Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu Tổ chức sản xuất chương trình thời sự truyền hình ở đài phát thanh truyền hình bình dương (Trang 39)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Dương có cơ cấu cấu tổ chức theo mô hình hình tháp ngược, làm việc theo chế độ thủ trưởng, phân cấp quản lý hoạt động cơ quan báo chí rất rõ ràng theo các chức danh. Giám đốc là người đứng đầu, quản lý chung, tiếp đó là các phó giám đốc phụ trách từng mảng công việc. Dưới quyền các phó giám đốc là các trưởng phòng, dưới các trưởng phòng là các phó phòng, cuối cùng là các nhân viên chuyên môn.

(Hình 1: Cơ cấu tổ chức của Đài PT&TH Bình Dương)

Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Dương hiện có 248 cán bộ, công nhân viên chức, với 9 Phòng Ban gồm: Ban Giám đốc (1 Giám đốc, 3 Phó Giám đốc); Văn Phòng Đài (1 Chánh văn phòng và 2 Phó Chánh Văn Phòng, 26 cán bộ, công chức); Phòng Thời Sự (1 Trưởng phòng, 3 phó phòng, 29 nhân viên); Phòng Chuyên Đề (1 Trưởng phòng, 3 phó phòng, 29 nhân viên); Phòng Giải Trí (1 Trưởng phòng, 3 phó phòng, 33 nhân viên); Phòng Biên Tập Phát Thanh (1 Trưởng phòng, 2 phó phòng, 12 nhân viên); Phòng Thư Ký Biên Tập Chương Trình – Thông Tin Điện Tử (1 Trưởng phòng, 2 phó trưởng phòng, 13 nhân viên); Phòng Kỹ Thuật (Phó Giám đốc kiêm Trưởng phòng, 2 phó phòng, 70 nhân viên); Phòng Quảng Cáo (Phó Giám đốc kiêm Trưởng phòng, 2 phó phòng, 7 nhân viên). Cơ cấu nhân sự cụ thể như sau:

STT PHÒNG, ĐƠN VỊ Số lượng cán bộ, viên chức

Tổng CBQL PV BTV 1 Ban Giám đốc 4 4 2 Phòng Thời sự 33 4 20 9 3 Phòng Chuyên đề 33 4 29 4 Phòng Giải trí 37 4 27 6 5 Phòng Kỹ thuật 72 2 6 Phòng Biên tập Phát thanh 15 3 12 7 Phòng TKBTCT & TTĐT 16 3 13 8 Văn phòng 29 3 9 Phòng Quảng cáo 9 2 Tổng số 248 25

(Nguồn: Đài PT&TH Bình Dương) 2.1.3 Về cơ sở vật chất của Đài PTTH Bình Dương

- Khối văn phòng đặt tại 46 Đại lộ Bình Dương, Thủ Dầu Một, Bình Dương. - Và Trung tâm sản xuất chương trình tại Thành Phố Mới Bình Dương. Đây là tòa nhà 7 tầng được đầu tư xây dựng và hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2019, gồm khu văn phòng và khu kỹ thuật. Khu kỹ thuật gồm nhà hát truyền hình 500 chỗ, 4 studio truyền hình và 8 phòng thu âm phát thanh, ngoài ra còn có các phòng dựng và tổng khống chế PTTH, hệ thống mạng trục tại các tầng.

- Hệ thống máy phát sóng truyền hình, phát thanh và tổng khống chế PTTH dự phòng đặt tại trụ sở Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Dương số 46 Đại Lộ Bình Dương, Tp. Thủ Dầu Một.

Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Dương hiện nay có 1 nhà hát và 4 trường quay truyền hình gồm:

- 1 trường quay dạng nhà hát truyền hình với quy mô 500 chỗ ngồi đã được đầu tư vào năm 2019 các trang thiết bị về video chất lượng HDTV, âm thanh, ánh sáng hiện đại nhất hiện nay, tổ chức các chương trình giải trí ca nhạc, kịch...

- 2 trường quay thời sự chuẩn HD: thu hình MC các chương trình Thời sự, bản tin quốc tế, bản tin tiếng nước ngoài...

- 2 trường quay chuyên đề, văn nghệ: Sản xuất các chương trình (trực tiếp và thu lại) chuyên đề, chuyên mục, văn nghệ.

- 1 xe truyền hình lưu động tiêu chuẩn HD 7 Camera, 1 xe truyền hình lưu động 4K 6 Camera.

- Camera lưu động cho phóng viên truyền hình: (30 camera) Công nghệ kỹ thuật số ghi hình thẻ nhớ, ghi được cả 2 chuẩn SD và HD.

Tất cả các trang thiết bị đều đáp ứng sản xuất chương trình theo chuẩn HDTV và sẵn sàng cho UHDTV (4K).

