Nâng cao chất lượng nhân sự

Một phần của tài liệu Tổ chức sản xuất chương trình thời sự truyền hình ở đài phát thanh truyền hình bình dương (Trang 95 - 101)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Nâng cao chất lượng nhân sự

Nhân sự là yếu tố quan trọng nhất đối với bất cứ ngành nào, lĩnh vực gì. Đối với tổ chức sản xuất chương trình thời sự truyền hình thì yếu tố con người được xem là yếu tố quyết định đến chất lượng chương trình TSTH. Đội ngũ tham gia làm công tác nội dung chương trình TSTH ở các Đài Phát thanh – Truyền hình địa phương phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về trình độ lý luận chính trị vững vàng và đạo đức lối sống tốt.

Xác định rõ tiêu chí của biên tập viên thời sự

“Phải đặt biệt quan tâm tới việc nâng cao chất lượng của của Ban biên tập chương trình. Điều này thể hiện ở vài trò là người định hướng cho đội ngũ phóng viên; Chủ động xây dựng nội dung kịch bản trong từng buổi phát sóng; Tăng thời lượng các bản tin, chương trình thời sự theo hướng sản xuất nhiều bản tin phát trong ngày, để thông tin được cập nhật và chuyển tải đến người xem một cách nhanh nhất, kịp thời nhất.” (Phỏng vấn sâu số 1)

Để nâng cao chất lượng biên tập viên chương trình thời sự truyền hình thì công tác tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng có vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng các chương trình thời sự. Do đó BTV chương trình thời sự truyền hình phải đạt được các tiêu chí sau:

- Thành thạo ít nhất một ngoại ngữ và tin học văn phòng, đối với BTV thì việc thành thạo ngoại ngữ là vô cùng quan trọng, qua đó họ hiểu được, giải nghĩa những sự kiện và vấn đề một cách rõ nét. Đồng thời phải có kỹ năng nghe, kỹ năng nói, kỹ năng viết, kỹ năng giao tiếp tốt bằng tiếng ngoại ngữ.

- Thành thạo tiếng bản ngữ, đối với BTV chương trình TSTH ở địa phương nói chung phải sử dụng ngôn ngữ thành thạo, khi sử dụng ngôn ngữ thì phải đơn giản, dễ hiểu, mang tính đại chúng. Có nghĩa là lời ăn tiếng nói sử dụng trong chương trình TSTH phải gần gũi với đại đa số nhân dân và phù hợp với từng chương trình cũng như trình độ và khả năng tiếp nhận của công chúng. Khi trình bày không sử dụng những từ ngữ chuyên ngành, khoa giáo, hàn lâm, mà phải thật gần gũi với lời ăn tiếng nói của công chúng địa phương. Có như vậy thì khán

giả mới dễ hiểu, dễ tiếp nhận để chuyển biến từ nhận thức đến hành động. Qua đó tạo nên hiệu quả, tích cực tác động đến công chúng là khán giả xem chương trình TSTH.

- BTV chương trình TSTH phải có trình độ tin học văn phòng, biết sử dụng máy tính, thành thạo các thao tác về word, excel, powerpoint...

- Thẩm định, khai thác các nguồn tư liệu, tin, phóng sự, đề tài, kịch bản, theo phương hướng, kế hoạch và yêu cầu của đơn. Có chuyên môn và kỹ năng trong biên dịch, biên tập tin, phóng sự và các chương trình khai thác có bản quyền theo yêu cầu và nhiệm vụ được phân công.

- Có bản lĩnh chính trị và kiến thức liên ngành. Nắm được đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành; những thành tựu mới, các sự kiện quan trọng của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội. Bởi trong thực tế, BTV có am hiểu về chính trị, bản lĩnh chính trị thì với hiểu được đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước thì mới có thể viết tin đúng, trúng, hay, mang lại lợi ích cho đất nước và cho công chúng. Mặt khác BTV thời sự truyền hình phải có kiến thức tổng hợp, liên ngành, không ngừng mở rộng vốn tri thức và văn hóa bằng con đường học tập qua nhà trường và sách vở, qua đồng nghiệp kể cả đồng nghiệp trong nước và đồng nghiệp quốc tế. Họ cần có một nền tảng căn bản và hệ thống về triết học, chính trị, lịch sử, địa lý, pháp luật, văn học nghệ thuật, âm nhạc…Sự uyên bác giúp các biên tập viên có thể đánh giá các sự kiện, hiện tượng trong cuộc sống vừa mang tính tổng thể, toàn diện, khách quan vừa nhận diện được những khía cạnh đặc thù của chúng. Những hiểu biết về chính trị và pháp luật giúp BTV thời sự có sự lập luận chặt chẽ và có tính phản biện cao trong quá trình tổ chức sản xuất chương trình TSTH.

