Các yếu tố trong tổ chức sản xuất chương trình thời sự truyền hình

Một phần của tài liệu Tổ chức sản xuất chương trình thời sự truyền hình ở đài phát thanh truyền hình bình dương (Trang 28 - 33)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.1. Các yếu tố trong tổ chức sản xuất chương trình thời sự truyền hình

chức sản xuất bao gồm các yếu tố sau: - Tổ chức nhân sự

- Tổ chức hệ thống máy móc, trang thiết bị - Tổ chức sản xuất nội dung

Tương tự như mọi quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm khác, việc tạo ra một chương trình truyền hình đòi hỏi phải có yếu tố đầu vào, đầu ra, nhân sự và các trang thiết bị, khoa học công nghệ được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm.

* Tổ chức nhân sự

Nhân sự là người làm công việc nào đó ở cơ quan hoặc một nơi có tổ chức. Mỗi hình thái kinh tế xã hội đều gắn liền với một phương thức sản xuất nhất định. Dù ở bất cứ xã hội nào thì vấn đề mấu chốt của quá trình sản xuất cũng là tổ chức nhân sự. Một doanh nghiệp dù có nguồn tài chính dồi dào, nguồn tài nguyên phong phú, hệ thống máy móc thiết bị hiện đại như thế nào đi chăng nữa cũng sẽ trở nên vô ích, nếu không biết hoặc sử dụng kém nguồn tài nguyên nhân sự.

Tổ chức nhân sự gồm phân tích công việc, tuyển dụng nhân sự, đào tạo và nâng cao năng lực chuyên môn cho nhân sự; Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động thông qua việc sử dụng hệ thống kích thích vật chất tinh thần đối với nhân sự. Để tổ chức nhân sự hiệu quả, thì phải có kế hoạch và hợp lý nhằm đảm bảo tiết kiệm nhân sự, đồng thời sử dụng tối đa và hiệu quả các nguồn nhân lực khác, không ngừng tăng năng suất lao động. Đối với tổ chức sản xuất chương trình TSTH thì nhân là một ekip làm việc, nhân sự của một ekip thực hiện chương trình truyền hình có nhiều bộ phận như bộ phận kỹ thuật (âm thanh, ánh sáng, thiết kế,..), bộ phận sản xuất (nhà sản xuất, quản lý sản xuất, đạo diễn, quay phim, biên kịch,…).

Một chương trình truyền hình không phải là sản phẩm của cá nhân nào mà là sản phẩm của tập thể. Đây là điểm khác biệt của truyền hình so với các tác phẩm báo in, báo mạng. Người làm báo in, báo mạng có thể tự thân độc lập đi viết bài, chụp ảnh, biên tập rồi nộp cho người duyệt bài và đăng bài. Nhưng để sáng tạo một chương trình truyền hình thì phải có nhiều khâu, mỗi khâu cần sự tham gia của một bộ phận nhân sự như biên tập, quay phim, kỹ thuật... Đặc biệt, đối với các chương trình truyền hình trực tiếp, vai trò của các bộ phận nhân sự là ngang nhau, nếu thiếu bộ phận nào thì không thể đảm bảo phát sóng chương trình. Với tính chất như vậy, việc tổ chức nhân sự trong quá trình sản xuất chương trình là hết sức quan trọng.

Mỗi nhân sự trong quy trình sản xuất có chuyên môn riêng, nhưng đều phải hướng tới chương trình chung. Nhân sự trong một kênh truyền hình bao giờ cũng phức tạp, cồng kềnh hơn so với các tòa soạn báo thuộc những loại hình báo chí khác. Chi phí cho nhân sự cũng tốn kém hơn.

Khâu tổ chức nhân sự hết sức quan trọng trong việc tổ chức sản xuất chương trình truyền hình nói riêng và trong hoạt động của các cơ quan báo chí nói chung. Người làm báo được xem là “nhân vật trung tâm của các cơ quan báo chí” và việc “tổ chức và quản lý để đào tạo và sử dụng tài năng thật sự là chuyện đáng bàn. Đã làm nghề thì phải được đào tạo” [42, tr. 216 - 218].

Từng cơ quan sản xuất chương trình truyền hình có tổ chức nhân sự khác nhau có thể phân theo ban, chẳng hạn như Ban Chuyên đề, Ban Thời sự, Ban Giải trí... hoặc phân theo tính chất nội dung thông tin như phòng Kinh tế, phòng Văn hóa, phòng Thể thao...Việc bố trí nhân sự vào các phòng ban phải tùy thuộc vào năng lực, nguyện vọng của từng người. Thực tế, có những người làm thời sự rất tốt nhưng không phù hợp làm chương trình chuyên đề và ngược lại. Người làm quản lý phải làm thế nào để khai thác tối đa năng lực của từng nhân sự.

