7. Kết cấu của luận văn
2.2.3. Tổ chức sản xuất nội dung
Yếu tố nội dung trong công tác tổ chức sản xuất chương trình TSTH là một công việc mang tính chất chuyên môn cao về trình độ chuyên môn của con người, về trang thiết bị, kinh phí thực hiện. Do đó, người làm truyền hình phải cân nhắc, chọn lọc kỹ lưỡng đề tài mới đang phản ánh hiện thực xã hội. Nội dung trong chương trình TSTH là những sự kiện quan trọng, có hiệu ứng xã hội và có tầm ảnh hưởng lớn đến công chúng.
Trong chiến lược quy hoạch báo chí của Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Dương đến năm 2025 đã xác định rõ mục tiêu là: Tạo ra những tác phẩm báo chí nhân văn có giá trị thông tin tuyên truyền, phù hợp với nhu cầu thực sự của số đông độc giả. Đồng thời, tích cực tham gia phát huy các kỹ năng truyền thông, nhằm tạo ra những nguồn thu mới một cách hợp pháp, chính đáng, góp phần xây dựng Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Dương với thương hiệu báo chí vững mạnh, góp phần vào công cuộc đổi mới phát triển của báo chí nước nhà.
Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Dương đã thực hiện tổ chức sản xuất nội dung chương trình TSTH thông qua kế hoạch, sự chuẩn bị về mặt nhân sự và kỹ thuật. Để có được nội dung chất lượng không chỉ tuân thủ đúng quy trình sản xuất mà còn phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn của con người, sự phối hợp của cả tập thể để tạo ra được một chương trình TSTH thành công. Ban lãnh đạo đài Phát thanh – Truyền hình Bình Dương đã xác định giá trị về nội dung chương trình là yếu tố cơ bản để xây dựng thương hiệu chương trình TSTH của Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Dương, đồng thời đó là nền tảng giá trị bền vững, cốt lõi đảm bảo một chương trình truyền hình hấp dẫn thu hút công chúng.
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Dương đã có kế hoạch, chuẩn bị về nội dung, lựa chọn kỹ lưỡng các đề tài và triển khai kịch bản. Các đề tài mà chương trình TSTH Bình Dương lựa chọn có sự hấp dẫn, thu hút, có tính thời sự cao. Yếu tố nội dung cũng bao hàm cả hai khía cạnh, đó là xác định chủ đề và tư tưởng chủ đề, “chủ đề là nội dung xuyên suốt của một tác phẩm, còn tư tưởng chủ đề là mục đích của việc đưa các thông tin đến công chúng” [22, tr. 39]
Việc tổ chức sản xuất về mặt nội dung của chương trình TSTH Bình Dương gắn vưới việc xác định đúng mục tiêu, chủ đề, tư tưởng của chương trình. Lên kế hoạch về bố cục chương trình, xây dựng kịch bản. Trong Chương 1 đề tài đã đề cập tới một số quy trình tổ chức sản xuất chương trình truyền hình. Nhưng ở Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Dương, việc tổ chức sản xuất nội dung theo các bước sau: Phân công đề tài, chủ đề; thu thập thông tin từ thực tiễn; duyệt tin bài; dựng hình; sắp xếp tin tức là lên kịch bản chương trình; nghiệm thu chương trình và phát sóng.
Trong đó mỗi bước sẽ có nhân sự làm nội dung và kỹ thuật phù hợp để thực hiện các phần việc mà nội dung kịch bản yêu cầu. Trong quá trình thực hiện người
làm công tác nội dung còn phải dự tính trước được một số tình huống ngoài kịch bản có thể xảy ra để có kế hoạch xử lý ngay tức thời, đảm bảo chương trình không sai lệch, gián đoạn. Công tác làm nội dung chương trình truyền hình trực tiếp với áp lực, phức tạp đòi hỏi người làm nội dung luôn nhanh nhạy, chủ động và làm chủ được tình hình thực tế.
Chương trình TSTH là kết quả hoạt động, là sản phẩm tập thể của cơ quan Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Dương, gồm: bộ phận lãnh đạo, bộ phận phóng viên biên tập và phóng viên quay phim, bộ phận kỹ thuật, bộ phận thư ký biên tập,v.v... để tạo nên Chương trình TSTH. Quá trình tổ chức sản xuất chương trình TSTH có thể hiểu là quá trình sáng tạo ra tác phẩm báo chí với nhiều công đoạn và mức độ khác nhau.
Hình 2: Tổ chức sản xuất Chương trình Thời sự truyền hình tại Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Dương
Qua sơ đồ trên cho thấy quá trình tổ chức sản xuất chương trình TSTH là quá trình hoạt động với sự tham gia của nhiều bộ phận, từ việc định hướng đề tài của Ban biên tập đến khai thác thông tin của phóng viên, là giai đoạn tiền kỳ trong thực hiện chương trình TSTH. Giai đoạn này, đội ngũ phóng viên thể hiện vai trò quan trọng của mình trong hoạt động tác nghiệp tại hiện trường để thu thập tư liệu, quay hình, phỏng vấn phục vụ cho chương trình TSTH. Ở giai đoạn này, sự chủ động,
Công đoạn phân công đề tài
Công đoạn tác nghiệp của phóng viên
Công đoạn sắp xếp tin tức và lên kịch bản
Công đoạn nghiệm thu chương trình
Công đoạn phát sóng Công đoạn duyệt tin
bài
Công đoạn đọc tin và dựng hình
sáng tạo của phóng viên đóng vai trò quan trọng, bên cạnh đó còn phụ thuộc vào yếu tố khách quan đó là mức độ hợp tác của cơ sở, sự kết hợp giữa biên tập và quay phim, khả năng đáp ứng của thiết bị kỹ thuật. Ở khâu biên tập, xử lý hậu kỳ được coi là khâu hoàn thiện sản phẩm trong quy trình sản xuất chương trình TSTH. Những đề tài phản ánh thực tiễn cuộc sống sẽ trở nên hay và hấp dẫn hơn qua phần biên tập, kỹ thuật dựng hình và chất lượng truyền dẫn phát sóng. Sự liên kết giữa các khâu phản ánh sự thống nhất, hài hòa để tạo nên tổng thể chất lượng của chương trình TSTH với những thông tin hấp dẫn, thu hút công chúng xem truyền hình.