- Có trình độ chuyên môn sâu: được đào tạo chuyên sâu chuyên ngành báo chí, xuất bản trở lên. Có kiến thức sâu về nghề nghiệp báo chí, đây là một hệ thống kiến thức đa dạng về lý luận, lịch sử xã hội học báo chí và các kỹ năng nghề nghiệp. Những kiến thức này giúp biên tập viên chủ động, tự tin trong quá trình tác nghiệp, đồng thời làm tăng hàm lượng khoa học trong các sản phẩm truyền thông, đáp ứng được đòi hỏi của báo chí hiện đại. Việc nắm vững

nghiệp vụ có thể giúp biên tập viên chủ động, sáng tạo trong quá trình đưa tin quốc tế cũng như phản xạ nhanh trước các vấn đề mang tính quốc tế và đưa ra cách giải quyết thông minh, mới mẻ, tiến bộ.

Đối với biên tập viên thời sự truyền hình không chỉ phải nắm vững các quy trình, cách tạo sản phẩm cơ bản như tin, phóng sự, phỏng vấn, bài phản ánh, bài phân tích, thông điệp mà còn phải có kỹ năng, nghệ thuật giao tiếp, phỏng vấn; biết bố trí tin bài trên sóng truyền hình…Thành thạo nghiệp vụ chuyên ngành và vận dụng có hiệu quả vào việc biên tập tin, phóng sự để phát sóng.

Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho những người làm chương trình thời sự

Công tác đào tạo nhân sự đáp ứng việc tổ chức sản xuất các chương trình TSTH có vai trò quan trọng và có tính chất quyết định đến chất lượng chương trình. Do đó công tác bổi dưỡng, đào tạo nhân sự phải được thực hiện thường xuyên, nhằm nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn của nhà sản xuất chương trình. Đồng thời thích ứng, sáng tạo và phù hợp với những biến đổi của xã hội đang đặt ra hiện nay. Trong đó công tác đào tạo nhân sự cần tập trung vào những vấn đề sau:

Trong bối cảnh hiện nay khi mà công chúng có thể tiếp cận với nhiều phương tiện truyền thông khác nhau thì xu hướng thích đọc, nghe và xem những loại thông tin ngắn gọn, súc tích, giàu hình ảnh, tác động trực tiếp đến các giác quan… Do đó muốn đạt được hiệu quả truyền thông, chương trình TSTH của Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Dương cần có một đội ngũ những biên tập là nhà thiết kế nội dung chuyên nghiệp, những đạo diễn, kỹ thuật viên đa năng để xử lý hình ảnh, ánh sáng, âm thanh, hình vẽ, đồ họa, biểu đồ… tạo nên một chương trình thời sự truyền hình đặc sắc.

Đội ngũ các nhà làm báo hiện nay phải có trình độ, kiến thức sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, nghiệp vụ báo chí tốt, năng động, nhanh nhạy, và quan trọng là phải có kinh nghiệm. Do đó nhà Đài cần phải thường xuyên có cơ chế đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ sản xuất chương trình, từ những người kỳ cựu đến những người mới được tuyển vào một cách chuyên nghiệp. Đồng thời, họ cũng phải được trang bị đầy đủ các thiết bị kỹ thuật cần thiết đi kèm với những bộ

phần mềm chuyên biệt phục vụ sản xuất. Cân tạo mọi điều kiện để phóng viên, biên tập viên và những người làm chương trình TSTH được cọ sát thường xuyên với thực tế sản xuất và xu thế làm truyền hình hiện đại. Vì vậy, vấn đề tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực luôn hết sức cần thiết và cần được chú trọng.