- Đài Phát thanh Truyền hình Bình Dương Theo quy hoạch và được Bộ TT- TT cấp giấy phép, Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Dương có 10 kênh. Trong đó, Kênh BTV1 là kênh quảng bá còn lại là các kênh truyền hình trả tiền, 1 kênh phát thanh và 1 trang thông tin điện tử.

2.2. Khảo sát tổ chức sản xuất chương trình thời sự truyền hình của ĐàiPhát thanh và Truyền hình Bình Dương Phát thanh và Truyền hình Bình Dương

2.2.1 Tổ chức nhân sự

Để sản xuất một chương trình TSTH thì việc sắp xếp tổ chức lựa chọn con người đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra sản phẩm báo chí

truyền hình. Nếu so sánh với các loại hình báo chí khác thì báo hình đòi hỏi sự phân công nhân sự, trang thiết bị máy móc, kỹ thuật được đặc biệt quan tâm. Ở Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Dương công tác tổ chức nhân sự nằm ở tất các giai đoạn của quá trình sản xuất, từ việc phân công chủ đề, xây dựng các ý tưởng, chuẩn bị hiện trường, thu thập thông tin, dựng phim, kiểm tra, duyệt và phát sóng. Do đó sự phân công nhân sự ở trong quá trình tổ chức sản xuất chương trình TSTH luôn được ban lãnh đạo Đài đặc biệt quan tâm, vì đây là một chương trình có tính chính luận cao, công tác nhân sự được thực hiện theo hướng chuyên môn hóa, đảm bảo tính chính xác cao, đồng thời phát huy được các kỹ năng cũng như xử lý nhanh các tình huống có thể xảy ra.

Khi thực hiện sản xuất chương trình TSTH, Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Dương đã lập kế hoạch lựa chọn nhân sự phù hợp cho công tác sản xuất trong toàn bộ quá trình thực hiện chương trình.

Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Dương hiện có 248 cán bộ, công nhân viên chức, công tác nhân sự tổ chức sản xuất chương trình TSTH bao gồm:

Ban Giám đốc: Ban giám đốc gồm có 1 Giám đốc và 03 phó Giám độc. Ban giám đốc chịu trách nhiệm tổng thể nội dung chương trình, đề ra chủ trương, phân công cho Trưởng phòng Thời sự theo từng mảng quản lý, từ việc viết, quay hình, dựng phim, đọc lời bình...

Tổ chức sản xuất: Thực hiện việc lên kế hoạch nhân sự, điều phối con người, máy móc, thiết bị, quản lý, kiểm soát được những vấn đề phát sinh về nội dung và thời lượng chương trình, tổ chức tất cả mọi yếu tố để thực hiện thành công một chương trình TSTH.

Phóng viên: Khi đã được phân công đề tài, đội ngũ phóng viên sẽ tiến hành thu thập thông tin về vấn đề, sự kiện qua việc tra cứu các tài liệu liên quan và tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các nhân vật để từ đó nắm được bản chất của sự kiện và tìm cách thể hiện phù hợp.

Quay phim: là người cùng với Tổng đạo diễn phối hợp chuyển tải nội dung chương trình một cách đầy đủ thông qua việc bố trí góc máy, phối hợp nhịp nhàng cùng với ekip để có được sản phẩm truyền hình chất lượng nhất.

Biên tập: người kiểm duyệt nội dung kịch bản, chỉnh sửa kịch bản hoàn chỉnh để tổng đạo diễn bắt tay thực hiện chính thức.

Biên kịch (người viết kịch bản): người triển khai ý tưởng kịch bản mà Giám đốc sản xuất giao phó. Người viết kịch bản gần như là người chịu trách nhiệm triển khai ra từng câu chữ của kịch bản, vừa đảm bảo nội dung mà cấp trên giao, vừa thể hiện được khả năng sáng tạo, thiết kế ý tưởng chi tiết trên giấy, giúp bước tiền kỳ có được nền tảng để người.

Kỹ thuật viên: bao gồm các bộ phận như âm thanh, ánh sáng, đường truyền tín hiệu,…

Người dẫn chương trình: là người được ekip giao trọng trách dẫn dắt chương trình, người đảm bảo tính liên tục, kết nối với khách mời và các nhân sự tham gia trong chương trình, công việc này không đơn giản là làm theo kịch bản mà còn đòi hỏi sự nhạy bén để xử lý sự cố bất ngờ có thể xảy ra, định hướng chương trình đi vào quỹ đạo một cách mạch lạc, đảm bảo chương trình chất lượng, hấp dẫn được người xem.

