1.2.2.1.Trách nhiệm của Chủ tịch nước theo Hiến pháp năm 1946
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 09/11/1946 Hiến pháp đầu tiên của nước ta chính thức được thông qua, tạo cơ sở vững chắc cho việc thực hiện quyền lực nhà nước, quyền và các nghĩa vụ cơ bản của công dân. Ở Hiến pháp năm 1946 chế định Chủ tịch nước không được quy định thành một chương riêng mà nằm cùng với chương Chính phủ. Trong Hiến pháp năm 1946, Chủ tịch nước có các nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
Trong lĩnh vực lập pháp, Chủ tịch nước có trách nhiệm ban bố các đạo luật đã được thông qua bởi Nghị viện trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông tri. Tuy nhiên Chủ tịch nước vẫn có quyền “phủ quyết mềm” yêu cầu Nghị viện thảo luận lại, nếu sau khi thảo luận lại mà vẫn được Nghị viện ưng chuẩn (với tỷ lệ thông qua lại là quá nửa số nghị viên có mặt) thì Chủ tịch nước có nghĩa vụ phải ban bố đạo luật đó25. Quyền phủ quyết này của Chủ tịch nước có phần rất giống với quyền phủ quyết của Tổng thống trong chính thể CHTT nhưng mang tính đề cao Nghị viện hơn. Việc trao quyền phủ quyết cho Chủ tịch nước đảm bảo Chủ tịch nước là một “chốt chặn” an toàn cho các đạo luật trước khi được ban hành, đảm bảo các đạo luật không đi ngược lại với xu hướng cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ. Ngoài ra trong một số trường hợp Chủ tịch nước còn có quyền yêu cầu Ban thường vụ Nghị viện triệu tập Nghị viện họp bất thường.
Trong lĩnh vực hành pháp, Chính phủ theo Hiến pháp năm 1946 là “Chính phủ lưỡng đầu” bao gồm hai thành phần là Chủ tịch nước và Nội các (gồm có Thủ tướng và các Bộ trưởng). Theo quy định tại Điều 47 và 49 Hiến pháp năm 1946 về công tác nhân sự của Chính phủ, Chủ tịch nước có quyền chọn Thủ tướng trong số các thành viên của Nghị viện và đưa ra Nghị viện biểu quyết, Chủ tịch nước ký sắc lệnh bổ nhiệm các Bộ trưởng dựa trên sự đề nghị của Thủ tướng, trong các cuộc họp của Hội đồng Chính phủ sẽ do Chủ tịch nước nắm quyền chủ tọa.
Chủ tịch nước lãnh đạo Chính phủ thực hiện các quyền hạn được quy định cho Chính phủ như: thi hành các đạo luật và quyết nghị của Nghị viện; có quyền đề nghị những dự án luật ra trước Nghị viện; đề nghị những dự án sắc luật ra trước Ban thường vụ trong lúc Nghị viện không họp mà gặp trường hợp đặc biệt; có quyền bãi bỏ những mệnh lệnh và nghị quyết của cơ quan cấp dưới; bổ nhiệm hoặc cách chức các nhân
25 Điều 31 Hiến pháp năm 1946.
viên trong các cơ quan hành chính hoặc chuyên môn; thi hành luật động viên và mọi phương sách cần thiết để giữ gìn đất nước, lập dự án ngân sách hàng năm26.
Chủ tịch nước có trách nhiệm tiếp ký vào các văn bản hành pháp. Theo quy định tại Điều 53 Hiến pháp năm 1946, đối với các sắc lệnh do Chính phủ ban hành bắt buộc phải có chữ ký của Chủ tịch nước cùng với chữ ký của các Bộ trưởng có liên quan. Việc Chủ tịch nước tiếp ký vào các sắc lệnh của Chính phủ không phải là hình thức “chữ ký phó thự” thường thấy trong các chính thể đại nghị. Mà điều này ngược lại thể hiện trách nhiệm của Chủ tịch nước trong công tác kiểm tra, giám sát, đảm bảo các sắc lệnh của Chính phủ phải có chất lượng, đảm bảo tính hợp hiến trước khi được ban hành.
Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Nghị viện thảo luận lại vấn đề bất tín nhiệm Nội các. Theo quy định tại Điều 54 Hiến pháp năm 1946, trường hợp Nghị viện biểu quyết không tín nhiệm Nội các, trong thời hạn 24 giờ Chủ tịch nước có quyền đưa vấn đề tín nhiệm ra Nghị viện thảo luận lại, cuộc thảo luận lần thứ hai phải cách cuộc thảo luận lần thứ nhất là 48 giờ. Sau cuộc thảo luận này nếu Nội các vẫn bị mất tín nhiệm thì bắt buộc phải từ chức.