Có thể mời phóng viên, biên tập viên giỏi của Đài truyền hình Trung ương, Đài truyền hình địa phương đến để đào tạo, trao đổi kinh nghiệm, giảng dạy những vấn đề cơ bản về quy trình và các yêu cầu trong tổ chức sản xuất chương trình TSTH. Các khóa học này sẽ giúp cho việc nâng cao được các kỹ năng, tạo ra môi trường học hỏi từ những kinh nghiệm thực tế, khi đó, họ sẽ rút ra được những bài học quý giá từ việc học tập cách làm việc của nước ngoài.

Tăng cường công tác sinh hoạt chuyên đề nhằm cung cấp những kiến thức nền tảng về nghề báo cho những người làm chương trình thời sự. Đài cũng có thể chọn những biên tập viên, phóng viên có kỹ năng làm báo truyền hình tốt ngay tại Đài để đào tạo các đồng nghiệp yếu về kỹ năng làm báo hoặc đào tạo các nhân sự mới. Trong khóa học, biên tập viên được tuyển chọn sẽ là người hướng dẫn cho các biên tập viên mới, truyền đạt cho họ kỹ năng làm tin, bài... Những khóa học này không tách rời với công việc hàng ngày, mà biên tập viên hướng dẫn dùng chính những sản phẩm của các biên tập viên mới để nhận xét, rút kinh nghiệm.

Việc đào tạo nhân sự phải gắn liền với việc tuyển dụng nhân sự là công việc phai được thực hiện thường xuyên. Công tác tuyển dụng nhân sự cần có kế hoạch, tiêu chí tuyển dụng phù hợp với yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Để sản xuất một chương trình TSTH, cần phải huy động nhân lực từ nhiều phòng chuyên môn. Do đó, tương ứng với mỗi lĩnh vực chuyên môn hóa cần xây dựng kế hoạch đào tạo, tuyển dụng nhân sự đáp ứng nhu cầu tổ chức sản xuất chương trình. Đồng thời phải có sự liên kết, hỗ trợ cho nhau trong từng khâu công việc của quá trình tổ chức sản xuất chương trình của lực lượng biên tập viên là rất thuận lợi. Kể cả những người được đào tạo bài bản từ lĩnh vực báo chí truyền hình thì việc gắn giữa lý thuyết và

thực tiễn sẽ là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng nhân sự. Hay nói cách khác đó là quá trình đào tạo và đào tạo lại nhân sự.

Chú trọng công tác lãnh đạo, chỉ đạo

Chương trình TSHT Bình Dương đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin về mọi mặt của đời sống xã hội không chỉ trong tỉnh Bình Dương mà còn là những thông tin cả nước, thông tin quốc tế nói chung. Do tính chất, yêu cầu và những vai trò của chương trình TSTH với tính chính luận cao, vì vậy công tác lãnh đạo, chỉ đạo có vai trò quan trọng để quá trình tổ chức sản xuất chương trình TSTH có thể đi đúng hướng, đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn hiện nay.

Ban lãnh đạo phòng cần tiếp tục tăng cường chỉ đạo công tác tổ chức sản xuất nâng cao chất lượng thông tin, hiệu quả của thông tin, nâng cao năng suất khai thác các nguồn tin, nâng cao chất lượng chương trình. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo phòng cần luôn chắc chắn nội dung thông tin phổ biến được cung cấp theo hướng đảm bảo thông tin đúng quan điểm của Đảng và Nhà nước, nhanh, chính xác, đầy đủ và có chất lượng. Cách thể hiện tin bài phải thu hút, có sức cạnh tranh cao.

Bên cạnh đó, cần có sự mạnh dạn, quyết tâm cơ cấu lại bộ máy, phân bổ lại lực lượng lao động cho phù hợp với tình hình mới và cần có cơ chế khuyến khích, tăng thù lao cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên chương trình thời sự, giải quyết những bất cập trong thu nhập của họ như tình trạng làm nhiều, công việc vất vả nhưng thù lao không xứng đáng với công sức bỏ ra. Có như vậy mới khích lệ, động viên người lao động hăng say với công việc, chịu khó tìm tòi sáng tạo nên các tác phẩm chất lượng. Ngoài ra, các Đài cũng cần có cơ chế trả nhuận bút cho các cộng tác viên, khán giả gửi tin bài cho kênh. Điều này sẽ thu hút sự hợp tác của các cá nhân, đơn vị ngoài cơ quan, khuyến khích họ tiếp tục gửi tin, bài, làm phong phú thêm nội dung chương trình thời sự của kênh.

