Tổ chức sản xuất chương trình thời sự truyền hình hướng tới truyền thông

Một phần của tài liệu Tổ chức sản xuất chương trình thời sự truyền hình ở đài phát thanh truyền hình bình dương (Trang 112 - 142)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.4. Tổ chức sản xuất chương trình thời sự truyền hình hướng tới truyền thông

truyền thông đa phương tiện và chuyển đổi số

Để tổ chức sản xuất chương trình TSTH, Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Dương cần có sự đổi mới mạnh mẽ trong mô hình hoạt động theo hướng truyền thông đa phương tiện, xây dựng báo chí truyền hình đa nền tảng, trong đó lấy độc giả, khán, thính giả làm trung tâm, ứng dụng công nghệ số để cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác, kịp thời và giá trị đến công chúng mọi lúc, mọi nơi, góp phần định hướng dư luận xã hội.

Cần sự đổi mới trong tổ chức sản xuất và vận hành bằng việc sắp xếp lại nhân sự, vị trí phù hợp với xu hướng chuyển đổi số hiện nay. Xây dựng quy trình xuất bản và phân phối nội dung số. Trong đó tập trung phát triển nội dung số bao gồm các nền tảng phân phối nội dung, nền tảng tìm kiếm; thông tin điện tử, mạng xã hội.

Bên cạnh ngôn ngữ truyền thống là hình ảnh và âm thanh, giải pháp ngôn ngữ đa phương tiện nhằm cập nhật xu thế truyền thông hiện đại trong bối cảnh hiện nay. Do đó chương trình TSTH cần tăng cường ngôn ngữ đa phương tiện mà truyền hình có thế mạnh như: đồ họa, biểu đồ… nhằm tạo sự năng động, tươi mới và tăng tính chuyên nghiệp của truyền hình hiện đại. Trong chương trình TSTH, ngoài cửa thông

tin chính ra, có thể mở thêm nhiều cửa thông tin khác để đáp ứng nhu cầu đa dạng của công chúng. Đó có thể là những thông tin chuyên biệt, như: thông tin chỉ dẫn, thông tin cảnh báo, thông tin thời tiết, thông tin giá vàng,... vốn là những thông tin rất được công chúng quan tâm. Tin thanh bar cũng rất cần thiết để bổ sung, cập nhật thêm thông tin nhanh, thông tin ngắn mà tin truyền hình chưa khai thác kịp hoặc thông tin sắp diễn ra thời gian gần.

Để thực hiện được giải pháp này thì Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Dương cần đồng bộ hóa, nâng cấp hệ thống thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong lĩnh vực truyền hình hiện nay. Thực tế hiện nay cho thấy truyền hình thông minh gắn liền với việc ứng dụng dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo. Chuyển đổi số là giải pháp căn bản cho sự phát triển bền vững cho báo chí truyền hình nói chung và chương trình TSTH nói riêng. Hoạt động chuyển đổi số của Đài Phát thanh, Truyền hình Bình Dương nên tập trung vào như mô hình quản trị khép kín quá trình từ tổ chức sản xuất đến phát sóng truyền hình trên nền tảng số; Việc ứng dụng công nghệ số để quản lý nội dung các đề tài tránh trùng lặp, đánh giá đúng và sát nhu cầu của người xem, bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Mặt khác việc lưu trữ và khai thác sử dụng tư liệu phải được chuyển đổi số nhằm ứng dụng các công nghệ nền tảng, phần mềm và sử dụng kho dữ liệu số hóa để nâng cao tốc độ khai thác thông tin, biên tập, sản xuất tin, bài và giúp các phóng viên, biên tập viên dễ dàng tác nghiệp từ xa và sản xuất cùng lúc các loại hình đa phương tiện. Điển hình như các tính năng giúp cho các cán bộ phóng viên, biên tập viên, đạo diễn có thể tìm kiếm, khai thác được tư liệu, chất liệu phù hợp với nội dung đề tài nhanh chóng, chính xác và thậm chí có thể tìm thấy các tư liệu gợi mở thêm cho biên tập viên một cách nhìn mới, thấu đáo, toàn diện hơn về vấn đề đang quan tâm, …

