7. Kết cấu của luận án
2.1.2. Bồi thường và hỗ trợ cho người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
2.1.2. Bồi thường và hỗ trợ cho người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đấtnông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Bồi thường cho người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội
Khi Nhà nước thu hồi đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng mà không phải do vi phạm các quy định của pháp LĐĐ thì phải bồi thường. Đặc biệt trong trường hợp thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế -xã hội thì đương nhiên Nhà nước phải bồi thường vì trong trường hợp này việc thu hồi đất không do lỗi của người sử dụng đất, hơn nữa khi bị thu hồi đất, người sử dụng đất phải chịu những thiệt hại, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hiện tại. Vì vậy, việc Nhà nước bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp của người sử dụng là việc làm phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và phù hợp với thực tiễn cuộc sống.
Tại Khoản 6 Điều 4 LĐĐ năm 2003 quy định: “Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất” [26] và tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định: “Về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất”. Như vậy, LĐĐ năm 2003 và văn bản hướng dẫn có quy định việc bồi thường và hỗ trợ, tái định cư cho người bị thu hồi đất. Quy định như vậy để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có đất bị thu hồi, giúp họ ổn định cuộc sống.
Tại Khoản 12 Điều 3 LĐĐ năm 2013 quy định: “Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng
đất” [27]. Còn vấn đề bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất được quy định thành một chương riêng đó là chương 6 của LĐĐ năm 2013. Như vậy, “Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước bù đắp những tổn hại về đất và tài sản trên đất do hành vi thu hồi đất gây ra cho người sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế - xã hội”.
Có thể nêu khái niệm bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp như sau: “Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp là việc Nhà nước bù đắp những tổn hại về đất và tài sản trên đất do hành vi thu hồi đất nông nghiệp gây ra cho hộ gia đình, cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật đất đai để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế - xã hội ”.
Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội như sau: “Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội là việc Nhà nước bù đắp những tổn hại về đất và tài sản trên đất do hành vi thu hồi đất nông nghiệp gây ra cho hộ gia đình, cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật đất đai để phát triển kinh tế -xã hội”.
Đền bù là khái niệm dùng để chỉ sự “đền trả” lại những thiệt hại do một hoạt động của một chủ thể gây ra. Khái niệm “đền bù” xuất hiện từ LĐĐ năm 1987 và LĐĐ năm 1993. Từ khi LĐĐ năm 1993 được sửa đổi, bổ sung năm 2001, Quốc hội đã thống nhất cụm từ “bồi thường” thay cho “đền bù” và “đền bù thiệt hại”. Hiện nay, LĐĐ năm 2013 và các văn bản hướng dẫn không còn sử dụng khái niệm đền bù, mà thay vào đó là các khái niệm bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
2.1.2.2. Hỗ trợ cho người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội
Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng thì: “Hỗ trợ: Giúp thêm, góp thêm vào” [89, tr.332]. Như vậy, dưới góc độ ngôn ngữ thì hỗ trợ là sự trợ giúp, giúp đỡ của cộng đồng nhằm chia sẻ bớt một phần khó khăn, rủi ro mà một người hoặc một nhóm người gặp phải. Hoạt động hỗ trợ bao gồm hai hình thức: Hỗ trợ về mặt vật chất và hỗ trợ về mặt tinh thần.
Tại Khoản 7 Điều 4 LĐĐ năm 2003 quy định: “Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới” [26].
Khoản 14 Điều 3 LĐĐ năm 2013 quy định: “Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định cuộc sống, sản xuất và phát triển” [27]. Có thể nói LĐĐ năm 2013 một lần nữa quy định chính sách hỗ trợ ngoài việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của người sử dụng. Việc bồi thường, hỗ trợ chỉ phát sinh khi quyết định thu hồi đất có hiệu lực pháp luật. “Hỗ trợ” góp phần xoa dịu sự bất bình của người dân có đất nông nghiệp bị thu hồi khi mà giá đất bồi thường hiện nay chưa hợp lý, chưa thể bù đắp được các thiệt hại mà người nông dân phải gánh chịu. Khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất nông nghiệp của người sử dụng thì thiệt hại không chỉ là những mét vuông đất bị mất cùng với tài sản gắn liền trên đất như hoa màu, cây trồng…. mà còn là việc mất tư liệu sản xuất không biết phải sống bằng nghề gì….
Việc quy định chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nói chung và đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội nói riêng thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta, nó phản ánh đúng bản chất của nhà nước ta là “Nhà nước của dân, do dân và vì dân”. Tuy nhiên, khái niệm “hỗ trợ” của pháp luật hiện hành là chưa đầy đủ và chưa phù hợp. Vì theo quy định của LĐĐ năm 2013 thì các biện pháp hỗ trợ khi thu hồi đất bao gồm: Hỗ trợ ổn định cuộc sống và sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi và tạo việc làm và các khoản hỗ trợ khác. Ngoài ra, khi thu hồi đất nông nghiệp còn có chính sách hỗ trợ đối với đất nông nghiệp trong khu dân cư và vườn, ao không được công nhận là đất ở.
Từ phân tích trên có thể nêu khái niệm hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp: “Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế- xã hội là việc Nhà nước giúp đỡ các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức có đất nông nghiệp bị thu hồi bằng việc hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm và các hỗ trợ khác”