Nhìn chung việc tổ chức nhân sự để sản xuất chương trình TSTH ở Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Dương được thực hiện theo một ekip làm việc, nhân sự của một ekip thực hiện chương trình truyền hình có nhiều bộ phận như bộ phận kỹ thuật (âm thanh, ánh sáng, thiết kế,..), bộ phận sản xuất (nhà sản xuất, quản lý sản xuất, đạo diễn, quay phim, biên kịch,…). Mỗi nhân sự trong quy trình sản xuất có chuyên môn riêng, nhưng đều phải hướng tới chương trình chung. Nhân sự trong một kênh truyền hình bao giờ cũng phức tạp, cồng kềnh hơn so với các tòa soạn báo thuộc những loại hình báo chí khác.

Từ thực tiễn nghiên cứu công tác nhân sự trong tổ chức sản xuất chương trình TSTH Bình Dương có thể thấy, yếu tố chất lượng nhân sự được đặc biệt coi trọng, điều này thể hiện rõ qua tính chất chuyên môn hóa cao ở từng khâu, mặt khác có sự thống nhất về tư tưởng, định hướng hành động và mục tiêu của chương trình TSTH. Bên cạnh đó Chương trình TSTH Bình Dương cũng có đội ngũ cộng tác viên theo từng chủ đề chương trình, một trong những tiêu chuẩn đối với đội ngũ cộng tác viên trong chương trình TSTH Bình Dương đó là phải có hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực mà chương trình truyền hình đề cập đến.

2.2.2. Tổ chức hệ thống máy móc, trang thiết bị

Với sự phát triển của Khoa học công nghệ ngày nay, truyền hình đang có những thay đổi đột phá về quá trình thu phát sóng với chất lượng cao. Có thể nói chất

lượng chương trình truyền hình phụ thuộc rất lớn vào khâu tổ chức hệ thống máy móc, trang thiết bị. Đối với việc tổ chức chương trình TSTH vì điều này càng trở nên quan trọng hơn khi mà ngoài những chương trình được dựng hình và được quay trước đó thì trong nhiều trường hợp chương trình TSTH có sử dụng các chương trình truyền hình trực tiếp. Chính vì vậy công tác tổ chức hệ thống các thiết bị, máy móc, phương tiện kỹ thuật là công việc không thể thiếu trong việc sản xuất chương trình truyền hình, nó quyết định đến chất lượng các chương trình.

Hiện nay cơ sở vật chất, trang thiết bị ở Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Dương về cơ bản đã đáp ứng được việc sản xuất các chương trình truyền hình và có 2 trụ sở: Khối văn phòng đặt tại 46 Đại lộ Bình Dương, Thủ Dầu Một, Bình Dương; Trung tâm sản xuất chương trình tại Thành Phố Mới Bình Dương, gồm: nhà hát truyền hình, 4 studio truyền hình và 8 phòng thu âm phát thanh, ngoài ra còn có các phòng dựng và tổng khống chế PTTH, hệ thống máy phát sóng truyền hình, phát thanh và tổng khống chế PTTH dự phòng. Trường quay được trang bi chất lượng, với video chất lượng HDTV, âm thanh, ánh sáng hiện đại nhất hiện nay, đồng thời có 2 trường quay thời sự chuẩn HD: thu hình MC các chương trình Thời sự, bản tin quốc tế, bản tin tiếng nước ngoài, xe truyền hình lưu động tiêu chuẩn HD 7 Camera, 1 xe truyền hình lưu động 4K 6 Camera.

Hệ thống Camera lưu động cho phóng viên truyền hình: (30 camera) Công nghệ kỹ thuật số ghi hình thẻ nhớ, ghi được cả 2 chuẩn SD và HD. Tất cả các trang thiết bị đều đáp ứng sản xuất chương trình theo chuẩn HDTV và sẵn sàng cho UHDTV (4K).

Từ thực trạng cơ sở vật chất, các trang thiết bị máy móc, kỹ thuật nói trên, thì việc tổ chức sản xuất chương trình TSTH ở Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Dương đã có kế hoạch cụ thể về kỹ thuật, công nghệ, tổ chức thực hiện, nguồn kinh phí, tính khả thi trong việc sử dụng các máy móc, trang thiết bị. Việc tổ chức hệ thống máy móc, trang thiết bị một cách hiệu quả còn có tác dụng trong việc tối ưu hóa các lợi ích kinh tế, tiết kiệm thời gian và tạo ra môi trường làm việc thuận lợi với hiệu suất cao. Đối với chương trình TSTH, bên cạnh bộ phận nội dung, bộ phận kỹ thuật chiếm tỷ lệ đông đảo, bao gồm cả kỹ thuật dựng, kỹ thuật âm thanh, kỹ thuật phát sóng... nhưng đã có sự kết hợp nhuần nhuyễn, thường xuyên giữa bộ phận kỹ

thuật và biên tập để tiếp thu, học tập những đổi mới về công nghệ. Hệ thống truyền hình gồm rất nhiều trang thiết bị máy móc có chức năng khác nhau như: tạo tín hiệu hình, gia công xử lý tín hiệu, tạo các dạng kỹ xảo truyền hình, phát sóng, ghi, thu tín hiệu hình. Ngoài ra, còn có cả các thiết bị âm thanh, ánh sáng, trường quay đều đã được số hóa.