Trong lĩnh vực tư pháp, Chủ tịch nước có quyền quy định về tổ chức, hoạt động và nhân sự của các Tòa án. Có quyền ban hành các sắc lệnh quy định về việc thành lập các Tòa án, thẩm quyền của từng Tòa án cũng như có thẩm quyền bổ nhiệm Thẩm phán của các Tòa án. Chủ tịch nước còn có trách nhiệm xem xét, quyết định việc đặc xá tha tù trước thời hạn đối với một số loại tội phạm. Qua đó có thể thấy, ngoại trừ các nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến cách thức hình thành nhân sự và tổ chức của Tòa án thì trách nhiệm của Chủ tịch nước trong lĩnh vực tư pháp còn chưa được thể hiện một cách rõ nét.
Trong một số lĩnh vực khác, theo Điều 49 Hiến pháp năm 1946 Chủ tịch nước có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: thay mặt nhà nước trong quan hệ với các quốc gia trên thế giới; thưởng huy chương và các bằng cấp danh dự; ký hiệp ước với các nước; phái đại biểu Việt Nam đến nước ngoài và tiếp nhận đại biểu ngoại giao của các nước. Các nhiệm vụ, quyền hạn này thể hiện vị trí biểu tượng, đại diện cho sự thống nhất của đất nước và khối đại đoàn kết dân tộc, tạo niềm tin vũng chắc cho người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước. Chủ tịch nước giữ quyền tổng chỉ huy quân đội toàn quốc, có quyền chỉ định hoặc cách chức các tướng
26 Điều 52 Hiến pháp năm 1946.
soái trong lục quân, hải quân, không quân. Kết hợp với Ban thường vụ của Nghị viện tuyên chiến hay đình chiến trong trường hợp Nghị viên không họp được.
Tính chịu trách nhiệm, theo quy định ngoại trừ phạm tội phản quốc, Chủ tịch nước không phải chịu bất kỳ một loại trách nhiệm nào trong việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của mình27. Trong trường hợp muốn truy tố Chủ tịch nước, Nghị viện bắt buộc phải thành lập một Tòa án đặc biệt để xét xử. Đây được xem là một điều đặc biệt chỉ có duy nhất trong Hiến pháp năm 1946, quy định này tạo cho Chủ tịch nước có vị thế gần như “bất khả xâm phạm”. Xuất phát từ nguyên nhân nước nhà vừa mới độc lập vẫn đang trong tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”, cần phải có một Chủ tịch nước đủ quyền uy và sức mạnh để điều hành công việc nhà nước. Chủ tịch nước cần phải có đủ khả năng huy động tất cả mọi nguồn lực của đất nước ứng phó với mọi trường hợp có thể xảy ra, chủ tịch nước không thể chịu sự ràng buộc của quá nhiều các loại trách nhiệm.
1.2.2.2. Trách nhiệm của Chủ tịch nước theo Hiến pháp năm 1959
Bắt đầu từ Hiến pháp năm 1959, nhà nước ta đã chuyển sang mô hình xã hội chủ nghĩa kiểu Xô Viết, áp dụng mạnh mẽ nguyên tắc tập quyền nên chế định Chủ tịch nước đã được xây dựng lại để phù hợp hơn với giai đoạn phát triển mới28. Trong Hiến pháp năm 1959 Chủ tịch nước đã không còn nằm trong Chính phủ và được quy định thành một chế định độc lập, do đó cũng đã dẫn đến những thay đổi cơ bản về các nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước so với trước đây.
Trong lĩnh vực lập pháp, Chủ tịch nước có nhiệm vụ công bố pháp luật, pháp lệnh. Theo quy định tại Điều 63 Hiến pháp năm 1959, Chủ tịch nước căn cứ vào quyết định của Quốc hội hoặc của UBTVQH để công bố pháp luật, pháp lệnh. Chủ tịch nước không có quyền đề nghị Quốc hội hoặc UBTVQH xem xét lại các đạo luật hay các pháp lệnh của mình. Thực chất đây chính là các nghĩa vụ được quy định cho Chủ tịch nước để hoàn tất các khâu cuối cùng trong quy trình lập pháp của Quốc hội và UBTVQH. Quyền “phủ quyết mềm” của Chủ tịch nước ở Hiến pháp năm 1946 đến đây đã không còn nữa.
