Một số nhận định khái quát về kết quả của các công trình đã đƣợc nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận án Lê Trung Kiên (Trang 37 - 39)

đƣợc nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu, các đề tài luận án, các cuốn sách chuyên khảo khoa học được điểm luận ở trên đây cơ bản có đề cập trực tiếp hay gián tiếp, gần hoặc xa đến đối tượng nghiên cứu của luận án. Thực tế, có những công trình không công nhận Phật giáo có hệ thống đạo đức (ethics) mang tính xã hội, mà cho đó là những quy tắc ứng xử, luân lý (moral) mang tính cá nhân (Damien Keown), hay không có đạo đức tuyệt đối trong Phật giáo (Barbara O’Brien), hay đạo đức Phật giáo không hình thành dựa trên nguyên tắc của tinh thần dân chủ và công lý (đúng - sai) mà dự trên những tiêu chí đánh giá về sự “khôn ngoan” (Luke Wayne), hoặc có thể thực hành hoặc không thực hành đạo đức Phật giáo (Thích Phước Toàn). Ngược lại, có những tác giả cho rằng đạo đức Phật giáo là phẩm chất tồn tại thực sự (Alastair Gornall), đạo đức Phật giáo là một hệ thống đầy đủ và hoàn hảo nhất (Max Muler), ĐĐPG là hiển nhiên và là nền tảng của giáo lý Phật giáo (Thích Minh Châu, Thích Gia Quang)… Đây sẽ là những tài liệu tham khảo có giá trị, các nhận định, đánh giá và kết luận qua những công trình của các tác giả giúp cho nghiên cứu sinh khi triển khai đề tài luận án “Giá trị đạo đức trong kinh tạng Phật giáo Nguyên thủy văn hệ Pàli”. Có thể đưa ra một số đánh giá khái quát về kết quả của các công trình nghiên cứu nêu trên cũng như luận điểm của các tác giả đã đề cập tron công trình đó mà luận án sẽ kế thừa:

Thứ nhất, các công trình đều đề cập và khẳng định ĐĐPG, hay luân lý, chuẩn mực ứng xử cá nhân dưới góc nhìn của Phật giáo thúc đẩy đạo đức cá nhân và đạo đức xã hội. Dù là những chuẩn mực đạo đức cá nhân (như quan điểm của Damien Keown), thì suy cho cùng, không có cá nhân nào đứng ngoài gia đình và xã hội, anh ta buộc phải tham gia các quan hệ gia đình, xã hội, và trong khi đó anh ta thể hiện mình với tư cách là chủ thể của hành vi đạo đức. Đây là nền tảng tạo nên các quan hệ đạo đức và hành vi đạo đức. Các công trình đều được nghiên cứu một cách nghiêm túc, công phu, có khảo

sát kỹ với các luận cứ, luận chứng xác thực và đáng tin cậy. Các công trình này sẽ cho nghiên cứu sinh sự kế thừa về góc nhìn, phương pháp nghiên cứu đạo đức Phật giáo.

Thứ hai, các công trình nghiên cứu về ĐĐ của PG Nguyên thủy của các học giả phương Tây, Sri Lanka, Thái Lan, Ấn Độ thì chủ yếu khảo sát trên giới luật Phật giáo (Luật tạng), nghĩa là bàn đến đạo đức tu hành (đạo đức của tu sỹ xuất gia) trên cơ sở nghiên cứu về giới luật Phật giáo mà các tu sỹ thụ trì, chưa đề cập nhiều đến kinh tạng Phật giáo Nguyên thủy. Các tác giả cho rằng, có sự khác biệt trong quan điểm đạo đức giữa Phật giáo Nguyên Thủy và Phật giáo Phát triển (Phật giáo Đại thừa), cùng với sự phát triển và vận động của xã hội, những tiêu chí hay nhận định về đạo đức Phật giáo thay đổi theo. Trong khi đó, các công trình nghiên cứu của các tác giả Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam thì chủ yếu khảo sát trên kinh điển giáo lý và giới luật của Phật giáo Đại thừa, mà chưa đề cấp đến Phật giáo Nguyên thủy. Các tác giả này khẳng định sự tồn tại của đạo đức Phật giáo, nhất là gắn với đời sống phạm hạnh của các vị tu sỹ xuất gia, thông qua việc giảng pháp, hoằng truyền tư tưởng Phật giáo đến xã hội, ĐĐPG đã tác động đến đạo đức xã hội. Các tác giả cũng cho rằng, ĐĐPG có vai trò hoàn thiện nhân cách con người và tạo nên nền tảng của đạo đức con người; ĐĐPG phù hợp với đạo đức xã hội. Đây là những kết luận quan trọng dựa trên cơ sở khoa học mà các công trình nghiên cứu đã chỉ ra, luận án sẽ kế thừa và phát huy trong quá trình thực hiện đề tài. Luận án cũng sẽ kế thừa từ các công trình này về phương pháp nghiên cứu khi áp dụng vào đối tượng cụ thể của đề tài.

