- Các công trình của các tác giả được điểm luận trên đây chưa đặt nhiều sự quan tâm đến kinh tạng khi nghiên cứu GTĐĐ của Phật giáo Đây chính là công
3.4.2. Chuẩn mực đạo đức thể hiện trong mối quan hệ với động vật
Trong Kinh người chăn bò, Thích Ca nói với ông Anathapindika (Cấp Cô Độc) về mười một đức mà người chăn bò cần phải có trong việc đối xử với đàn bò của mình, để cho đàn bò được phát triển và hưng thịnh:
Một người chăn bò cần phải biết chăm sóc và gìn giữ đàn bò của mình mạnh khỏe, phát triển, thường tăng lên về số lượng. Người chăn bò ấy phải biết tìm nơi cỏ non và sạch sẽ cho bò ăn, tìm nơi nước trong và sạch sẽ cho bò uống, tìm nơi trong lành, mát mẻ và yên tĩnh để buộc giữ cho bò nghỉ. Lại thêm nữa, người chăn bò ấy phải xông khói để đuổi các loài ruồi muỗi cắn hút đàn bò. Người chăn bò ấy cũng phải thường tắm cho đàn bò để xua đuổi các loài bọ chét bám ký dưới lớp lông bò. [30, tr. 481-482].
Như vậy, Thích Ca dạy, không chỉ đối xử với người mà đối với vật hay động vật, con người cũng cần có những quy chuẩn về ứng xử, đạo đức nhất định. Đó là điều bắt buộc nếu muốn tăng trưởng các lợi ích và đạo đức.
Về cách hành xử và thuần phục voi, Thích Ca nói lại lời của một vị Vương tử với người tượng sư (người huấn luyện voi):
Này Aggivessana, người điều phục voi đóng một cọc trụ lớn vào đất, cột cổ con voi rừng, để điều phục nếp sống rừng của nó, để điều phục tâm tư rừng núi, để điều phục sự ưu tư, mệt nhọc, phiền não của núi rừng, để làm cho nó thích thú với thôn làng, và làm cho
nó quen thuộc với nếp sống loài người. Rồi lại nói với nó bằng những lời nhẹ nhàng, đẹp tai, chân tình, đi đến tâm, thanh nhã, khiến nhiều người vui thích, khiến nhiều người hoan hỷ. Khi con voi rừng đã được nhiếp phục và dạy dỗ thuần phục như thế người điều phục mang cỏ thơm đến cho nó ăn và mang nước sạch đến cho nó uống như một hành động ghi nhận và thưởng tặng [32, tr.344-345].
Như vậy, Thích Ca dạy, đối với một con voi rừng, để huấn luyện thuần thục nó, làm cho nó quen với cuộc sống con người, giúp ích cho con người thì cần phải điều phục được thú tính hoang dã của nó bằng phương pháp cứng rắn, như đóng cột trụ lớn để cột cổ voi, sau đó vẫn phải dùng phương pháp nhẹ nhàng là nói lời nhẹ nhàng, thanh nhã, khiến voi chú tâm lắng nghe và học hỏi để chế ngự được cái tính hoang dại kia, và cuối cùng, khi đã thuần thục được, phải cho nó ăn cỏ và uống nước, đó là những phần thưởng đích đáng và cần thiết. Với tinh thần bình đẳng và tôn trọng mọi loài. Thích Ca cho rằng, các loài chúng sinh đều bình đẳng như nhau. Cũng như con người, động vật cũng có tri giác, cảm nhận, đặc biệt khi nó gắn bó thân thiết với con người, động vật cũng biết cảm thụ những điều kiện thuận lợi hay mệt nhọc, cũng muốn tiếp nhận sự đối đãi nhẹ nhàng, sự chăm sóc cẩn thận và gần gũi. Vì vậy, với động vật cũng nên dùng tâm thế hành xử như với con người. Đó là lời dạy của Thích Ca mang đầy đạo đức trong việc ứng xử với động vật. Thích Ca đã chỉ ra những giá trị đạo đức mà một người chủ chăn vật nuôi phải đạt được, đó là:
Phải dạy dỗ, uốn nắn vật nuôi để bớt đi tính hoang dã;
Phải làm cho vật nuôi thân thiện và quen với cuộc sống con người; Dạy cho vật nuôi những kỹ năng, thói quen tốt để trở nên có ích; Chăm sóc, nuôi dưỡng và cổ vũ, vỗ về chúng bằng tình yêu thương.