Trong lĩnh vực hành pháp, cơ quan thực hiện có tên gọi là Hội đồng Chính phủ. Với tư cách là người đứng đầu nhà nước, Chủ tịch nước được quy định có quyền tham
27 Điều 50 Hiến pháp năm 1946.
28 Bùi Xuân Đức,“Phát huy những giá trị lịch sử, chính trị, pháp lý của Hiến pháp 1946 trong sự nghiệp đổi mới hiện nay”, http://quochoi.vn/tulieuquochoi/anpham/Pages/anpham.aspx?AnPhamItemID=264, truy cập ngày 02/04/2021.
gia vào công tác thành lập Chính phủ. Chủ tịch nước có quyền giới thiệu chức danh Thủ tướng để Quốc hội bầu, được quyền bổ nhiệm hoặc bãi miễn Thủ tướng, Phó thủ tướng và các thành viên khác của Hội đồng Chính phủ dựa trên quyết định của Quốc hội hoặc UBTVQH (trong trường hợp Quốc hội không họp).
Thẩm quyền chủ tọa thường xuyên các cuộc họp của Hội đồng Chính phủ trong Hiến pháp năm 1946 nay cũng đã được chuyển giao lại cho Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên theo quy định tại Điều 66 Hiến pháp năm 1959 “Chủ tịch nước trong trường hợp khi xét thấy cần thiết vẫn có quyền tham dự và chủ tọa các phiên họp của Hội đồng Chính phủ”. Do đó ở một mức độ nhất định Chủ tịch nước vẫn có quyền quyết định những vấn đề quan trọng trong lĩnh vực hành pháp, điều này cho thấy tầm ảnh hưởng nhất định của Chủ tịch nước đối với hoạt động hành pháp.
Trong lĩnh vực tư pháp, Chủ tịch nước đã không còn thẩm quyền bổ nhiệm Thẩm phán mà thay vào đó là chế độ bầu Thẩm phán, tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòa án và Viện kiểm sát đều do luật định. Chủ tịch nước không có bất kỳ một mối liên hệ nào đến các cơ quan trong hệ thống tư pháp, duy chỉ có thẩm quyền được quy định là căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội và UBTVQH công bố lệnh đại xá và lệnh đặc xá.
Trong một số lĩnh vực khác, Chủ tịch nước vẫn là người giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực quốc phòng – an ninh, là người thống lĩnh các lực lượng vũ trang toàn quốc, giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng. Chủ tịch nước có quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm Phó chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quốc phòng; có quyền tặng thưởng huân chương và danh hiệu vinh dự của nhà nước; tiếp nhận toàn quyền đại diện ngoại giao của nước ngoài cử đến; căn cứ vào quyết định của Quốc hội hoặc UBTVQH phê chuẩn hiệp ước ký với nước ngoài, cử và triệu hồi đại diện toàn quyền ngoại giao của nước mình29.
Ngoài các nhiệm vụ và quyền hạn nêu trên Chủ tịch nước còn có nhiệm vụ công bố lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố lệnh giới nghiêm sau khi đã được Quốc hội và UBTVQH quyết định. Nhìn chung so với Hiến pháp năm 1946, Chủ tịch nước đã bị thu hẹp các quyền tự quyết của mình trong lĩnh vực an ninh quốc phòng hơn rất nhiều. Chủ tịch nước lúc này có nhiệm vụ chính là phối hợp trong hoạt động giữa Quốc hội và Hội đồng Chính phủ tuy nhiên Chủ tịch nước vẫn còn “nghiêng” nhiều về phía Chính phủ.
29 Điều 63, 64, 65 Hiến pháp năm 1959.
Chủ tịch nước theo Hiến pháp năm 1959 còn được quy định một thẩm quyền rất đặc biệt. Đó là khi xét thấy cần thiết Chủ tịch nước có quyền triệu tập và chủ tọa Hội nghị chính trị đặc biệt. Hội nghị chính trị đặc biệt gồm có Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch UBTVQH, Thủ tướng Chính phủ và những người hữu quan khác. Hội nghị chính trị đặc biệt xét những vấn đề lớn của nước nhà. Những ý kiến được đưa ra trong hội nghị được Chủ tịch nước chuyển đến Quốc hội, UBTVQH, Hội đồng Chính phủ hoặc các cơ quan hữu quan khác để thảo luận và ra quyết định. Quy định này nhằm đáp ứng cho yêu cầu của đất nước trong điều kiện chiến tranh, cần có một thiết chế để tham mưu, đưa ra những quyết sách về các vấn đề có liên quan đến vận mệnh quốc gia nhưng vẫn không phá vỡ sự tập trung quyền lực của Quốc hội – cơ quan quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước30.
