính phủ họp bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước”. Hơn nữa nhằm tạo nên sự tương thích giữa quy định của Hiến pháp và các văn bản pháp luật dưới Hiến pháp nên bỏ đi cụm từ “khi cần thiết” được quy định tại khoản 2 Điều 61 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 như vậy sẽ cho thấy việc Chủ tịch nước đề nghị UBTVQH họp là nghĩa vụ phải thực hiện của UBTVQH hơn là có quyền được lựa chọn.

Năm là, cần phải xác định rõ ràng địa vị pháp lý giữa các văn bản do Chủ tịch nước và UBTVQH ban hành. Theo đó tác giả đề xuất với tư cách là người đứng đầu nhà nước, các văn bản do Chủ tịch nước ban hành phải có địa vị pháp lý cao hơn so với các văn bản của UBTVQH, khi UBTVQH chỉ là cơ quan thường trực giữa hai kỳ họp của Quốc hội. Trên cơ sở đề xuất trên, tác giả đề xuất bổ sung thêm vào các

Một phần của tài liệu Trách nhiệm của chủ tịch nước theo hiến pháp việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 65 - 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)