Chất lượng nhân sự trong CTTS là yếu tố rất quan trọng, việc tổ chức lực lượng nhân sự đó như thế nào cho hợp lý còn quan trọng hơn. Không giống các ngành nghề khác, nghề báo đòi hỏi cao tính sáng tạo và vai trò của cái tôi cá nhân. Do đó nhân sự trong CTTS truyền hình vừa truyền hình vừa phải đảm bảo tính thống nhất về tư tưởng, hành động vừa phải đảm bảo tính khách quan, trung thực trong quá trình thu thập thông tin.

* Tổ chức hệ thống máy móc, trang thiết bị

Sự phát triển của truyền hình ra đời nhờ sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật. Nhờ yếu tố này, truyền hình ngày càng có những bước tiến mới về thực hiện chương trình và hệ thống thu phát sóng. Tổ chức hệ thống máy móc, trang thiết bị là công việc không thể thiếu trong việc sản xuất chương trình truyền hình mà đặc biệt là CTTS truyền hình bởi lẽ muốn xây dựng được CTTS truyền hình phản ánh được nội dung và hình thức tốt nhất thì hệ thống máy móc, trang thiết bị là vô cùng quan trọng. Ngay từ khâu chuẩn bị sản xuất, người tổ chức phải có kế hoạch cụ thể về kỹ thuật, công nghệ, tổ chức thực hiện, nguồn kinh phí, tính khả thi

trong việc sử dụng các máy móc, trang thiết bị. Việc tổ chức hệ thống máy móc, trang thiết bị một cách hiệu quả còn có tác dụng trong việc tối ưu hóa các lợi ích kinh tế, tiết kiệm thời gian và tạo ra môi trường làm việc thuận lợi, thoải mái, hiệu suất cao. Đối với một kênh truyền hình, bên cạnh bộ phận nội dung, bộ phận kỹ thuật cũng chiếm tỷ lệ nhân sự đông đảo, bao gồm cả kỹ thuật viên dựng hình, kỹ thuật viên âm thanh, kỹ thuật viên truyền dẫn phát sóng..

Để tổ chức sản xuất chương trình TSTH gồm rất nhiều trang thiết bị, máy móc có chức năng khác nhau như tạo tín hiệu hình, gia công xử lý tín hiệu, tạo các dạng kỹ xảo truyền hình, phát sóng, ghi, thu tín hiệu hình. Ngoài ra, còn có các thiết bị âm thanh, ánh sáng, trường quay. Các thiết bị thu phát tín hiệu hiện nay như vệ tinh, mạng internet giúp việc truyền tải thông tin được nhanh chóng, dễ dàng hơn. Hay đơn giản việc chuyển đổi từ bàn dựng analog sang bàn dựng phi tuyến tính cũng giúp người làm chương trình lựa chọn được những kỹ xảo đẹp, quy trình dựng cũng đơn giản hơn nhiều.

* Tổ chức sản xuất nội dung

Tổ chức sản xuất nội dung là khâu rất quan trọng trong việc sản xuất chương trình TSTH, nó có tính chất quyết định đến chất lượng tác phẩm. Để xây dựng nội dung một chương trình truyền hình, cần trải qua các bước sau:

- Xác định mục tiêu, chủ đề, tư tưởng của chương trình.

- Lên kế hoạch về bố cục chương trình. Đây là sự sắp xếp và phân bổ tin bài vào các vị trí xác định, trình bày như thế nào để khán giả theo dõi một cách thuận lợi, nhanh nhất và rõ nét trong việc tiếp cận nội dung chương trình.

Một chương trình truyền hình bắt đầu được sản xuất sau khi kịch bản được duyệt thì quy trình sản xuất chương trình truyền hình (thông thường) có thể được hiểu như sau: Tác phẩm văn học, kịch bản văn học → kịch bản truyền hình → trình diễn, thu băng hình → duyệt → phát sóng → thu hình → tiêu dùng sản phẩm truyền hình [33, tr. 115].

Với tác phẩm do phóng viên phát hiện, đề tài có thể được thực hiện theo quy

trình: phóng viên phát hiện đề tài → viết kịch bản → xuống hiện trường → tổ chức ghi hình → biên tập → dựng phim → chọn nhạc → lồng tiếng → viết lời bình → duyệt → phát sóng.