Thứ ba, với các công trình nghiên cứu về văn hóa Phật giáo (VHPG), các nhà khoa học chủ yếu khảo cứu trên kinh điển Phật giáo Đại thừa, trong đó các tác giả đề cập và nhấn mạnh đến sự tồn tại của VHPG như một thực thể bao gồm trong nó các thành tố: VHĐĐ Phật giáo, ngôn ngữ, lễ hội, điêu khắc, kiến trúc Phật giáo… Các tác giả cho rằng, VHĐĐ Phật giáo cùng các thành tố khác trong VHPG góp phần tạo nên văn hóa quốc gia, dân tộc. Một

số công trình nghiên cứu GTĐĐ PG Nguyên thủy, với tư cách là cốt lõi của giá trị VHPG, thì chủ yếu khảo cứu trên quy định của giới luật dành cho người xuất gia (Luật tạng) hay các Phật tử thuần thành, và cho rằng, giới luật tạo nên quy tắc đạo đức của người xuất gia, nó là nền tảng của đạo đức con người, và có vai trò bổ khuyết và hoàn thiện đạo đức xã hội. Tuy nhiên, nếu chỉ lấy giới luật cho người xuất gia làm đối tượng nghiên cứu để chỉ ra các nguyên tắc đạo đức, thì thực tế số lượng người xuất gia, hành trì giới luật không phải chiếm số đông trong xã hội, vì vậy sự tác động của các GTĐĐ đó có phạm vi tác động xã hội không lớn. Mặc dù vậy nghiên cứu sinh sẽ kế thừa kết quả, phương pháp nghiên cứu của các công trình nêu trên để phát triển trong đề tài luận án của mình.

Thứ tư, các công trình nghiên cứu đều thống nhất ĐĐPG tương ứng, phù hợp với ĐĐ XH, có vai trò thúc đẩy ĐĐ XH và là cơ sở cho việc phát triển bền vững. Tuy nhiên, các công trình vì những mục tiêu nghiên cứu nhất định, đều chưa khảo cứu tổng thể trên kinh tạng Phật giáo Nguyên thủy và chỉ ra một cách hệ thống giá trị đạo đức Phật giáo cùng tác động của nó trong bối cảnh xã hội hiện nay. Nghiên cứu sinh sẽ kế thừa những luận điểm, kết luận và nhận xét đánh giá của các công trình nêu trên để áp dụng và phát triển trong quá trình thực hiện đề tài luận án.

Thứ năm, phần lớn các công trình được nghiên cứu dưới góc nhìn và phương pháp nghiên cứu của triết học, tôn giáo học, xã hội học, đạo đức học mà ít có công trình nào (trừ Luận án Tiến sỹ của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thảo) nghiên cứu dưới góc nhìn của văn hóa học. Đây là phần nghiên cứu sinh kế thừa được ít nhất về phương pháp chuyên ngành nhưng lại gợi ý cho luận án về áp dụng phương pháp liên ngành, đa ngành trong nghiên cứu đề tài.

Một phần của tài liệu Luận án Lê Trung Kiên (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w