7. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Bám sát quan điểm của Đảng và Nhà nước về thông tin tuyên truyền
đại và giữ vững được vai trò định hướng công chúng, là loại hình báo chí giữ vị trí hàng đầu trong việc thu hút người xem ngay từ khi mới ra đời. Truyền hình cần “chạy nhanh” hơn trong cuộc đại cách mạng mang tên toàn cầu hóa thông tin đại chúng. “Xu hướng số hóa là không thể đảo ngược trong tiến trình phát triển hiện nay của thế giới. Và báo chí, truyền thông – với tư cách là một ngành nghề, luôn tiếp xúc sớm nhất, phản ứng nhanh nhất với mọi biến động xã hội, đương nhiên, không thể thoát ra ngoài quỹ đạo của sự phát triển này. Trong đó, báo chí truyền thống, bao gồm phát thanh, truyền hình, báo in…là lĩnh vực chịu tác động sâu sắc nhất. Có thể nói, chúng ta đang đứng trước thời điểm bản lề lịch sử của nghề báo mà nếu không nhận thức đúng, đề ra cách thức thay đổi, ứng phó phù hợp thì ta sẽ bị tụt hậu” [48, tr. 27].
3.2 Các giải pháp chung
3.2.1. Bám sát quan điểm của Đảng và Nhà nước về thông tin tuyêntruyền truyền
Trong thời kỳ đổi mới, cùng với sự phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế - xã hội, báo chí truyền hình đã có những bước phát triển nhanh cả về đội ngũ, trình độ, loại hình, quy mô, phương tiện, kỹ thuật - công nghệ; khả năng tác động và ảnh hưởng xã hội, đóng góp xứng đáng vào công cuộc đổi mới. Báo chí nước ta được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Báo chí là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của các tổ chức chính trị xã hội và của nhân dân. Do đó báo chí là cơ quan ngôn luận nhằm phản ánh ý chí, nguyện vọng của nhân dân; đồng thời định hướng dư luận xã hội, tăng cương sự phản biện xã hội đến với các cấp, các ngành. Trong đó chương trình TSTH có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin về tình hình kinh tế, xã hội đến khán giả. Là chương trình có tính chính luận cao, luôn bám sát định hướng chính trị của Đảng và Nhà nước. Do đó việc tổ chức sản xuất chương trình TSTH phải bám sát quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác tuyên truyền.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các cơ quan báo chí truyền thông có vai trò quan trọng trong công tác tư tưởng, văn hóa, hoạt động hiệu quả trên tất cả cáclĩnh vực của đời sống xã hội, như chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây
dựng Đảng, hệ thống chính trị và hoạt động thông tin quốc tế. Thực tế cho thấy, bên cạnh những mặt tích cực của báo chí, thì hiện nay vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định về định hướng hoạt động tổ chức sản xuất chương trình TSTH, nội dung chuyển tải và kỹ thuật thông tin, trình độ chính trị, nghề nghiệp, năng lực tác nghiệp của một bộ phận đội ngũ phóng viên
Trong bối cảnh đó, việc đổi mới phải bám sát quan điểm của Đảng và Nhà nước về thông tin tuyên truyền là nền tảng để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với báo chí, truyền thông là một yêu cầu khách quan, cấp thiết, có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Chính vì lẽ đó mà Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 43-CT/TW “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong tình hình mới”, Chỉ thị nêu rõ: “Vẫn còn tình trạng hoạt động báo chí xa rời tôn chỉ, mục đích, thiếu tính định hướng. Báo chí có nguy cơ bị truyền thông xã hội chi phối, lấn át, gây ra nhiều tác hại. Các thế lực thù địch không ngừng chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta” [6, tr. 10].
Đảng ta luôn coi trọng và đề cao vai trò to lớn của báo chí và truyền thông. Báo chí, truyền thông là mặt trận cách mạng, là công cụ, vũ khí tư tưởng sắc bén của Đảng và Nhà nước; là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân; là phương tiện quan trọng, hữu hiệu tuyên truyền phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; là diễn đàn để nhân dân phát huy quyền tự do, dân chủ trong việc tham gia quản lý xã hội, giám sát quyền lực để thực hiện đường lối, mục tiêu của Đảng. Từ thực tiễn đó cho thấy, tổ chức sản xuất chương trình TSTH cần nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, đáp ứng yêu cầu bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. Báo chí truyền hình phải kịp thời nắm bắt, xử lý và định hướng thông tin, phát hiện và ngăn chặn những thông tin xấu; thường xuyên nghe báo cáo tình hình, kết quả và định hướng tuyên truyền; đầu tư đúng mức, thường xuyên.
Báo chí truyền hình phải thường xuyên gắn kết chặt chẽ công tác tư tưởng, tuyên truyền với các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Trong đó chương trình thời sự truyền hình thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tuyên
truyền phù hợp, đảm bảo tính định hướng, phong phú hấp dẫn, thực hiện tốt chủ trương hướng về cơ sở. Các tác phẩm báo chí cần chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống, định hướng hệ giá trị, bồi dưỡng bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam cho thế hệ trẻ một cách thiết thực, sâu rộng, có tính thuyết phục cao, qua đó nâng cao khả năng đề kháng và phản bác của người dân trước những thông tin sai trái, thù địch. Tổ chức sản xuất chương trình TSTH cần đánh giá được nhu cầu tiếp cận thông tin của công chúng, điều tra dư luận xã hội để nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm cơ sở để xây dựng nội dung tuyên truyền, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái của kẻ địch. Nội dung thông tin trong chương trình thời sự hướng tới đổi mới công tác tuyên truyền, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay, ngăn chặn những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội là nhiệm vụ hệ trọng, cấp thiết, sống còn của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Ðảng trong tình hình mới.
“Theo tôi sự định hướng của Tỉnh ủy, UBND phản ánh rõ nhất là trong nội dung của các chương trình thời sự truyền hình của tỉnh. Trong đó sự định hướng về nội dung trong chương trình thời sự truyền hình phải phản ánh đậm nét các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước các cấp đi vào trong đời sống và phản ánh những tâm tư tình cảm của nhân dân với các cấp ủy Đảng, Chính quyền. Chương trình thời sự là cấu nối thông tin hai chiều là cơ sở cho cấp ủy, chính quyền điều chỉnh những chính sách phát triển kinh tế, xã hội phù hợp với điều kiện thực tiễn. Ví dụ: Chương trình thời sự phản ánh những chủ trương về phát triển kinh tế, đơn cử như Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Thông qua đây người dân nắm bắt được những chủ trương, quyền lợi của họ trong các chính sách phát triển kinh tế”. (Phỏng vấn sâu số 2)
Trong điều kiện đất nước đang mở cửa, đổi mới mạnh mẽ và hội nhập thế giới trong thời đại “bùng nổ thông tin” theo định hướng công tác tư tưởng của Đảng và Nhà nước, cánh cửa thông tin ngày càng mở rộng nhiều chiều và đề cập nhiều lĩnh vực, nhiều mặt của đời sống xã hội, báo chí nước ta được quyền chuyển tải đến
công chúng các loại thông tin, song phải đảm bảo đúng chức năng của báo chí cách mạng. Thông tin đa dạng, nhiều chiều nhưng phải có tính định hướng, tính giáo dục, tính văn hóa, tính khoa học. Các thông tin dù là chính trị, kinh tế hay các vấn đề khoa học, xã hội, khoa học công nghệ... đều phải đảm bảo nguyên tắc tính đảng, tính chân thực, tính nhân dân.