- Các công trình của các tác giả được điểm luận trên đây chưa đặt nhiều sự quan tâm đến kinh tạng khi nghiên cứu GTĐĐ của Phật giáo Đây chính là công
PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY
2.1.1. Lƣợc sử Phật giáo
2.1.1.1. Bối cảnh hình thành Phật giáo tại Ấn Độ
*Về điều kiện kinh tế - xã hội
Người Ấn Độ cổ tôn sùng các nghi thức tế lễ, thờ cúng các thần linh. Xã hội Ấn Độ phát triển cả về kinh tế, chính trị đặc biệt là về kinh tế. Sau khi người Aryan du nhập, nền kinh tế Ấn Độ phát triển mạnh, thúc đẩy sự phát triển của văn hoá, đã hình thành bốn chức nghiệp: Sỹ, nông, công, thương. Dần dần nghề nghiệp đã trở thành đẳng cấp hoá: đẳng cấp Bà La Môn; đẳng cấp Sát Đế Lợi; đẳng cấp Vệ Xá; đẳng cấp Thủ Đà La. Để nắm giữ quyền thống trị một cách lâu dài, hai đẳng cấp Bà La Môn và Sát Đế Lợi đã hợp thức hóa để nhằm xác định địa vị cao quý của họ bằng đạo Bà La Môn và bộ luật Ma - nu. Họ cho rằng:
- Đẳng cấp Bà La Môn (Brahman): là đẳng cấp của những con người được sinh ra từ miệng Phạm Thiên, nên có quyền cúng tế thiên thần, chiếm địa vị cao quý nhất trong xã hội bấy giờ.
- Đẳng cấp Sát Đế Lợi (Kchatriya): là đẳng cấp được sinh ra từ rốn Phạm Thiên, là đẳng cấp của dòng họ vua, quan và quý tộc, nắm giữ quyền cai trị và thâu tóm gần như toàn thể ruộng đất.
- Đẳng cấp Vệ Xá (Vaisya): là đẳng cấp được sinh ra từ xương sống Phạm Thiên, đây là đẳng cấp của những người giàu có, buôn bán và làm các nghề thủ công.
- Đẳng cấp Thủ Đà La (Sùdra): là đẳng cấp sinh ra từ gót chân của Phạm Thiên, nên chỉ là đẳng cấp hạ tiện, làm nô lệ phục vụ cho ba giai cấp trên.
Cũng theo quan niệm đó, trong bốn đẳng cấp này, ba đẳng cấp trên có quyền tụng niệm kinh Vệ đà và quyền tế tự. Sau khi chết ba đẳng cấp được