Bám sát nhu cầu của công chúng về thông tin

Một phần của tài liệu Tổ chức sản xuất chương trình thời sự truyền hình ở đài phát thanh truyền hình bình dương (Trang 93 - 95)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Bám sát nhu cầu của công chúng về thông tin

Chương trình thời sự truyền hình đã cung cấp thông tin về mọi mặt của đời sống xã hội, trong bối cảnh bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay thì quá trình truyền thông không chỉ diễn ra một chiều mà luôn có sự tác động qua lại giữa cơ quan truyền thông và khán giả xem truyền hình. Trong đó nhu cầu về thông tin công chúng ngày càng cao hơn và khắt khe hơn. Họ không chỉ tiếp nhận thông tin một cách thụ động như trước đây, mà hiện nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, công chúng tiếp nhận thông tin đa dạng, nhiều chiều, từ nhiều loại hình báo chí khác nhau. Cùng với đó là trình độ dân trí của công chúng ngày càng cao, kéo theo nhu cầu thông tin cũng cao hơn. Thay vì tiếp nhận thông tin một chiều như trước, công chúng ngày nay có nhu cầu giao lưu tương tác với chương trình, thậm chí tham gia vào chương trình với tư cách người cung cấp thông tin. Điều này cũng tạo nên sự cạnh tranh giữa các Đài truyền hình trong việc thu hút khán giả. Do đó giải pháp đặt ra là cần bám sát nhu cầu thông tin của công chúng để tổ chức sản xuất chương trình TSTH một cách hiệu quả.

Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Dương cần nghiên cứu công chúng, người làm chương trình truyền hình không nên áp đặt ý kiến chủ quan của mình mà phải dựa vào nghiên về thị trường truyền hình và công chúng. Sự khác biệt của kênh truyền hình phụ thuộc lớn vào việc nghiên cứu, đánh giá thị trường, tìm ra hướng phát triển mới, sản phẩm truyền hình phải tạo ra sự hấp dẫn với công chúng. Việc nghiên cứu, đánh giá xu thế phát triển của thị trường truyền thông, nhu cầu khán giả, điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh,... sẽ là những cơ sở quan trọng để tổ chức sản xuất chương trình TSTH tìm được hướng đi đúng. Do đó cần xác định khán giả là trung tâm trong tổ chức sản xuất chương trình TSTH. Bám sát nhu cầu khám giả gắn với nghiên cứu mức độ hài lòng của khán giả, từ đó tìm ra

mối liên hệ giữa mức độ hài lòng với sự lựa chọn các phương tiện truyền thông. Vì công chúng tìm phương tiện truyền thông để thỏa mãn nhu cầu thông tin và luôn có những lựa chọn thay thế để đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày một biến đổi. Như vậy, chỉ có làm hài lòng khán giả, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của người xem thì kênh truyền hình mới được công chúng đón nhận.

“Bên cạnh đó là vai trò, chức năng phản biện của báo chí trong các chương trình thời sự, điều này thể hiện rõ qua việc họ cung cấp thông tin kịp thời, bày tỏ kịp thời nguyện vọng của nhân dân đã giúp ích rất lớn cho việc chỉ đạo, lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền và tạo dựng niềm tin cho nhân dân của báo chí; tránh được những sai lầm do chủ quan, duy ý chí khi đưa ra quyết sách lớn mà không có sự tham gia của phản biện xã hội.” (Phỏng vấn sâu số 2)

Một điều rất quan trọng nữa đó là cần quan tâm tới việc nghiên cứu khán giả, đánh giá được mức độ hài lòng của họ đối với chương trình làm căn cứ để điều chỉnh xây dựng chương trình thời sự đáp ứng nhu cầu khán giả. Đánh giá được nhu cầu, những đánh giá của họ về những ưu điểm, nhược điểm của chương trình. (Phỏng vấn sâu số 3).

Bám sát nhu cầu của khám giả cần trả lời những câu hỏi như: Khán giả của kênh là ai? Họ có đặc điểm gì? Họ thích xem chương thời sự không? Tại sao họ thích xem chương trình đó? Họ thích xem khi nào, ở đâu, bằng cách thức nào?... Đây là những căn cứ để nắm bắt về khu cầu của khán giả, mong muốn thay đổi của khán giả, từ đó sẽ có những quyết định phù hợp, đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu và mong muốn của công chúng. Đồng thời sản xuất các chương trình TSTH thích ứng với sự thay đổi của xã hội và cũng là để thể hiện văn hóa của kênh, tôn trọng, lắng nghe, thấu hiểu đối tượng phục vụ của mình thông qua việc tăng cường sự tương tác giữa kênh truyền hình và khán giả, luôn đổi mới phù hợp với tâm lý tiếp nhận của khán giả.

Cũng cần phải nói thêm rằng trong thời kỳ hội nhập như hiện nay, công chúng báo chí có sự chọn lọc thông tin ngày càng rõ nét bởi trong tay họ là vô số kênh truyền hình có cung cấp thông tin quốc tế. Điều đó cũng có nghĩa là mỗi nhà báo quốc tế đều đứng trước sự cạnh tranh gay gắt về thông tin. Chính vì vậy, làm sao để có những thông tin nhanh nhạy, kịp thời, chất lượng cao, đáp ứng được nhu

cầu của công chúng báo chí nhất là những thông tin thời sự quốc tế đòi hỏi cơ quan báo chí phải hết sức chú ý và đầu tư vào công tác tổ chức sản xuất.

Một phần của tài liệu Tổ chức sản xuất chương trình thời sự truyền hình ở đài phát thanh truyền hình bình dương (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w