Thiếu sự đổi mới trong tổ chức sản xuất chương trình thời sự truyền hình

Một phần của tài liệu Tổ chức sản xuất chương trình thời sự truyền hình ở đài phát thanh truyền hình bình dương (Trang 87 - 90)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Thiếu sự đổi mới trong tổ chức sản xuất chương trình thời sự truyền hình

truyền hình có chiến lược phát triển bền vững, cung cấp những thông tin có chất lượng, trung thực và phản ánh những vấn đề khách quan của thực tiễn xã hội. Đồng thời khi nhận thức được vai trò của tổ chức sản xuất chương trình thời sự truyền hình sẽ giúp cho các nhà đài không ngừng đổi mới, nâng cáo chất lượng, nội dung và hiệu quả truyền thông.

3.1.2. Thiếu sự đổi mới trong tổ chức sản xuất chương trình thời sự truyềnhình hình

Các đài truyền hình hiện nay hoạt động giống như một doanh nghiệp trong việc tạo ra sản phẩm và hướng sản phẩm đó đến tay người tiêu dùng. Chính vì vậy mà việc đổi mới, cải tiến phương thức sản xuất để cho ra đời các sản phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu của khách hàng là yêu cầu thường xuyên và là chiến lược phát triển bền vững. Xu thế toàn cầu hóa có sự tác động mạnh mẽ và sâu sắc tới các phương tiện truyền thông đại chúng, trong đó có lĩnh vực truyền hình. Sự phát triển nhanh của công nghệ 4.0 mang đến nhiều cơ hội cho việc rút ngắn khoảng cách chênh lệch trong qui trình sản xuất, truyền dẫn, phát sóng giữa các đài truyền hình. Khán giả đang dịch chuyển từ xem truyền hình truyền thống sang xem trên các hạ tầng truyền dẫn khác như internet, smartphone,... Đây cũng là cơ hội nhưng là thách thức với các đài địa phương trong việc giữ chân công chúng các chương trình thời sự. Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, công chúng tiếp nhận thông tin đa dạng, nhiều chiều, từ nhiều loại hình báo chí. Cùng với đó là trình độ dân trí của công chúng ngày càng cao, kéo theo nhu cầu thông tin cũng cao hơn. Thay vì tiếp nhận thông tin một chiều như trước, công chúng ngày nay có nhu cầu giao lưu tương tác với chương trình, thậm chí tham gia vào chương trình với tư cách người cung cấp thông tin.

Qua kết quả nghiên cứu về tổ chức sản xuất chương trình thời sự truyền hình của Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Dương tác giả nhận thấy rằng việc tổ chức sản xuất chương trình TSTH của Đài hiện nay còn thiếu sự đổi mới mang tính đột phá để bắt kịp với xu thế của thời đại. Việc sản xuất các chương trình thời sự với tiêu chí tin nóng, cập nhật tin tức thường xuyên, trong đó phải phát huy tính năng

động, sáng tạo, khả năng tiếp cận những xu hướng mới, nhưng trên thực tế đội ngũ phóng viên trẻ còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong hoạt động báo chí, chưa mạnh dạn đổi mới tư duy và cách làm báo. Năng lực sáng tạo của đội ngũ sản xuất chương trình thời sự ở nhà Đài hiện nay còn chậm đổi mới, ít có thời gian để tự học tập, trau dồi thêm kỹ năng cũng như tìm tòi, thực hiện những ý tưởng sáng tạo, điều này làm cho chương trình bị đi theo lối mòn, biên tập viên chưa có ý thức sáng tạo, linh hoạt trong kết cấu bản tin mà chỉ làm theo barem có sẵn, viết lời dẫn cho tin, bài cũng thiếu sự đầu tư, kết nối vấn đề để dẫn dắt người xem.

Với thư ký biên tập là người tập hợp video clip, âm thanh, hình ảnh minh họa để phối hợp với kỹ thuật dựng thành tác phẩm, đa số chỉ dừng lại ở việc hoàn thành về mặt thao tác, số rất ít còn lại là có sự chủ động, tích cực trong việc tìm kiếm hình ảnh minh họa cho tin, bài thêm sinh động, yêu cầu kỹ thuật chèn nhạc nền hay giữ lại tiếng động hiện trường. Còn kỹ thuật viên dựng tin, phóng sự cho chương trình thời sự cũng chưa thực sự sáng tạo về mặt hình ảnh thể hiện, phóng viên quay thiếu hình thì không biết cách xử lý, thậm chí là không chịu khó tìm hình mà chỉ cốt sao lắp đủ thời lượng tin, việc sử dụng đồ hình, đồ họa để bổ trợ cho thông tin cũng chưa được áp dụng triệt để và thường xuyên mà chỉ sử dụng những cái có sẵn do cộng tác viên hay nguồn tin gửi về.