Với các chương trình do ban biên tập phân công: ban biên tập phân công →

phóng viên nghiên cứu đề tài chuẩn bị kịch bản → báo cáo ban biên tập → chuẩn bị hiện trường → tổ chức ghi hình → dựng phim → chọn nhạc → đọc tiếng → lồng nhạc → thông qua ban biên tập → phát sóng.

Việc tổ chức sản xuất nội dung cho chương trình truyền hình thường được thực hiện theo các bước sau (áp dụng cho chương trình sản xuất bằng băng từ hay bằng file trên máy tính).

Biên tập → Duyệt kịch bản → Điều phối sản xuất → Sản xuất tiền kỳ → Sản xuất hậu kỳ → Kiểm tra → Phát sóng.

Trong quy trình này, mỗi bước sẽ có nhân sự làm nội dung và kỹ thuật phù hợp để thực hiện các phần việc mà nội dung kịch bản yêu cầu. Nhiệm vụ của việc tổ chức sản xuất chương trình là tổ chức, sắp xếp, đôn đốc, kiểm tra hiệu quả công việc của các nhân sự thuộc bộ phận nội dung và kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ của mình. Cụ thể như sau:

Biên tập: Bao gồm các phóng viên, biên tập viên, đạo diễn là người lên ý

tưởng về nội dung chương trình truyền hình. Họ xây dựng kịch bản, chịu trách nhiệm chính cho toàn bộ quá trình sản xuất.

Điều phối sản xuất: Bước này được thực hiện sau khi kịch bản do biên tập

viên lên ý tưởng được duyệt. Công việc điều phối bao gồm lên kế hoạch bố trí các phương tiện kỹ thuật là máy quay, trường quay, ánh sáng, chủng loại xe, thiết bị, kỹ thuật video, audio... để thực hiện sản xuất chương trình. Đây là công đoạn cần tổ chức, huy động nhiều nhân sự như: quay phim, kỹ thuật viên (video, audio), người dẫn chương trình, lái xe.

Sản xuất tiền kỳ: Là công đoạn mà các nhân sự trong khâu biên tập, điều

phối sản xuất bắt đầu phối hợp với nhau để ghi hình chương trình theo kịch bản đề ra. Đây là khâu thu nạp những nguyên liệu đầu vào như hình ảnh, âm thanh... để chuẩn bị sản xuất chương trình truyền hình.

Sản xuất hậu kỳ: Sau khi đã thu thập đầy đủ nguyên liệu đầu vào trong

khâu tiền kỳ, nhà sản xuất chương trình truyền hình sẽ thực hiện khâu hậu kỳ, gồm các phần việc như xem lại hình quay, dựng chương trình, viết lời, đọc tiếng, khớp tiếng, thêm các kỹ xảo nếu cần thiết... Lúc này, nhân sự thực hiện quan trọng nhất

là phóng viên, biên tập viên (người lên ý tưởng kịch bản) và kỹ thuật viên dựng hình. Tuy nhiên, hiện nay tại nhiều kênh truyền hình, phóng viên, biên tập viên là người đảm nhận luôn công việc dựng hoặc ít nhất họ cũng thực hiện công tác sơ dựng, kỹ thuật viên dựng hình chỉ là người trau chuốt lại sản phẩm sau cùng. Khâu này sẽ cho ra sản phẩm là một chương trình với nội dung và thời lượng nhất định.

Kiểm tra: Đây là khâu mà những người có trách nhiệm kiểm duyệt sẽ thực

hiện để kiểm tra lại về nội dung, hình thức thể hiện của chương trình đã hoàn thành trong phần hậu kỳ. Nếu có vấn đề thì bộ phận kiểm duyệt sẽ yêu cầu sửa lại, nếu không có vấn đề gì thì chương trình được ký duyệt phát sóng. Nhân sự thực hiện khâu này là những người có kinh nghiệm, có chuyên môn cao, chịu trách nhiệm về chất lượng của chương trình trước lãnh đạo đài hoặc lãnh đạo kênh.

Phát sóng: Là công việc của những nhân sự có nhiệm vụ truyền dẫn phát

sóng các băng hoặc file thành phẩm đã qua kiểm tra theo một khung chương trình phát sóng được lên kế hoạch trước đó.

Một phần của tài liệu Tổ chức sản xuất chương trình thời sự truyền hình ở đài phát thanh truyền hình bình dương (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w