Kết quả nghiên cứu từ phỏng vấn chuyên gia

Một phần của tài liệu Luận án Lê Trung Kiên (Trang 151 - 156)

- Các công trình của các tác giả được điểm luận trên đây chưa đặt nhiều sự quan tâm đến kinh tạng khi nghiên cứu GTĐĐ của Phật giáo Đây chính là công

4.2.3. Kết quả nghiên cứu từ phỏng vấn chuyên gia

Để có ý kiến bàn luận thêm ở tiểu mục này, NCS đã xin ý kiến từ các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu Phật học, quản lý nhà nước về Phật giáo, cán bộ giảng dạy về di sản văn hóa tôn giáo và cán bộ trung tâm nghiên cứu bảo tồn di sản văn hóa tôn giáo (danh sách chuyên gia tại phụ lục 2, câu hỏi phỏng vấn chuyên gia tại phụ lục 3). Từ ý kiến của các chuyên gia về giá trị đạo đức trong kinh tạng Pàli, NCS tổng kết và đưa ra trong phần bàn luận này về sự ảnh hưởng của giá trị đạo đức thể hiện qua kinh tạng Phật giáo Nguyên thủy văn hệ Pàli đến đời sống đạo đức xã hội qua một số nét cụ thể sau:

Thứ nhất, giá trị đạo đức thể hiện trong kinh tạng Phật giáo Nguyên thủy văn hệ Pàli góp phần quan trọng vào việc hình thành, thúc đẩy văn hóa và ĐĐXH. Giá trị ĐĐPG đã tác động để hình thành quan điểm về cái thiện, về cái ác trong xã hội; những nhận định mang tính chất nhân - quả đạo đức, như “thiện giả thiện báo”, “ác giả ác báo”, “ở hiền gặp lành”, những quan

điểm đạo đức về sự bình đẳng giữa mọi con người, quan điểm về trọng sinh, coi trọng sinh mạng loài người và muôn loài, những điều thiện nên làm, những điều ác cần bỏ... phù hợp với tâm thức và đạo đức xã hội nói chung, đã trở thành những chuẩn mực đạo đức văn hóa xã hội chung, không chỉ riêng trong cộng đồng Phật giáo. Các giá trị đạo đức Phật giáo đó được xã hội chấp nhận, tiếp nhận, thực hành, coi là các chuẩn mực, cùng với những thiết thế đạo đức tôn giáo, nó có tác dụng hình thành những nhận thức đạo đức và thúc đẩy đạo đức cá nhân, góp phần thúc đẩy việc hình thành, hoàn thiện đạo đức xã hội.

Thứ hai, giá trị đạo đức thể hiện trong kinh tạng Phật giáo Nguyên thủy văn hệ Pàli tác động tích cực vào ý thức ĐĐ con người, dẫn đến sự thay đổi tích cực trong ý nghĩ, lời nói, hành động theo hướng tốt đẹp. Những ý nghĩ, lời nói, việc làm tốt đẹp đó thể hiện các giá trị được cụ thể hóa, và những chuẩn mực trong đời sống xã hội. Những giá trị đạo đức được kinh điển Phật giáo nêu ra, gắn với mỗi trách nhiệm đạo đức của mỗi vị trí xã hội của con người, như giá trị đạo đức cần hướng đến đối với người đứng đầu đất nước, đối với những người quản lý xã hội và quản lý lao động, đối với người làm công, đối với bậc làm cha mẹ, đối với người làm con cái, đối với người làm thầy, đối với người làm học trò, đối với bạn bè, thân hữu... đã tạo nên hệ thống giá trị đạo đức, tác động vào đạo đức cá nhân và ảnh hưởng tích cực đến việc hình thành đạo đức xã hội.

Những quan điểm ĐĐPG như: “Dù xây chín bậc phù đồ (tháp), không bằng làm phúc cứu cho một người”; “Cứu nhất nhân đắc kỳ vạn phúc, cứu một người phúc đẳng hà sa”; hay quan niệm “Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật”; hoặc cách đánh giá và trân trọng, cùng những trách nhiệm phụng dưỡng bố mẹ theo chuẩn mực đạo hiếu trong Phật giáo “Phụ mẫu tại đường như Phật tại thế”; hoặc những chuẩn mực trong tinh thần ái ngữ của Phật giáo “lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”... là kết quả đúc rút của nhận thức đạo đức và thực hành đạo đức theo lời dạy trong kinh điển Phật giáo. Những quan niệm đó, tiêu chuẩn đó đã trở thành

những chuẩn mực đạo đức xã hội, trở thành công cụ, trở thành thước đo đánh giá đạo đức, nhân phẩm con người.