Đối với công tác biên tập, đánh giá, duyệt nội dung chương trình. Việc ứng dụng công nghệ số để có thể phát hiện các nội dung không phù hợp, nội dung sai phạm, không đúng tôn chỉ mục đích một cách nhanh chóng và có độ chính xác cao dựa vào các phần mềm chuyên dụng. Hiện nay với dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh đang rất phổ biến, thói quen và nhu cầu của khán giả truyền hình sẽ thay đổi theo hướng cá nhân hóa và xem trên các thiết bị di động. Do

đó chương trình TSTH phải chuyển dịch sang môi trường số, đòi hỏi chương trình sản xuất phải phù hợp với đa nền tảng thiết bị công nghệ.

Đối với công tác quản lý trong chuyển đổi số của Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Dương cần có sự đổi mới phương thức quản lý, lãnh đạo phù hợp với chiến lược của Đài trong chuyển đổi số. Chú trọng công tác bồi dưỡng đào tạo, đặc biệt là đạo đức nhà báo, nâng cao nghiệp vụ nguồn nhân lực làm báo đáp ứng xu thế chuyển đổi số trong ngành báo chí truyền hình. Sắp xếp lại nhân lực với các vị trí chuyên môn phù hợp với yêu cầu của chuyển đổi số như nhân lực quản lý, nhân lực nội dung, nhân lực công nghệ, nhân lực kinh tế, nhân lực marketing số, quan hệ khách hàng, nhân lực phân tích dữ liệu, nhân lực kiểm chứng nguồn tin...

Tiểu kết chương 3

Thời gian qua, chất lượng chương trình thời sự truyền hình của Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Dương ngày càng được cải thiện nhưng rõ ràng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và tầm vóc của Đài. Trong bối cảnh đó, việc khắc phục những nhược điểm trong quá trình tổ chức sản xuất chương trình thời sự truyền hình tại Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Dương là hết sức cần thiết. Các giải pháp tác giả đưa ra trong Chương III chủ yếu tập trung vào 3 thành tố chính là: bám sát quan điểm của Đảng và Nhà nước, nhu cầu của công chúng về thông tin thời sự; nâng cao chất lượng nhân sự và quản lý chặt chẽ quy trình tổ chức sản xuất các chương trình thời sự truyền hình. Đây là những yếu tố hết sức quan trọng, quyết định sự thành công đối với chương trình của Đài.

.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh của sự phát triển công nghệ thông tin và truyền thông như hiện nay, thông tin có vai trò đặc biệt quan trọng và dần trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong thời đại ngày nay. Trong đó cơ quan báo chí nào nắm bắt được thông tin nhanh chóng, đầy đủ, chính xác và xử lý những thông tin đó một cách khoa học và đúng đắn thì cơ quan báo chí đó có vị thế quan trọng trong giới truyền thông và trong lòng công chúng. Báo chí luôn hướng đến mục đích hiện thực hóa ngày càng tốt hơn vai trò cung cấp thông tin, mang đến cho công chúng những

giá trị đời sống thiết thực và trong đó tính khách quan tôn trọng sự thật có lẽ không thể thiếu trong nghề làm báo. Đối với báo hình là một thể loại báo chí ra đời muộn hơn so với các thể loại báo chí khác nhưng chắc chắn cũng không thể thiếu những giá trị mang tính cốt lõi. Báo chí truyền hình ra đời đáp ứng tốt nhu cầu của công chúng với hình thức và sản phẩm đa dạng, hấp dẫn. Và mỗi sản phẩm báo chí truyền hình đều có một cách để mang đến cho công chúng những thông điệp có giá trị, đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng.

Chương trình thời sự truyền hình có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin về tình hình kinh tế, xã hội đến công chúng. Đồng thời chương trình thời sự truyền hình ở địa phương có vai trò là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ và Chính quyền ở địa phương, là một kênh thông tin phản biện xã hội đến với các cấp, các ngành và là diễn đàn tin cậy của Nhân dân ở địa phương. Chương trình TSTH đã phản ánh bức tranh toàn cảnh về các lĩnh vực của đời sống xã hội trong nước và trên thế giới. Chương trình TSTH có đặc điểm là thông tin nhanh, nội dung thông tin rộng và tác động đến nhiều tầng lớp công chúng xem truyền truyền hình.

