Lý thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu 20210524_102245_NOIDUNGLA_NVDONG (Trang 33 - 35)

7. Kết cấu của luận án

1.3.3. Lý thuyết nghiên cứu

Luận án được thực hiện dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính sách của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đất đai, về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, trong đó có bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất và các chủ thể khác tham gia vào quan hệ đất đai nói chung và pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội nói riêng.

Lý thuyết về sự công khai, minh bạch: Theo tác giả dưới góc độ pháp lý thì công khai, minh bạch được hiểu là: Mọi hoạt động của nhà nước phải được công bố hoặc phổ biến, truyền tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, làm cho mọi người dân có thể tiếp cận được các quyết định của nhà nước một cách dễ dàng. Trong hoạt động thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội thì công khai minh bạch phải được đặt lên hàng đầu để người dân, xã hội biết để thực thi, để theo dõi, giám sát để đảm bảo lợi ích chính đáng cho người có đất nông nghiệp bị thu hồi từ khâu lập quy hoạch, KHSDĐ nông nghiệp; trình tự thủ tục, thẩm quyền thu hồi; phương án bồi thường, hỗ trợ phải được công khai và lấy ý kiến của người có đất bị thu hồi. Có như vậy mới hạn chế được tham nhũng, lãng phí trong quản lý sử dụng đất nói chung và thu hồi đất nông nghiệp nói riêng đồng thời bảo đảm quyền lợi chính đáng của người có đất bị thu hồi.

Lý thuyết về sự công bằng: Theo tác giả, dưới góc độ pháp luật thì công bằng được hiểu là trong những điều kiện, hoàn cảnh như nhau thì các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật có các quyền và nghĩa vụ như nhau. Trong thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội, QSDĐ nông nghiệp đã được trao cho người sử dụng đất và được pháp luật bảo hộ thì khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp họ phải được bồi thường theo giá thị trường để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân, bên cạnh đó họ còn được hỗ trợ để ổn định đời sống. Lý thuyết về sự công bằng được sử dụng để luận giải về trách nhiệm của Nhà nước trong việc thu hồi đất phải theo đúng quy hoạch, KHSDĐ, đúng trình tự, thủ tục luật định và bồi thường ngang giá cho người sử dụng đất.

Kết luận Chương 1

1. Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta là đề tài nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước ở những cấp độ khác nhau. Các công trình đã phân tích, xây dựng được một số khái niệm trong lĩnh vực thu hồi đất như: Khái niệm thu hồi đất, khái niệm bồi thường, khái niệm hỗ trợ,

khái niệm tái định cư, các yếu tố chi phối việc bồi thường khi nhà nước thu hồi đất, khung giá đất làm căn cứ để bồi thường…

2. Các công trình nghiên cứu cơ sở lý luận của việc thu hồi đất, đất nông nghiệp dựa trên chế độ sở hữu toàn dân về đất đất đai, bản chất ưu việt của chế độ; phân tích sự chi phối của quan điểm của Đảng, quá trình hội nhập quốc tế, chênh lệch địa tô, cơ chế quản lý kinh tế trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội.

3. Các công trình nghiên cứu nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội như: Khái niệm thu hồi đất, khái niệm bồi thường, hỗ trợ, khái niệm tái định cư, khái niệm học nghề. Đồng thời các tác giả cũng phân tích những tồn tại bất cập, những “góc khuất” trong quá trình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Những vấn đề nảy sinh hậu thu hồi đất mà nhà nước và toàn xã hội phải chung tay giải quyết như: Thất nghiệp, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường và nghèo đói. Các công trình đã đề xuất một số kiến nghị trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp.

4. Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án, cũng như tiếp thu, kế thừa những tư tưởng khoa học, những kết quả nghiên cứu của các công trình trước đó, luận án có nhiệm vụ tiếp tục nghiên cứu, lý giải một cách sâu sắc hơn, toàn diện hơn cả về lý luận và thực tiễn pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội ở các chương tiếp theo, những vấn đề mà các tác giả chưa nghiên cứu, tiếp cận hoặc nghiên cứu, tiếp cận chưa đầy đủ.

CHƯƠNG 2

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu 20210524_102245_NOIDUNGLA_NVDONG (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w