Thứ ba, giá trị đạo đức trong kinh tạng Phật giáo Nguyên thủy văn hệ Pàli góp phần trở thành công cụ hữu hiệu đẩy lùi dẫn đến xóa bỏ những biểu hiện tiêu cực phi đạo đức trong xã hội. Tính nhân - quả trong quan điểm đạo đức Phật giáo cho rằng, nếu một người thực hiện những lời nói, suy nghĩ, hành động đạo đức sẽ nhận được phúc báo về những điều tốt đẹp, như được mọi người kính trọng, tin tưởng, tán thán, tuân phục, đạt được sự hạnh phúc và niềm vui trong cuộc sống, dứt lìa được những lo lắng xấu ác có thể xảy ra. Ngược lại, nếu một người thực hành những lời nói, ý nghĩ, hành động phi pháp, vô đạo đức sẽ phải nhận những quả báo xấu ác, bị mọi người khinh khi, xa lánh, người đó sẽ không có được sự yên vui hạnh phúc trong cuộc sống. Quy luật lô gic trong quan điểm về nhân - quả đạo đức của kinh điển Phật giáo đã trở thành một sự răn đe, cảnh tỉnh cho đạo đức cá nhân, vì đó mà nỗ lực thực hiện lời nói, ý nghĩ, việc làm theo những chuẩn mực, giá trị đạo đức. Nhờ đó, những giá trị đạo đức trong kinh tạng Phật giáo Pàli trở thành công cụ thúc đẩy đạo đức xã hội và xóa bỏ những biểu hiện phi đạo đức.

Thực hành những chuẩn mực đạo đức không chỉ làm tăng lên những giá trị tốt đẹp của con người trong xã hội, mà ngay khi những giá trị đạo đức ấy được thực hành thì cũng chính là lúc những điều vô đạo đức, những điều xấu ác được ngăn chặn và loại bỏ. Những lời răn khuyên trong kinh điển Phật giáo như thân không làm các việc ác: sát sinh, trộm cắp, tà dâm; khẩu không nói lời thô dữ, độc ác và nói dối; ý không tham lam, sân hận và si mê, đồng thời việc khuyến khích sống tuân thủ theo tinh thần của năm cấm giới, không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ và không uống rượu như đã nêu trong lời giáo huấn của Thích Ca chính là biện pháp bảo vệ quyền con người hữu hiệu nhất. Việc tuân thủ năm giới cấm, như nêu trên, hoàn toàn ngăn chặn sự phạm pháp của năm khía cạnh quan trọng về nhân quyền được ghi lại trong các Công ước Nhân quyền của LHQ. Cụ thể là, (1) mỗi người đều có quyền để bảo vệ cuộc sống của mình, (2) mỗi người đều có quyền để bảo vệ của cải và tài sản, (3) mỗi người đều có quyền sống một cuộc sống gia

đình bình yên, (4) mỗi người đều có quyền được biết thông tin đúng và (5) mỗi người đều có quyền để duy trì sự an bình của tâm. Các quyền cơ bản vẫn được giữ nguyên bởi việc chấp hành năm tiêu chuẩn đạo đức trong xã hội.

Các giá trị ĐĐPG đồng hành cùng sự Phát triển của Phật giáo trong lòng xã hội Việt Nam, một mặt nó tạo nên những CMĐĐ tốt đẹp, như những đúc kết mang tính giáo dục: “thương người như thể thương thân”, “một con ngựa đau vả tàu bỏ cỏ”, “lá lành đùm lá ránh”... Thậm chí, GTĐĐPG còn đi từ đời thực vào thi ca, vào những loại hình sân khấu nghệ thuật, mà “Quan Âm Thị Kính”. “Tấm Cám” là những tiêu biểu cho việc điển hình hóa GTĐĐPG. Qua những hình tượng tiêu biểu và những hành vi thể hiện GTĐĐPG, nó đã góp phần tích cực khẳng định những điều tốt đẹp, thiện lành, đẩy lùi những biểu hiện xấu, ác, làm thanh lọc xã hội.

Thứ tư, giá trị đạo đức trong kinh tạng Phật giáo Nguyên thủy văn hệ Pàli góp phần hình thành hệ giá trị để đánh giá, định giá ĐĐ xã hội. Có thể khẳng định, đạo đức là nền tảng luân lý mà bất kỳ thời đại nào cũng cần phải xây dựng, củng cố và phát triển. Con người nếu không có đạo đức thì không dùng được. Xã hội nếu thiếu nền tảng đạo đức thì xã hội sẽ rối loạn. Luân lý đạo đức là phương châm, lối sống định hướng cho con người và xã hội sống tốt, sống thiện, mang đến an bình và hạnh phúc. Đó là những giá trị mà đạo đức Phật giáo khẳng định. Có nhiều quan niệm về đạo đức, như: đạo đức phương Đông, đạo đức phương Tây, đạo đức Khổng giáo, Lão giáo và đạo đức theo các tôn giáo khác. Mỗi tôn giáo, vùng địa lý và cộng đồng xã hội đều có chuẩn mực đạo đức luân lý của riêng mình. Nhưng giá trị đạo đức Phật giáo thiết lập nhằm mục đích thanh tịnh đời sống, đưa đến đời sống an lạc hạnh phúc thật sự. Đây được xem là nền đạo đức luân lý tiêu chuẩn có giá trị ứng dụng cao hình thành hệ thống các chuẩn giá trị đạo đức trong cuộc sống con người. Tâm thức xã hội đã quen với những câu ví thể hiện việc đánh giá chuẩn mực đạo đức đi ra từ những giá trị đạo đức Phật giáo, như: “Ác như ma, hiền như Bụt”, hay “đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo

giấy”... GTĐĐPG không chỉ là công cụ đánh giá, mà nó còn trở thành các tiêu chí điều chỉnh hành vi đạo đức và ửng xử của con người.