Tính chịu trách nhiệm, Hiến pháp năm 1959 không có bất kỳ một quy định cụ thể nào về nguyên tắc chịu trách nhiệm của Chủ tịch nước trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Cho thấy Chủ tịch nước phần nào vẫn có giới hạn đặc biệt về vấn đề chịu trách nhiệm, ít nhiều vẫn thể hiện tinh thần của Hiến pháp năm 1946 về vị trí “bất khả xâm phạm”. Mặc dù không có quy định nhưng Quốc hội có quyền giám sát việc thi hành Hiến pháp và có quyền bãi miễn Chủ tịch nước. Quyền giám sát việc thi hành Hiến pháp cũng đồng nghĩa với việc giám sát tính hợp hiến về các hành vi của Chủ tịch nước trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Do đó nếu có các hành vi vi hiến Chủ tịch nước cũng vẫn có thể bị Quốc hội bãi miễn và phải chịu các trách nhiệm pháp lý có liên quan.
1.2.2.3. Trách nhiệm của Chủ tịch nước theo Hiến pháp năm 1980
Hiến pháp năm 1980 đánh dấu cho thời kỳ độc lập, tự chủ, thống nhất đất nước và vận dụng nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa một cách triệt để tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Vì thế các chế định trong Hiến pháp năm 1980 đã có rất nhiều thay đổi31. Nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa đề cao vai trò của Quốc hội – là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân đồng thời cũng là cơ quan nắm giữ quyền lực nhà nước cao nhất, tất cả các cơ quan còn lại trong BMNN đều được hình thành dựa trên cơ sở của Quốc hội. Do đó chế định NTQG trong Hiến pháp năm
30 Đỗ Minh Khôi (2014), Chế định Nguyên thủ quốc gia trong các Hiến pháp Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật, tr. 103.
31 Phạm Thị Phương Thảo (2018), “Mối quan hệ giữa nguyên thủ quốc gia với cơ quan hành pháp ở Việt Nam”,
1980 cũng được xây dựng trên nguyên tắc này và có rất nhiều điểm khác biệt so với chế định NTQG trong hai bản Hiến pháp trước đây.
Trong lĩnh vực lập pháp, HĐNN thể hiện rõ sự gắn bó mật thiết với Quốc hội thông qua các hoạt động của HĐNN. Điều 100 Hiến pháp năm 1980 đã dành ra 05 khoản đầu tiên trong tổng số 21 khoản để quy định về các nhiệm vụ, quyền hạn của HĐNN trong lĩnh vực lập pháp như thẩm quyền tuyên bố và chủ trì việc bầu cử đại biểu Quốc hội; triệu tập các kỳ họp thường lệ và bất thường của Quốc hội; có trách nhiệm công bố luật sau khi đã được Quốc hội thông qua; ra pháp lệnh trong trường hợp Quốc hội chưa có điều kiện ban hành luật để điều chỉnh; giải thích Hiến pháp, luật và pháp lệnh. Đồng thời Hiến pháp năm 1980 cũng đã trao cho HĐNN thẩm quyền trình dự án luật ra trước Quốc hội trở thành một chủ thể quan trọng trong quá trình lập pháp của Quốc hội.
Không những vậy, HĐNN còn có thể tác động đến các cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương thông qua thẩm quyền giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp; sửa đổi hoặc bãi bỏ các nghị quyết không thích đáng của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố nói chung và có quyền giải tán các Hội đồng nhân dân này khi làm thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi của nhân dân. Nói cách khác HĐNN đã thực hiện thay các trách nhiệm của UBTVQH trong lĩnh vực lập pháp, thể hiện sự gắn bó chặt chẽ, thống nhất và tăng cường quyền lực cho Quốc hội.
Trách nhiệm trong lĩnh vực hành pháp, cơ quan thực hiện quyền hành pháp có tên gọi là Hội đồng Bộ trưởng - là Chính phủ của nước ta trong giai đoạn này. HĐNN