- Các công trình của các tác giả được điểm luận trên đây chưa đặt nhiều sự quan tâm đến kinh tạng khi nghiên cứu GTĐĐ của Phật giáo Đây chính là công
3.3.2. Chuẩn mực đạo đức của một công dân, thành viên xã hộ
Theo Thích Ca, trong xã hội, ở trong một tập thể hay một tổ chức nào, các thành viên trong tổ chức ấy cần thực hiện sáu phép hòa kính để tạo nên sự từ ái, đoàn kết, hòa hợp để cùng phát triển. Sáu phép hòa kính đó là: (1) “An
trú thân hành - Thành tựu thân nghiệp” (thân hòa đồng trụ) hòa hợp cùng chung sống, không gây ra những hậu quả xấu do việc tồn tại thân thể của mình trong tập thể; (2) “An trú khẩu hành - Thành tựu khẩu nghiệp” (khẩu hòa vô tranh) là nói lời dễ nghe, ái ngữ, không cãi chửi, tranh giành, để tăng cường truyền thông và tăng trưởng sự hòa hợp; (3) “An trú ý hành - Thành tựu ý nghiệp” (ý hóa đồng duyệt) là cùng đưa ra sự bàn góp, xây dựng và trân trọng, cùng vui với kiến nghị, đề xuất của người khác; (4) “Thành tựu tri kiến” (kiến hòa đồng giải) là cùng có nhận thức, đánh giá, nhìn nhận tự nhiên, xã hội, tư duy con người dưới góc nhìn của kẻ trí, của tư duy biện chứng, lô gic và khách quan, nắm rõ bản chất của mọi vật và chủ động với sự biến đổi của thế giới; (5) “Thành tựu giới luật” (giới hòa đồng tu), cùng nhau thực hiện quy định, quy chế, pháp luật, điều lệ, giới luật chung của quốc gia, xã hội, nhóm xã hội, tổ chức quy định; (6) “Lợi hòa đồng quân - san sẻ tài vật” là khi có lợi ích hợp pháp về vật chất cùng chia sẻ cho người khác thụ hưởng một cách công bằng, tự nguyện, vui vẻ [29, tr.615-616], [29, tr.704-705]. Thích Ca nhấn mạnh: “Sáu pháp này cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, đưa đến không tranh luận, hòa hợp, nhất trí”
[30, tr.705]. Theo Thích Ca, nếu thực hiện được sáu điều nêu trên ở mỗi con người trong xã hội, thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp, đoàn kết, hòa hợp. Thích Ca cho rằng thực hiện thành công sáu điều nêu trên sẽ làm cho người người trong xã hội yêu thương lẫn nhau, kính trọng lẫn nhau. Sáu điều đó được thực hiện sẽ đưa đến sự hòa đồng, không có xung đột, không tạo nên tranh luận, mâu thuẫn mà dễ dàng tạo nên sự hòa hợp, thống nhất, cùng chung ý nguyện, cùng chung mục đích, cùng chung lý tưởng. Đó chính là cảnh giới cao đẹp, an lạc, hạnh phúc nhất mà bất cứ quốc gia, xã hội nào cũng mong mỏi hướng đến. Đó chính là cảnh giới Niết bàn an lạc không cần cầu tìm đâu xa mà có thể hiện hữu ngay trên thế gian này, theo tinh thần của Phật giáo.
Thích Ca cho rằng, sống trong xã hội thì hành động (thân) cùng hòa hợp; lời nói (khẩu) cùng hòa hợp; kiến nghị, đề xuất (ý) cùng hòa hợp; cùng có nhận thức, hiểu biết (tri kiến) đúng đắn; chia sẻ các quyền lợi; tôn trọng
các quy định và cùng thực hiện mọi công việc chung trong tinh thần trách nhiệm, hòa kính là trách nhiệm chung của công dân, mỗi thành viên trong xã hội phải thực hiện để làm cơ sở, nền tảng tạo nên xã hội hài hòa, ổn định và phát triển. Như vậy, qua lời dạy của Thích Ca được ghi chép trong kinh điển, giá trị đạo đức đối với một công dân, một con người cụ thể trong xã hội cần đạt được là:
Phải chế ngự ý nghĩ, lời nói, hành động bất thiện;
Tán dương, khuyến khích ý nghĩ, lời nói, hành động thiện lành;
Tôn trọng và tìm sự thống nhất với ý kiến, quan điểm của người khác trong xử lý và giải quyết các việc chung;
Cùng tự ý thức thực hiện nghiêm túc và hỗ trợ người khác nghiêm túc thực hiện những điều răn cấm, những quy đinh, quy chế, pháp luật chung của toàn xã hội;
Cùng chung tay chia sẻ và gánh vác công việc chung trong tinh thần nhiệt huyết và trách nhiệm;
Cùng chia đều những quyền lợi và các giá trị xã hội chung có; Không phân biệt đẳng cấp xã hội.