Ngoài những thiết bị trên thì khâu tổ chức, kiểm tra các thiết bị, vật chất văn phòng cũng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất chương trình truyền hình như: Phòng truyền dẫn: hay còn gọi là phòng phát hình, thực hiện thêm các bước xử lý để đưa tín hiệu lên kênh sóng trên nhiều hạ tầng khác nhau phục vụ khán giả xem TV. Tín hiệu truyền dẫn , tín hiệu cáp quang: thông qua đường truyền cáp quang tốc độ cao, tín hiệu từ vệ tinh: thông qua việc thuê vệ tinh.

Có thể thấy hệ thống trang thiết bị kỹ thuật để thực hiện một chương trình TSTH bao gồm rất nhiều thiết bị chuyên dùng và mỗi thiết bị đòi hỏi người vận hành phải thực sự am hiểu và nhuần nhuyễn. Bên cạnh đó thì việc phối kết hợp giữa các thiết bị, con người các bộ phận khác nhau cũng đòi hỏi một sự sắp xếp hợp lý và ăn khơp với nhau. Công tác tổ chức sản xuất về mặt kỹ thuật rất quan trọng và đòi hỏi người chịu trách nhiệm về khâu này phải thực sự tốt thì khán giả mới có được một chương trình TSTH có chất lượng. Thông thường thì bộ phận kỹ thuật sẽ có người phụ trách và chịu trách nhiệm kết nối, điều khiển chung đảm bảo phối hợp tốt với các bộ phận khác, góp phần làm cho guồng máy sản xuất chương trình TSTH. Bên cạnh bộ phận nội dung, bộ phận kỹ thuật cũng chiếm tỷ lệ nhân sự đông đảo, bao gồm cả kỹ thuật viên dựng hình, kỹ thuật viên âm thanh, kỹ thuật viên truyền dẫn phát sóng, gia công xử lý tín hiệu, tạo các dạng kỹ xảo truyền hình, phát sóng, ghi, thu tín hiệu hình.

2.2.3. Tổ chức sản xuất nội dung

Yếu tố nội dung trong công tác tổ chức sản xuất chương trình TSTH là một công việc mang tính chất chuyên môn cao về trình độ chuyên môn của con người, về trang thiết bị, kinh phí thực hiện. Do đó, người làm truyền hình phải cân nhắc, chọn lọc kỹ lưỡng đề tài mới đang phản ánh hiện thực xã hội. Nội dung trong chương trình TSTH là những sự kiện quan trọng, có hiệu ứng xã hội và có tầm ảnh hưởng lớn đến công chúng.

Trong chiến lược quy hoạch báo chí của Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Dương đến năm 2025 đã xác định rõ mục tiêu là: Tạo ra những tác phẩm báo chí nhân văn có giá trị thông tin tuyên truyền, phù hợp với nhu cầu thực sự của số đông độc giả. Đồng thời, tích cực tham gia phát huy các kỹ năng truyền thông, nhằm tạo ra những nguồn thu mới một cách hợp pháp, chính đáng, góp phần xây dựng Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Dương với thương hiệu báo chí vững mạnh, góp phần vào công cuộc đổi mới phát triển của báo chí nước nhà.

Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Dương đã thực hiện tổ chức sản xuất nội dung chương trình TSTH thông qua kế hoạch, sự chuẩn bị về mặt nhân sự và kỹ thuật. Để có được nội dung chất lượng không chỉ tuân thủ đúng quy trình sản xuất mà còn phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn của con người, sự phối hợp của cả tập thể để tạo ra được một chương trình TSTH thành công. Ban lãnh đạo đài Phát thanh – Truyền hình Bình Dương đã xác định giá trị về nội dung chương trình là yếu tố cơ bản để xây dựng thương hiệu chương trình TSTH của Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Dương, đồng thời đó là nền tảng giá trị bền vững, cốt lõi đảm bảo một chương trình truyền hình hấp dẫn thu hút công chúng.

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Dương đã có kế hoạch, chuẩn bị về nội dung, lựa chọn kỹ lưỡng các đề tài và triển khai kịch bản. Các đề tài mà chương trình TSTH Bình Dương lựa chọn có sự hấp dẫn, thu hút, có tính thời sự cao. Yếu tố nội dung cũng bao hàm cả hai khía cạnh, đó là xác định

Một phần của tài liệu Tổ chức sản xuất chương trình thời sự truyền hình ở đài phát thanh truyền hình bình dương (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w