- Các công trình của các tác giả được điểm luận trên đây chưa đặt nhiều sự quan tâm đến kinh tạng khi nghiên cứu GTĐĐ của Phật giáo Đây chính là công
3.3.3. Chuẩn mực đạo đức trong quan hệ cha mẹ con cá
*Chuẩn mực đạo đức của một người con đối với cha mẹ
Thích Ca dạy Singàlaka (Thi ca la việt) về cách lễ phương Đông, ông cho rằng cần phải ghi nhớ phương Đông là cha mẹ, và những quy chuẩn về đạo đức của người con đối với cha mẹ cần tâm niệm và thực hiện năm phẩm hạnh: “Được nuôi dưỡng, tôi sẽ nôi dưỡng lại cha mẹ; Tôi sẽ làm bổn phận đối với cha mẹ; Tôi sẽ giữ gìn gia đình và truyền thống gia đình; Tôi bảo vệ tài sản thừa tự; Tôi sẽ làm tang lễ khi cha mẹ qua đời” [29, tr.542]. Đó là chuẩn mực ứng xử thể hiện GTĐĐ của người con đối với cha mẹ. Những nội dung cơ bản về đạo đức của người giữ phận làm con, Thích Ca dạy những nội dung vẫn đúng, có giá trị và phù hợp với bất kỳ xã hội nào và thời điểm nào. Đó là: phụng dưỡng cha mẹ bằng lòng kính trọng, biết ơn và đáp đền vì cha mẹ đã sinh ra thân mình, nuôi dưỡng mình lớn khôn, dạy cho mình hiểu lẽ
đạo lẽ đời. Vì thực tế, một mẹ có thế nuôi dạy trưởng thành được chín, mười người con, nhưng chín, mười người con đùn đẩy nhau không nuôi được cha mẹ lúc về già. Bảo vệ gia đình và giữ gìn truyền thống cũng chính là trách vụ của người con, không chỉ theo tinh thần Phật giáo mà đạo hiếu của Nho gia cũng nhấn mạnh nội dung này. Không thiếu trường hợp, đời ông cha dầy công gây dựng và giữ gìn truyền thống, cơ nghiệp, nhưng đến đời con cháu thì phá hoại gia sản, sự nghiệp, làm tiêu tan truyền thống tốt đẹp của gia đình. Vì vậy, bảo vệ tài sản thừa tự là một chuẩn mực ứng xử, chuẩn mực đạo đức thể hiện lòng hiếu kính của con cái. Vì tài sản đó chính là công sức, là tâm huyết, là mồ hôi, nước mắt, thậm chí là máu xương của, ông bà, cha mẹ để tạo nên. Không chỉ giữ gìn và bảo vệ tài sản thừa tự mà phải làm cho nó gia tăng, sản sinh và phát triển, đó chính là hạnh hiếu mà người con cần phải làm. Làm tang lễ khi cha mẹ qua đời là việc quan trọng. Việc làm tang phải đúng lễ, thể hiện sự ai thương, thành kính, đúng với di huấn của cha mẹ, không trái với truyền thống văn hóa dân tộc, không hà tiện qua loa, nhưng lại không khuếch trương hoang phí, điều cốt yếu là giữ được thanh danh của gia đình, cha mẹ. Dù chỉ là 5 điều quy phạm đạo đạo đức mà Thích Ca chỉ bày cho con người trong hành trình sống và thực hiện đạo làm con, nhưng nếu thực hành trọn vẹn bổn phận đó trong sự chân thành và đạo đức là vô cùng khó.