Qua kết quả nghiên cứu luận văn với đề tài "Tổ chức sản xuất chương trình

thời sự truyền hình ở Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Dương", tác giả xin đưa ra

mốt số kết luận sau: Từ những nghiên cứu về tư liệu thu thập được và qua học tập, nghiên cứu các tài liệu về báo chí nói chung và truyền hình nói riêng, tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức sản xuất chương trình TSTH. Qua đó trình bày và luận giải được hệ thống lý thuyết cơ bản, đặc điểm của chương trình TSTH và các yếu tố trong tổ chức sản xuất chương trình TSTH như yếu tố tổ chức về nhân sự, tổ chức hệ thống máy móc trang thiết bị cần thiết và tổ chức sản xuất nội dung. Đồng qua kết quả nghiên cứu các tài liệu và kế thừa các nghiên cứu đi trước, tác giả đã đưa ra quy trình tổ chức sản xuất chương trình TSTH làm căn cứ cho định hướng nghiên cứu về tổ chức sản xuất chương trình TSTH của Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Dương.

Về thực trạng tổ chức sản xuất chương trình TSTH của Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Dương tác giả đã tiến hành khảo sát và đánh giá thực trạng về tổ chức sản xuất chương trình TSTH của Đài. Nhìn chung, tổ chức sản xuất các chương trình TSTH của Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Dương đã và đang đáp

ứng kịp thời nhu cầu thông tin của công chúng, bám sát định hướng quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Mô hình tổ chức sản xuất này có nhiều ưu điểm là nhanh chóng, kịp thời, khai thác được tối đa các nguồn lực về con người, cơ sở vật chất các trang thiết bị máy móc cũng như quá trình tổ chức sản xuất nội dung chương trình. Các thông tin trong chương trình TSTH đảm bảo tính chính xác, phản ánh đúng thực tiễn đang diễn ra tại địa phương riêng và cả nước nói chung. Điều này được thể hiện qua các tác phẩm là tin, bài với dữ liệu đầu vào là thông tin chính thống từ các tổ chức, cá nhân với nguồn tin rõ ràng với độ chính xác cao. Mỗi công đoạn trong tổ chức sản xuất chương trình đều được xây dựng kế hoạch một cách chi tiết, rõ ràng từ công đoạn phân công đề tài; tác nghiệp của phóng viên; duyệt tin bài; đọc tin và dựng hình; lên kịch bản chương trình; nghiệm thu chương trình và công đoạn phát sóng. Chương trình TSTH có sự đa dạng về nội dugn và có tính định hướng cao phản ánh những vấn đề khách quan của thực tiễn. Do đó chương trình TSHT của Đài PTTH Bình Dương là một chương trình có chất lượng chuyên môn cao.

Cùng với việc nghiên cứu thực trạng tổ chức sản xuất chương trình TSTH của Đài PTTH Bình Dương, tác giả cũng tiến hành khảo sát, lấy ý kiến của khán giả xem truyền hình, phỏng vấn các cán bộ quản lý và những người tham gia sản xuất chương trình TSTH ở Đài PTTH Bình Dương nhằm cung cấp những luận cứ, chỉ ra ưu điểm và hạn chế trong tổ chức sản xuất chương trình TSTH. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát ý kiến khán giả về mức độ theo dõi chương trình TSTH, các chỉ số theo dõi, những đánh giá của khán giả về chất lượng chương trình TSTH. Qua đó làm cơ sở để đề ra các nhóm giải pháp, đề xuất kiến nghị cho việc đổi mới tổ chức sản xuất chương trình TSTH của Đài PTTH Bình Dương hiện nay. Đồng thời, qua nghiên cứu, việc tổ chức sản xuất các chương trình TSTH của Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Dương cũng còn tồn tại một số hạn chế trước sự cạnh tranh thông tin gay gắt từ các loại hình báo chí truyền thông khác nhất là trong hình thức thể hiện chương trình hấp dẫn công chúng trong bối cảnh truyền hình hiện đại phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Đó là việc tổ chức sản xuất chương trình TSTH Bình Dương vẫn còn nặng về số lượng tin, bài về hội nghị, thông tin chưa cập nhật tức là

