Những hạn chế

Một phần của tài liệu Tổ chức sản xuất chương trình thời sự truyền hình ở đài phát thanh truyền hình bình dương (Trang 78 - 80)

7. Kết cấu của luận văn

2.4.3. Những hạn chế

Tổ chức sản xuất chương trình TSTH của Phát thanh – Truyền hình Bình Dương vẫn còn nặng về số lượng tin, vài về hội nghị. Tuy nhiên, chương trình thời sự chỉ có thời gian 35 phút sáng, 20 phút trưa, 25 phút tối để phát sóng mà phải đưa được nhiều thông tin, bao gồm cả thông tin trong tỉnh, trong nước và thời sự quốc tế nên đã ít nhiều trở thành áp lực và khó khăn đối với đội ngũ phóng viên, biên tập viên của phòng, ảnh hưởng đến chất lượng thông tin. Mặc dù phòng Thời sự đã có nhiều cố gắng trong việc hạn chế các tin hội nghị nhưng số lượng và thời lượng các tin hội nghị vẫn còn nhiều, chiếm một thời lượng đáng kể của chương trình thời sự, làm cho các chương trình thời sự của phòng giảm đi tính đa dạng, phong phú về thông tin cũng như hình ảnh. Do đó, thay vì đưa các tin hội nghị theo kiểu tường thuật hội nghị, những tin ghi nhận hay phóng sự ngắn về một vấn đề hay trọng tâm nào đó của buổi hội nghị, đặc biệt là các hội nghị về kết quả thực hiện, định hướng chính sách phát triển kinh tế - xã hội tỉnh sẽ thiết thực và nâng cao chất lượng thông tin hơn.

Nếu so với các phương tiện truyền thông kiểu mới như hiện nay thì các chương tình TSTH vẫn còn tình trạng thông tin chưa cập nhật tức là chậm hơn so

với các loai hình báo chí khác, điển hình như báo điện tử. Nếu như các thông tin trong tỉnh, và thông tin của cả nước do phóng viên Đài thực hiện cập nhật tốt sự kiện đến giờ cuối thì ở các tin của cộng tác viên còn thiếu cập nhật. Một số sự kiện quan trọng ở trung ương thông tin phụ thuộc vào đối tác là Trung tâm truyền hình Thông tấn của TTXVN nên dù sự kiện quan trọng nhưng không xuất hiện trong chương trình TSTH 11g30. Do đó thông tin mang lại sức nóng cho chương trình thời sự cũng như tăng tính tương tác với khán giả như kết nối với phóng viên hiện trường để đưa tin trực tiếp, phỏng vấn chuyên gia trực tiếp tại phim trường về một vấn đề mà người dân đang quan tâm...

“Chất lượng các tin, bài được phát hiện còn thấp, do đó nhiều khi tính mới của vấn đề phần nào đó bị giảm sút trước sức mạnh của truyền thông đa phương tiện hiện nay. Hình thức thể hiện chưa phong phú, đối với các sự kiện nóng phóng viên chưa kịp thời có mặt tại hiện trường và khi phóng viên tác nghiệp được thì sức nóng của vấn đề đã bị giảm đi. Mô hình sắp xếp còn có tính lặp lại, mà chưa có nhiều sự đổi mới. Do thời lượng phát sóng bị hạn chế do đó, nhiều sự kiện, nhiều thông tin quan trọng chưa được phản ánh” (Phỏng vấn sâu số 1)

Hạn chế về thiết bị, máy móc kỹ thuật trong quá trình trực tiếp. Đây là vấn đề vẫn thường gặp với hệ thống máy móc, thiết bị của phim trường trực tiếp ở Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Dương, gây ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng chương trình thời sự dẫn trực tiếp. Do việc bảo trì, bảo dưỡng không thường xuyên hoặc do hệ thống máy móc phục vụ cho công tác dựng hình, chạy file trực tiếp và phát sóng còn chưa đồng bộ, dẫn đến tình trạng thỉnh thoảng bị treo máy, màn hình led bị mất tín hiệu, máy playlist tự động nhảy file, dừng hình khi đang phát trực tiếp…

Cách thức đưa tin còn chưa hấp dẫn, điều này thể hiện rõ nhất trong lời dẫn của PTV. Trong phần đầu tin, nhất là tin về hội nghị hầu hết phóng viên viết theo lối mòn. Cách viết phổ biến nhất hiện nay trong phần mở đầu tin là về thời gian, địa điểm diễn ra sự kiện, nội dung hội nghị, đại biểu tham dự... đặc biệt là việc giới thiệu quá nhiều đại biểu khiến cho thông tin dài như mất cân đối các nội dung trong thân tin, gây sự mất tập trung và không thu hút công chúng. Đối với PTV là người dẫn chương trình, rất khó để thể hiện sinh động, hấp dẫn, nhất là thông tin mang tính lễ tân, báo cáo. Do đó việc chuyển tải những nội dung quan trọng chưa làm nổi

rõ được tầm quan trọng, thông điệp mà tin bài muốn chuyển tải đến công chúng. Vẫn còn những tin, bài khô khan, đơn điệu, khuôn mẫu. Nhiều bản tin có rất ít tin gần gũi với cuộc sống như tin văn hóa, xã hội, điều này khiến chương trình đôi lúc trở nên khô cứng, khó tiếp nhận.

Tổ chức bộ máy sản xuất, do đội ngũ tham gia sản xuất các bản tin, chương trình thuộc các phòng ban khác nhau, cụ thể nhân viên phụ trách khâu nội dung thuộc, nhân viên kỹ thuật thu, dựng hình thuộc phòng Kỹ thuật thể hiện, người dẫn chương trình thuộc phòng Chương trình truyền hình, nên việc quản lý, phối hợp còn bất cập. Trên thực tế, nhờ có quy chế phối hợp nên việc hợp tác giữa các bộ phận có phần nhịp nhàng nhất là về tiến độ thực hiện chương trình. Tuy nhiên, về mặt quản lý, do nhân viên tham gia thực hiện chương trình thuộc các phòng chuyên môn khác nhau, nên việc góp ý nghiệp vụ có phần hạn chế vì thường phải qua hình thức gián tiếp. Đó là chưa kể có những trường hợp công việc được phân công không phù hợp với năng lực của các cá nhân khiến việc nâng cao chất lượng công việc gặp khó khăn.

Một phần của tài liệu Tổ chức sản xuất chương trình thời sự truyền hình ở đài phát thanh truyền hình bình dương (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w