Tóm lại, đối với con cái trong gia đình, Thích Ca chỉ bày những nội dung thể hiện những giá trị đạo đức cần cho việc thực hiện đạo làm con:
Phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ khi sống; Thành kính thờ phụng cha mẹ khi qua đời; Nghe lời và giữ trọn đạo hiếu với cha mẹ; Giữ gìn truyền thống gia đình;
Không làm mất danh tiếng gia đình;
Bảo vệ, phát triển tài sản và truyền thống gia đình do cha mẹ để lại. *Chuẩn mực đạo đức của cha mẹ đối với con cái
Thích Ca dạy: “được con phụng dưỡng như phương Đông, theo năm cách như vậy, cha mẹ có lòng thương tưởng đến con theo năm cách: Ngăn
chặn con làm điều ác; Khuyến khích con làm điều thiện; Dạy con nghề nghiệp; Cưới vợ xứng đáng cho con; Đúng thời trao của thừa tự cho con”
[29, tr.542]. Đây là năm điều thương tưởng, là năm trách nhiệm cần được cha mẹ thực hiện đối với con cái của mình, đó là những chuẩn mực ĐĐ gắn với trách nhiệm lớn lao của các bậc cha mẹ mọi đời. Đây không chỉ là quan điểm của Phật giáo, mà có sự trùng hợp tự nhiên phản ánh tâm thức và những giá trị đạo đức mà con người hướng đến trong mọi giai đoạn lịch sử, ở mọi quốc gia. Quan điểm Nho giáo cho rằng “Dưỡng bất giáo, phụ chi quá”, nghĩa là nuôi con mà không dạy con nên người, là lỗi của cha mẹ. Trách nhiệm của cha mẹ không chỉ nuôi cho con cái khôn lớn, mà quan trọng hơn phải chỉ bày cho con nhận thức và thực hiện những điều thiện lành, ngăn cấm và tránh xa những điều xấu ác. Ngăn con làm điều ác là để con cái không phạm tội, không tạo ra lỗi lầm, không phải nhận quả báo xấu trong tương lai. Nhưng nếu chỉ ngăn ác thì cũng chưa tích lũy được giá trị tốt đẹp gì, nên ngăn ác rồi thì điều song hành là phải chỉ bày cho con cái những con đường tốt đẹp cần theo, những việc thiện cần làm, để từ đó tích lũy công đức, lòng từ ái và đạo đức của con người, để con cái trở thành một người thiện lành, tốt đẹp. Khi con cái lớn khôn, cha mẹ phải dạy cho con nghề nghiệp để trước hết là con tự nuôi sống chính mình, sau đó để con trở thành một con người có ích cho xã hội. Nhưng nghề nghiệp cha mẹ dạy con phải đúng tinh thần của chính mệnh và chính nghiệp. Đó là những nghề nghiệp chính đáng, làm và thụ hưởng thành quả lao động bằng chính công sức của mình, không lừa lọc điêu gian, không sử dụng những tà thuật mê muội lòng người để trục lợi. Khi con cái trưởng thành, cha mẹ phải lo cưới vợ, gả chồng xứng đáng, phù hợp cho con. Người vợ, người chồng là bạn đời của con cái, vì vậy, cha mẹ phải thận trọng trong việc tìm hiểu truyền thống gia đình người con muốn cưới gả, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh gia đình mình. Việc cưới hỏi phải được thực hiện trên tinh thần tự nguyện và tình yêu thương, đồng thời tôn trọng ý kiến của con cái trong việc xây dựng cuộc sống gia đình. Cha mẹ phải chọn thời điểm phù hợp để trao thừa tự cho con, đúng thời ấy là khi con cái đã trưởng thành, có ý thức
bảo vệ truyền thống gia đình và của thừa tự cha mẹ để lại, đúng thời là lúc trao đồ thừa tự vừa giúp cho con cái xây dựng cuộc sống tốt đẹp lại vừa đảm bảo việc của cải thừa tự được gìn giữ và phát triển. Nói tóm lại, như lời dạy của Thích Ca, cha mẹ cần có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ bảo, dạy dỗ, gây dựng cuộc sống và vun vén cho hạnh phúc cả cuộc đời cho con cái.
Qua đoạn kinh văn nêu trên có thể chỉ ra những giá trị đạo đức mà Thích Ca muốn người làm cha mẹ trong gia đình cần đạt được là:
Nuôi dưỡng con cái và dạy dỗ cho con trưởng thành về trí tuệ, nhân cách;
Chỉ dạy cho con biết và tránh xa điều ác, gần gũi và thực hiện các điều thiện;
Cho con học và thành tựu nghề nghiệp tốt; Lo lắng hạnh phúc gia đình cho con; Trao của thừa tự cho con khi thuận dịp.