chậm hơn sơ với các loai hình báo chí khác. Hạn chế về thiết bị, máy móc kỹ thuật trong quá trình sản xuất chương trình. Tổ chức bộ máy sản xuất, do đội ngũ tham gia sản xuất các bản tin, chương trình chưa có chuyên môn cao và chưa có sự gắn kết chặt chẽ. Xuất phát từ thực tế đó trong luận văn, tác giả đã nêu được lý luận, thực tiễn, kết quả và hạn chế trong tổ chức sản xuất chương trình TSTH của Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Dương. Trên cơ sở xác định nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của, luận văn đã đưa ra những nhóm giải pháp cơ bản, thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng tổ chức sản xuất chương trình TSTH của Đài PTTH Bình Dương hiện nay góp phần khẳng định được thương hiệu, ngôn ngữ báo chí đặc trưng và cả những giá trị khác trong cách tác nghiệp của nhà báo chuyên nghiệp trong môi trường truyền thông đa phương tiện hiện nay.

Là người trực tiếp tham gia vào một trong các khâu của tổ chức sản xuất chương trình TSTH của Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Dương, tác giả tin tưởng rằng, việc áp dụng những giải pháp cơ bản nêu trong luận văn sẽ góp phần nâng cao chất lượng chương trình thời sự của Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Dương. Tác giả khẳng định việc nghiên cứu thực hiện đề “Tổ chức sản xuất chương trình thời sự truyền hình ở Đài Phát thanh – Truyền hình hình Bình Dương” là việc làm hết sức cần thiết. Qua đó, không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khán giả, mà còn nâng cao hiệu quả tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của Bình Dương./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt

1. Hoàng Anh (2003), Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí, Nxb Lao động, Hà Nội.

2. Nhật Anh (2006), Đường vào nghề phát thanh - truyền hình, Nxb Trẻ, TP.HCM.

3. Ban Chấp hành Trung ương (1997), Chỉ thị số 22-CT/TW của Ban Chấp hành

Trung ương về tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý báo chí xuất bản, Hà Nội.

4. Ban Chấp hành Trung ương (2004), Thông báo 162-TB/TW, Kết luận của Bộ

nay, Hà Nội.

5. Ban Chấp hành Trung ương (2007), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp

hành Trung ương khóa X về công tác tư tưởng, lý luận về báo chí trước yêu cầu mới, Hà Nội.

6. Ban Bí thư Trung ương Đảng: Chỉ thị 43-CT/TW ngày 8-4-2020 “Về tăng

cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong tình hình mới”

7. Phạm Thị Sao Băng (2005), Giáo trình Công nghệ sản xuất chương trình

Truyền hình, Nxb Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội

8. Chính phủ (2002), Nghị định 51/2002/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật

Báo chí, Hà Nội.

9. Nguyễn Văn Dững (2010), Báo chí truyền thông hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

10. Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Lao động, Hà Nội.

11. Nguyễn Văn Dững (Chủ biên) - Đỗ Thị Thu Hằng (2006), Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

12. Hoàng Đức (2010), “Một số xu hướng phát triển của công nghệ truyền hình”, Tạp

chí Khoa học kỹ thuật truyền hình,(2).

13. Nguyễn Thị Trường Giang (Chủ biên) (2017), Báo chí và Truyền thông đa

phương tiện, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

14. Đỗ Xuân Hà (1997), Báo chí với thông tin quốc tế, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

15. Vũ Quang Hào (2012), Ngôn ngữ báo chí, Nxb Thông tấn, Hà Nội.

16. Đinh Thị Thúy Hằng (2008), Báo chí thế giới - Xu hướng phát triển, Nxb Thông tấn, Hà Nội.

17. Đinh Thị Thu Hằng (2015), Dẫn chương trình phát thanh, truyền hình, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

18. Đinh Thị Thu Hằng (2014), Thể loại tin báo chí, Nxb Thông tin và truyền thông, Hà Nội

19. Nguyễn Thị Thúy Hằng (2016), Bản tin thời sự truyền hình địa phương (khảo

sát trên Đài PT-TH Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình từ tháng 10/2014 đến

Một phần của tài liệu Tổ chức sản xuất chương trình thời sự truyền hình ở đài phát thanh truyền hình bình dương (Trang 112 - 142)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w