Đối với Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Dương, nâng cao chất lượng chương trình TSTH là một yêu cầu tất yếu, khách quan, phù hợp với xu thế phát triển và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao và đa dạng của công chúng. Tuy nhiên để nâng cao chất lượng chương trình TSTH là việc không đơn giản, cần có thời gian vì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chủ quan và khách quan. Do đó là tư duy của nhà quản lý, của ban lãnh đạo đài có sự đổi mới, cấp ủy chính quyền tạo điều kiện thuận

lợi, không can thiệp, áp đặt ý muốn chủ quan vào công tác tuyên truyền, chú trọng hơn công tác thông tin và truyền thông từ các chương trình TSTH. Đối với những người làm chương trình TSTH, luôn chú trọng cải tiến nội dung, hình thức,...để chương trình TSTH vừa thực hiện tốt các chức năng, vài trò của một cơ quan báo chí địa phương, không chịu sự tác động, chi phối của những cơ quan khác để có khả năng định hướng thông tin và dư luận xã hội.

Việc chỉ đạo thông tin phải thông suốt từ trên xuống dưới, nghĩa là từ ban lãnh đạo Đài, đến ban lãnh đạo phòng, đến mỗi biên tập viên, biên dịch viên. Từng nhân sự tham gia sản xuất chương trình phải luôn quán triệt yêu cầu thông tin và định hướng thông tin. Ban lãnh đạo phòng cần luôn đưa ra cách xử lý thông tin trong từng mảng công việc cụ thể, đặc biệt trong từng sự kiện thời sự. Tuy nhiên, để ban lãnh đạo nhanh chóng nắm bắt được tình hình nhằm có ý kiến chỉ đạo kịp thời, rất cần những thông tin từ thực tiễn, từ các nguồn tin.

Từ kinh nghiệm thực tiễn từ các kênh truyền hình cho thấy một bộ khung lãnh đạo đầy đủ và mạnh sẽ chỉ đạo việc tổ chức sản xuất chương trình đạt hiệu quả cao. Do đó, phòng Phòng thời sự có vai trò quyết định đến công tác tổ chức sản xuất chương tình thời sự. Lãnh đạo phòng có vai trò dẫn dắt lực lượng biên tập viên, biên dịch viên, định hướng, theo sát quá trình tổ chức sản xuất chương trình TSTH. Vì vậy, tăng cường công tác đào tạo thêm kiến thức quản lý, chuyên môn một cách thường xuyên đối với đội ngũ này là hết sức quan trọng.

Ngoài ra, việc đào tạo kỹ năng quản lý đối với đội ngũ lãnh đạo, tổ chức sản xuất cũng cần được quan tâm thực hiện. Để phát huy sở trường, hạn chế sở đoản của người khác, hình thành các nhóm người khác nhau để hoạt động tốt, người lãnh đạo bộ phận cần tạo ra một môi trường làm việc thật cởi mở với nhau, không chỉ hàng ngày mà hàng giờ. Các Đài truyền hình địa phương cần nâng cao hơn nữa trình độ đội ngũ tổ chức sản xuất chương trình, phải là những người có chuyên môn, nghiệp vụ và có kỹ năng biên tập tốt; nhanh nhẹn, có khả năng quản lý, điều hành tốt; nhạy bén, phản ứng nhanh trước mọi tình huống, đặc biệt là những tình huống phát sinh trong quá trình sản xuất; có bản lĩnh vững vàng, am hiểu nhiều mặt của đời sống; có kinh nghiệm, kiến thức ở nhiều lĩnh vực. Và điều quan tâm cuối

cùng, cũng là điều quan trọng nhất, là phải đổi mới mạnh mẽ tư duy của người làm

Một phần của tài liệu Tổ chức sản xuất chương trình thời sự truyền hình ở đài phát thanh truyền hình bình dương (Trang 95 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w