7. Kết cấu của luận án
2.1.4. nghĩa của việc Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế-xã hội
tế - xã hội
2.1.4.1. Về phương diện chính trị
Các chế độ, chính sách, pháp luật về đất đai tác động rất lớn đến đời sống chính trị - xã hội. Chính sách, pháp LĐĐ đúng đắn, phù hợp với thực tiễn cũng như nguyện vọng của đại đa số người dân trong xã hội thì nó sẽ góp phần ổn định chính trị, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngược lại, chính sách pháp luật về đất đai bất cập, thiếu ổn định, không phù hợp với lòng dân sẽ chứa đựng nguy cơ gây mất ổn định chính trị, xã hội, mất lòng tin của nhân dân. Chính sách pháp luật về đất đai liên quan đến việc thu hồi đất nói chung và đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội nói riêng được cả xã hội quan tâm đặc biệt như: Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Bởi khi Nhà nước thu hồi đất, không chỉ người nông dân bị mất diện tích đất hiện có mà còn mất cả kế sinh nhai, mất nơi ở, mất tư liệu sản xuất, họ trở thành những người tay trắng không nghề nghiệp, không cuộc sống… Người dân Việt Nam có quan niệm: “Có an cư mới lạc nghiệp” thì việc mất đất nông nghiệp - tư liệu sản xuất quan trọng nhất thực sự là một “cú sốc” đối với người nông dân bị thu hồi đất. Do vậy, việc người nông dân phản ứng gay gắt, quyết liệt thông qua khiếu kiện tập thể, khiếu kiện vượt cấp, kéo dài thậm chí chống trả như ở Tiên Lãng - Hải Phòng hoặc ở huyện Tuy Đức tỉnh Đắc Nông khi không được bồi thường, hỗ trợ thỏa đáng. Các khiếu kiện về đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng khi Nhà nước thu hồi liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định chính trị và dễ phát sinh thành các điểm nóng. Vì vậy, giải quyết tốt việc bồi thường, hỗ trợ là thực hiện tốt chính sách an dân để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần vào việc duy trì sự ổn định về chính trị, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh.
2.1.4.2. Về phương diện kinh tế - xã hội
Thực tiễn cho thấy thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế- xã hội luôn là công việc khó khăn, phức tạp. Các dự án chậm triển khai thực hiện theo tiến độ đề ra có nguyên nhân do công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng không nhận được sự đồng thuận từ phía người nông dân. Xét dưới góc độ kinh tế, dự án chậm triển khai thực hiện ngày nào là chủ đầu tư, các doanh nghiệp bị thiệt hại đáng kể về lợi ích kinh tế do máy móc, vật tư, thiết bị bị “đắp chiếu”, người lao động không có việc làm trong khi doanh nghiệp vẫn phải trả lương, trả chi phí duy trì các hoạt động thường xuyên và trả lãi suất vay vốn cho Ngân hàng… Vì vậy, thực hiện tốt công tác thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội là điều kiện để nhà đầu tư sớm có mặt bằng triển khai các dự án đầu tư góp phần vào việc thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế và nâng cao tính hấp dẫn của môi trường đầu tư, kinh doanh ở nước ta. Hơn nữa, duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và bền vững sẽ có điều kiện để thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, góp phần vào công cuộc “xóa đói, giảm nghèo” và tạo tiền đề cho các bước phát triển tiếp theo.
Về phía người sử dụng đất, thực hiện tốt bồi thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất sẽ giúp cho họ và các thành viên khác trong gia đình nhanh chóng ổn định cuộc sống để tập trung sản xuất góp phần cải thiện và nâng cao mức sống. Hơn nữa điều này cũng giúp củng cố niềm tin của người nông dân có đất nông nghiệp bị thu hồi vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước, đồng thời loại trừ cơ hội để kẻ xấu lợi dụng, tuyên truyền, kích động quần chúng nhân dân khiếu kiện, đối đầu với chính quyền nhằm gây mất ổn định tình hình trật tự an toàn xã hội và làm đình trệ sản xuất.
Về phía Nhà nước: Nhà nước có vai trò rất lớn trong quản lý xã hội. Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư nhằm ổn định và phát triển đất nước. Thông qua các cơ quan nhà nước, những lợi ích mà dự án thu hồi đất mang lại được xác định trong các căn cứ thu hồi đất, mục đích thu hồi đất. Từ khi lập dự thảo, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, KHSDĐ, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cân nhắc đến tất cả các yếu tố lợi ích về phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… một khi thực hiện dự án. Các yếu tố này vẫn tiếp tục được xem xét trong quá trình phê duyệt những dự án phù hợp với KHSDĐ hàng năm cũng như giám sát kiểm tra việc thực hiện dự án, bảo đảm đúng với mục tiêu ban đầu. Một khoản tiền thuế thu được từ các dự án, từ việc chuyển nhượng bất động sản được nộp vào ngân sách nhà nước. Ngoài ra, Nhà nước còn có các lợi ích kinh tế - xã hội khác do dự án thu hồi đất mang lại như có thêm hạ
tầng kỹ thuật, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị, xây dựng trường học, bệnh viện, cầu cống, đường sá… để phục vụ dân sinh, phát triển kinh tế- xã hội.
Về phía chủ đầu tư: Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để giao hoặc cho các tổ chức kinh tế thuê để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Xét về mặt kinh tế, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt nên người nào có nhiều quyền sử dụng đất sẽ có nhiều lợi thế hoạt động sản xuất, kinh doanh. Khi đầu tư vào các dự án tại địa phương luôn có mong muốn tạo ra lợi nhuận, bằng cách làm tăng giá trị của đất, xây dựng cơ sở hạ tầng mới để đầu tư kinh doanh (làm nhà xưởng sản xuất, sân golf, các dự án bất động sản, sân bay, bến cảng…).
Ngoài mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, việc thu hồi đất còn phải bảo đảm sự ổn định về chính trị, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Muốn vậy, Nhà nước cần phải điều tiết, giải quyết hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người bị thu hồi đất, đây là động lực của sự phát triển, nếu giải quyết tốt lợi ích kinh tế giữa ba chủ thể này thì sẽ tạo động lực cho sự phát triển của xã hội; ngược lại, chế định thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội sẽ là nguyên nhân của những đối kháng và mâu thuẫn xã hội.
2.2. Những vấn đề lý luận về pháp luật điều chỉnh đối với hoạt động thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội