- Các công trình của các tác giả được điểm luận trên đây chưa đặt nhiều sự quan tâm đến kinh tạng khi nghiên cứu GTĐĐ của Phật giáo Đây chính là công
3.3.8. Quan điểm đạo đức thể hiện trong cách đánh giá, nhìn nhận những ngƣời hạ tiện trong xã hộ
những ngƣời hạ tiện trong xã hội
*Quan điểm đạo đức thể hiện trong nhìn nhận đối với tên cướp
Trong lần nói chuyện với Thích Ca, vua Pasenadi nước Kosali nói về một tên cướp hung tợn tên là Angulimala: “Có tên cướp tên là Angulimala, là tên thợ săn, bàn tay vấy máu, sát hại, bạo tàn, không có lòng từ mẫn đối với chúng sinh. Do vì nó, các làng trở thành không làng, các thị trấn trở thành
không thị trấn, quốc độ trở thành không quốc độ. Do nó luôn giết người, nó mang một vòng hoa làm bằng ngón tay người” [31, tr.581]. Trước một tên cướp manh động, hung hãn, giết người như trở bàn tay, đáng lẽ mọi người đều phải kinh sợ, xa lánh, nhưng Thích Ca không như thế. Kinh điển ghi chép rằng, với lòng nhân từ, bao dung, cùng việc tin vững chắc vào khả năng có thể cải hoán trở nên tốt đẹp của bất kỳ con người nào, dù là người đã phạm trọng tội, cộng khả năng thuyết phục đi vào lòng người, Thích Ca đã gặp và làm thay đổi nhận thức và hành vi của tên cướp. Thích Ca đã làm cho tên cướp Angulimala nhận ra tội nghiệp, sám hối, và phát tâm xuất gia trở thành một con người tu bồi đạo hạnh. Kinh chép rằng: “Angualimala cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, từ bỏ sát sinh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ nói láo, ăn một ngày một bữa, sống phạm hạnh, giữ giới, hành trì thiện pháp” [31, tr.582]. Thấy điều vi diệu tưởng chừng không bao giờ xảy ra như vậy được Thích Ca giúp cho thành tựu, trừ được mối họa cho nước, cho dân, lại biến một tên vô đạo thành một vị tu hành phạm hạnh, vua Pasenadi nước Kosali đã chân thành thưa với Thích Ca: “Con sẽ đảnh lễ, hay đứng dậy, hay đưa ghế mời ngồi, hay lo liệu bốn sự cúng dường Angulimala”[31, tr.583]. Câu chuyện không những thể hiện quan điểm nhân văn của Thích Ca mà còn thể hiện ý nghĩa cao đẹp và nhân văn của giá trị đạo đức Phật giáo.
* Quan điểm đạo đức thể hiện trong nhìn nhận đối với gái làng chơi
Trong bất kỳ xã hội nào, dù truyền thống hay hiện đại, những người thuộc tầng lớp hạ tiện làm những việc hạ tiện, như gái bán dâm, luôn bị xã hội ruồng rãy và xa lánh. Tuy nhiên, với lòng bao dung, với tâm bình đẳng, Thích Ca đã nhìn nhận việc một người phụ nữ phải hành một nghề vô đạo đức, dù là xấu ác, nhưng chắc có lý do cực chẳng đã. Và dù con người ta có đang phải gánh chịu sự phỉ báng vì những hành động xấu, được xếp vị trí thấp nhất trong xã hội, nhưng vì hạt giống tốt lành trong lòng mỗi con người luôn có xu hướng được vun bồi để nảy nở, nên Thích Ca tin tưởng và tạo cơ hội cho người đó được tiếp cận với chính pháp, với đức hạnh để tự cách mạng chính
mình. Thích Ca không những không xa lánh mà còn cố tình thuyết giảng cho gái làng chơi tên là Ambapàli để hiểu được chính pháp. Sau khi nghe Thích Ca thuyết pháp với những lời lẽ đẹp đẽ và đức hạnh, Ambapàli đã ngộ ra lỗi lầm và phát tâm cúng dàng bữa cơm đối với Thích Ca và đệ tử của ông. Cho dù một vị công tử cũng muốn đón thầy trò Thích Ca để cúng dàng, nhưng với sự kính pháp và trân trọng đức hạnh của Thích Ca, cùng việc ý thức được giá trị của sự cúng dàng đúng pháp, cô gái đã từng là gái làng chơi Ambapàli khảng khái: “Dầu quý Công tử có cho tôi cả thành Vesàli cùng với các đất phụ thuộc, tôi cũng không nhường bữa cơm quan trọng này”. Sau khi cúng dàng Thích Ca thọ dùng cơm chay xong, cô còn phát tâm cúng dàng giáo đoàn Phật giáo cả khu vườn mà cô sở hữu. Từ đó, Ambapàli trở thành một người tu tập và giữ giới hạnh theo tinh thần Phật tử [31, tr.576-578].
Với quan điểm biện chứng và tin vào sự biến đổi tốt đẹp của con người, thậm chí là với những người xấu, phạm tội trước đó, Thích Ca vẫn chỉ bày và hướng đến các giá trị đạo đức mang tính nhân văn, nhân bản cao cả:
Chỉ cho người phạm lỗi thấy những lỗi lầm; Chỉ cho người phạm lỗi cách sửa trị lỗi lầm;
Bao dung, không xa lánh, động viên tinh thần người đã từng phạm lỗi; Tạo điều kiện, giúp đỡ người phạm lỗi trở thành người tốt;
Tin tưởng và phát huy những điều tốt đẹp trong những người đã mắc lỗi lầm.