Phật giáo thiết lập một nền tảng đạo đức luân lý bằng cách tịnh hóa tam nghiệp (thân, khẩu, ý) và ngăn chặn tam độc (tham sân, si) sinh khởi trong con người. Do vậy, cần phải ngăn chặn các hành vi vi phạm các nguyên tắc đạo đức, nhằm củng cố thêm sức mạnh nội tâm cũng như năng lượng phòng hộ cho bản thân. Mặc khác thúc đẩy sự nỗ lực trong việc thực hành các thiện hạnh, phát triển lòng từ bi, vô ngã vị tha nhằm hóa giải tất cả những hận thù, tranh chấp trong đời sống. Dưới góc nhìn chỉnh thể của Phật giáo và với lý thuyết thực thể tôn giáo, việc tuân thủ nề nếp thuần khiết đạo đức, thiết lập các điều kiện và nền tảng căn bản của thiện hạnh sẽ mang lại một cuộc sống lành mạnh cho cá nhân cũng như xã hội.

Thứ năm, giá trị đạo đức trong kinh tạng Phật giáo Nguyên thủy văn hệ Pàli với những nội dung liên quan đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, gắn với mỗi con người với mỗi ngành nghề xã hội đã thúc đẩy sự phát triển bền vững kinh tế, chính trị, xã hội. Những lời răn dạy về những hành động chính nghiệp, chính mệnh, không kiếm tiền tài, của cải, vật chất từ các ngành nghề phi pháp, phi đạo đức, trái với chuẩn mực và luân lý xã hội, không xung đột, không gây chiến giữa những nhóm xã hội và các quốc gia. Cùng những nội dung như chia sẻ thu nhập, nguồn lợi có được một cách hợp pháp cho những người nghèo đói, thiếu thốn hơn, thực hiện quản lý nghề nghiệp, quản lý xã hội bằng tài năng, đạo đức và vì lợi ích chung; cùng bàn luận, cùng thực hiện công việc trong sự thống nhất và đoàn kết; giải quyết những mâu thuẫn, những hiểu lầm, những tranh chấp bằng thành ý, tinh thần bình đẳng và lòng yêu thương đã góp phần thúc đẩy việc tạo lập một xã hội hài hòa, cân bằng, ổn định, xóa bỏ sự chênh lệch về kinh tế, xã hội, làm giảm những bất ổn chính trị, thúc đẩy xã hội phát triển bền vững.

Có thể nói, qua kinh tạng Phật giáo Nguyên thủy văn hệ Pàli, Thích Ca Mâu Ni không chỉ là một nhà tôn giáo, nhà văn hóa, nhà giáo dục thành công, ông còn là một nhà đạo đức học uyên thâm trên cơ sở chỉ ra những quan điểm đạo đức, tâm lý đạo đức, hành vi đạo đức và hơn hết, ông nhìn ra được những tác động của các chuẩn mực đạo đức đến đời sống mỗi con người nói riêng và

đời sống xã hội nói chung. Qua kinh tạng Pàli có thể thấy quan điểm của Thích Ca về việc thiết lập nền tảng đạo đức để tạo nên lối sống lành mạnh là điều kiện thiết yếu trong việc kiến tạo hạnh phúc an lạc lâu dài cho đời sống của con người. Thích Ca cũng cho rằng, dựa trên nền tảng những giá trị đạo đức, con người thiết lập một đời sống an bình, và thịnh vượng. Điều này là hẳn nhiên, vì bất kỳ ở đâu, giai đoạn nào thì đạo đức và lối sống lành mạnh cần phải được giữ gìn, phát triển. Khi tất cả mọi người đều ý thức đầy đủ về giá trị của đạo đức thì cuộc đời sẽ trở nên thanh bình, hạnh phúc và an lạc. Giá trị đời sống sẽ được nâng cao, năng lượng thiện lành sẽ lan tỏa khắp mọi nơi. Giá trị đạo đức trong kinh tạng Phật giáo, khi được phát triển rộng ra, khi được con người tiếp nhận và thực hành sẽ đã thúc đẩy việc hành thành một xã hội tốt đẹp, toàn thiện.

Một phần của tài liệu Luận án Lê Trung Kiên (Trang 151 - 156)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w