Chuẩn mực đạo đức của một vị vua

Một phần của tài liệu Luận án Lê Trung Kiên (Trang 106 - 108)

- Các công trình của các tác giả được điểm luận trên đây chưa đặt nhiều sự quan tâm đến kinh tạng khi nghiên cứu GTĐĐ của Phật giáo Đây chính là công

3.3.1. Chuẩn mực đạo đức của một vị vua

Thích Ca khi còn là một thái tử, ông không tham màng quyền uy, ngai vàng, không muốn trở thành người cai trị đất nước, nên ông đã chọn con người tu hành để đạt giác ngộ. Nhưng khi đã thành chính giác, thì chính Thích Ca lại thường xuyên quan tâm đến các vấn đề xã hội, từ việc cai trị đất nước của một vị vua, đến cai quản gia đình của một vị điền chủ. Không tự nhiên ông coi trọng và quan tâm vấn đề ấy. Nó đơn giản là công việc liên quan đến chính con người, phục vụ, đáp ứng trực triếp quyền lợi và sinh mệnh của con người trong xã hội. Vì sự quan tâm của ông đến chính sự, cũng như sự sẵn lòng tư vấn, giải đáp, khuyên nhủ các bậc quân vương để thực hiện chính sự mà các Vua thường xuyên hỏi Thích Ca về vấn đề trị quốc, mưu sách quốc gia an bang tế thế.

Về phép trị nước, với tư cách của một vị quân vương, Thích Ca nhắc đến việc trị quốc đúng chính pháp của Chuyển luân Thánh vương như hình mẫu của đạo đức chính trị, trong Kinh Chuyển luân Thánh vương Sư tử hống:

Vua Chuyển luân Thánh vương tên là Dalhanemi (Kiên Cố Niệm), là vị pháp vương, lấy chính pháp trị nước, chinh phục bốn thiên hạ, thống trị các quốc độ và đầy đủ bảy món báu. Vị ấy có đầy đủ bảy món báu, tức là xe báu, voi báu, ngựa báu, châu báu, nữ báu, gia chủ báu và thứ bảy là tướng quân báu. Vị ấy có hơn một ngàn hoàng tử, dũng kiện, hùng mạnh, nhiếp phục ngoại địch. Vị này trị

vì quả đất này cho đến hải biên, dùng chính pháp trị nước, không dùng trượng, không dùng kiếm [29, tr.355].

Vị Chuyển luân thánh vương này nhắc đi nhắc lại lời dạy các vua chư hầu: “Chớ có sát sinh! Chớ có lấy của không cho! Chớ có sống tà hạnh trong các dục! Chớ có nói láo! Chớ có uống rượu! Và hãy thọ hưởng theo những gì đã có để thọ hưởng” [29, tr. 360]. Đây cũng chính là những tiêu chuẩn đạo đức của mỗi con người nói chung và càng cần thiết cho người làm vua đứng đầu thiên hạ. Thông điệp mà Thích Ca đưa ra, những quy chuẩn đạo đức thể hiện văn hóa của một bậc quân vương muốn làm khuôn mẫu cho khắp thiên hạ, thì hơn ai hết, vị quân vương đó phải cao đẹp hơn những người khác, và đương nhiên đạo đức đó phải xây dựng trên nền tảng chuẩn mực đạo đức của một con người.

Một vị quân vương, người đứng đầu đất nước thì điều cần nhiết là lấy chính pháp trị nước. Chính pháp đó phải được xây dựng trên tinh thần phụng sự vì lý tưởng cao đẹp, vì mong muốn của lê dân trăm họ, vì hạnh phúc và an lành của bách tính. Chính pháp đó phải được ban bố và thực thi vởi hệ thống quan lại, chính quyền trong sạch, vì dân vì nước, chí công vô tư. Chính pháp

đó phải hợp với lòng dân, phải tạo nên sự hưng thịnh, giàu có chính đáng của nhân dân và đoàn kết trong đất nước. Chính pháp đó phải được chỉ đạo thi hành bởi một người đứng đầu mẫu mực về đức hạnh và lòng thiện, biết lãnh đạo nhân dân xây dựng một cuộc sống no đủ về vật chất và phong phú, cao đẹp về tinh thần, lánh xa và xóa bỏ mọi mầm mống của điều xấu ác trong xã hội. Tiếp đó, người đứng đầu đất nước phải làm yên được bốn cõi, tránh mâu thuẫn, xung đột trong dân, bên trong thì làm cho yên trị, bên ngoài thì thu phục các nước hữu hảo hướng về, nhiếp phục người trong nước và lân bang bằng tài năng, uy tín, trí tuệ, và đức hạnh. Đặc biệt, việc thu phục lòng người trong nước và nhiếp phục lân bang phải bằng con đường chính đáng, đó là bất bạo lực, không dùng binh đao, không gây chiến tranh. Đó là chính pháp trị quốc. Cốt cách và phẩm hạnh của một bậc quân vương là như vậy. Nhưng để có được nó, không phải xa xôi hay cầu tìm từ một điều linh thiêng nào, mà

theo Thích Ca, đó là do công đức tu dưỡng, thực hành những điều đạo đức cơ bản, như: không sát sinh để phát khởi tinh thần bình đẳng và trân trọng mạng sống; không lấy của không cho để phát khởi nghề nghiệp và làm việc nghiêm túc tạo ra thành quả cho chính mình; không sống tà hạnh trong các dục, là để không buông thả thân tâm, nhiếp phục thân, tâm theo những chuẩn mực đạo đức; không nói láo, không nói dối, không thêu dệt là để tạo nên sự chân thành, đáng tin tưởng; không uống rượu là để kiểm soát trí tuệ, cảm xúc cho đến những hành động trong chuẩn mực; thọ hưởng theo những gì có để thọ hưởng là để tránh xa những điều phi pháp, thụ dụng vật phẩm, tiền của và những điều giá trị một cách chính đáng và phù hợp với công sức chính mình. Như vậy, để rèn rũa đạo đức trở thành một bậc quân vương, thì trước hết phài rèn tập đạo đức của một con người thường trong xã hội. Chỉ có trên nền tảng của những giá trị đạo đức phổ quát thì một vị vua mới thực thi được việc cai trị đúng chính pháp theo lời Thích Ca thuyết giảng.

Qua đoạn kinh văn và phân tích trên, có thể rút ra những giá trị đạo đức mà Thích Ca muốn một vị quân vương, người đứng đầu đất nước phải hướng đến, gìn giữ và thực hành, đó là:

Cai trị đất nước, nhiếp phục nhân dân bằng uy tín, trí tuệ, đạo đức của bậc quân vương;

Việc rèn luyện, vun bồi đạo đức của người lãnh đạo đất nước là quan trọng và cần thành tựu trước hết;

Chăm lo hạnh phúc tinh thần, vật chất của mọi người dân trong đất nước là trách nhiệm của người lãnh đạo đất nước;

Người lãnh đạo đất nước phải là hình mẫu cho trăm dân noi theo;

Phê phán việc dùng sức mạnh, binh đao, vũ khí, binh lính và tà thuật trong việc cai trị đất nước.

Một phần của tài liệu Luận án Lê Trung Kiên (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w