Hiện nay sự đổi mới trong tổ chức sản xuất chương trình TSTH đã chuyển đổi từ mô hình tòa soạn truyền thống sang mô hình hội tụ, tích hợp đa phương tiện với đội ngũ những nhà báo đa năng. Nhiều phóng viên, biên tập viên đã quen với các thao tác và xử lý thông tin một cách chỉn chu, lối viết có phần theo công thức hóa và theo thói quen, thì giờ đây phải thay đổi cung cách làm việc, phải học hỏi kỹ năng tác nghiệp đáp ứng với tình hình mới thì họ lại chậm đổi mới, ngại thay đổi. Tâm lý ngại thay đổi, làm việc an toàn, tư duy cục bộ, môi trường thiếu tính cạnh tranh đã làm mòn ý tưởng, sức sáng tạo của các phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên trong sản xuất chương trình truyền hình là những rào cản lớn trong chiến lược đổi mới cách nghĩ, cách làm truyền hình. Và như vậy, sẽ có rất nhiều việc phải triển khai, thực hiện để có được sự thay đổi đột phá từ trong tư duy, cách nghĩ của mỗi người làm chương trình truyền hình ở địa phương.

Mặt khác chính sự thiếu đổi mới và tư duy sáng tạo nên vẫn còn tình trạng dàn trải, “đến hẹn lại lên”, do đó các chương trình TSTH chưa làm nổi bật được các vấn đề chính mang tính trọng tâm của địa phương, của vùng. Mặc dù số lượng tin bài trong chương trình TSTH thì nhiều, đa dạng chủ đề nhưng thông tin còn nặng về tuyên truyền thành tựu, thậm chí có phóng sự còn mang tính minh họa, báo cáo. Một số tin bài tuy có khơi gợi vấn đề nhưng vẫn chưa đi sâu khai thác triệt để và xử lý tận gốc rễ những khía cạnh của đời sống mà người dân đang đối mặt để giúp họ có giải pháp nâng cao sinh kế, cải thiện đời sống vật chất tinh thần hay cung cấp những thông tin bổ ích và gần gũi nhất với công chúng. Ngoài ra, một số chương trình chậm đổi mới, có hàm lượng thông tin mới còn ít, đề tài chưa đa dạng, tin tức mang tính nghi lễ còn nhiều, phạm vi thông tin còn hạn hẹp, v.v. cũng là những điều hạn chế dễ nhận thấy trong các chương trình TSTH hiện nay. Việc có quá nhiều nguồn thông tin, nhất là khi công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, báo điện tử và mạng xã hội ngày càng đóng vai trò quan trọng để đưa thông tin đến gần hơn với công chúng, thì các chương trình TSTH lại đi theo lối mòn và công thức.

Điều này xuất phát từ nhiều khía cạnh, trong đó có sự chủ quan, con người chậm đổi mới, một số khâu quan trọng chưa được chú trọng đúng mức để có được những chương trình chỉnh chu, chất lượng hơn. Điều này không chỉ giúp cải thiện chất lượng các chương trình mà nó còn góp phần giúp thay đổi tư duy của ekip sản xuất.

Do đó vấn đề đặt ra ở đây là cần phải có sự đổi mới trong tổ chức sản xuất chương trình thời sự truyền hình, trong đó đổi mới về chất lượng nội dung, hình thức lẫn phương thức chuyển tải là điều mà người sản xuất chương trình TSTH phải đặt lên hàng đầu nếu muốn giữ được vị thế của mình và lòng tin với công chúng đối với chương trình thời sự truyền hình và hơn hết là trách nhiệm cuả một loại hình báo chí đối cộng đồng xã hội và phải mang giá trị bản sắc và đặc trưng của các chương trình tự sản xuất của một Đài truyền hình thì càng phải được ưu tiên để thay đổi, chuyên nghiệp hóa theo từng giai đoạn. Với các Đài Phát thanh – Truyền hình địa phương, lộ trình nâng chất đó không hề dễ dàng nhưng buộc phải làm và chúng tôi nhận ra cần phải chạy nhanh hơn trong thời đại cạnh tranh này thì mới có thể

nghĩ đến những bước đi xa hơn trong cách sản xuất chương trình truyền hình hiện đại và giữ vững được vai trò định hướng công chúng, là loại hình báo chí giữ vị trí hàng đầu trong việc thu hút người xem ngay từ khi mới ra đời. Truyền hình cần “chạy nhanh” hơn trong cuộc đại cách mạng mang tên toàn cầu hóa thông tin đại chúng. “Xu hướng số hóa là không thể đảo ngược trong tiến trình phát triển hiện nay của thế giới. Và báo chí, truyền thông – với tư cách là một ngành nghề, luôn tiếp xúc sớm nhất, phản ứng nhanh nhất với mọi biến động xã hội, đương nhiên, không thể thoát ra ngoài quỹ đạo của sự phát triển này. Trong đó, báo chí truyền thống, bao gồm phát thanh, truyền hình, báo in…là lĩnh vực chịu tác động sâu sắc nhất. Có thể nói, chúng ta đang đứng trước thời điểm bản lề lịch sử của nghề báo mà nếu không nhận thức đúng, đề ra cách thức thay đổi, ứng phó phù hợp thì ta sẽ bị tụt hậu” [48, tr. 27].

Một phần của tài liệu Tổ chức sản xuất chương trình thời sự truyền hình ở đài phát thanh truyền hình bình dương (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w