Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển quy định về biện pháp bảo lĩnh

Một phần của tài liệu Biện pháp bảo lĩnh theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 28 - 30)

trong tố tụng hình sự Việt Nam trước năm 2015

Từ sau sự thành công của Cách mạng tháng 8 năm 1945 cùng với sự ra đời của các bản Hiến pháp thì Luật TTHS đã được Nhà nước ta chú trọng xây dựng và hoàn thiện với tư cách là ngành luật độc lập, nhanh chóng trở thành trở thành công cụ đắc lực phục vụ cho việc quản lý xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy nhiên cho đến trước khi BLTTHS đầu tiên được ban hành vào năm 1988 thì pháp luật TTHS của nước ta mới chỉ ghi nhận một vài BPNC sơ khai như: bắt, tạm giữ, tạm giam, tạm tha.,v..v.. mà không có bất kỳ quy định nào về biện pháp bảo lĩnh.

Trên tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời

17

sống xã hội, xoá bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, từng bước hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, các văn bản pháp luật của nước ta ở giai đoạn này không thể hiện được toàn diện chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như chưa phù hợp, kịp thời giải quyết được các vấn đề phát sinh trong thực tiễn. Chính vì vậy, ngày 28/6/1988, tại kì họp thứ ba Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII đã thông qua BLTTHS đầu tiên, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1989. Biện pháp bảo lĩnh lần đầu tiên được chính thức ghi nhận tại một điều luật độc lập (Điều 75) với tư cách là một BPNC của pháp luật TTHS Việt Nam. Theo đó, đối tượng được áp dụng biện pháp này bao gồm bị can, bị cáo. Bất kỳ cá nhân, tổ chức nào cũng đều có quyền đăng ký nhận bảo lĩnh và phải làm giấy cam đoan thực hiện nghĩa vụ của mình trong suốt thời gian bảo lĩnh. CQĐT, VKS, TA sẽ là những chủ thể được giao phó thẩm quyền áp dụng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn luật định. Điều này cho thấy Nhà nước rất chú trọng vai trò và sự cần thiết của các cơ quan trên đối với hoạt động áp dụng biện pháp bảo lĩnh, họ đều là những những người được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và phù hợp để thực hiện các hoạt động tố tụng trong suốt quá trình giải quyết VAHS. Bên cạnh BLTTHS 1988, Thông tư liên tịch số 02-BNV-TANDTC-BTP/TTLT được ban hành vào ngày 12/01/1989 hướng dẫn một số quy định của BLTTHS đã cụ thể hóa quy định của Điều 75 BLTTHS 1988 tại Điểm 4,7 phần III về áp dụng BPNC trong giai đoạn truy tố và xét xử VAHS.

Như vậy, sự ra đời của biện pháp bảo lĩnh tại BLTTHS năm 1988 đã đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nước ta về kỹ thuật lập pháp, đem đến sự thống nhất về mặt nhận thức và thực tiễn áp dụng của các cơ quan THTT. Tuy nhiên, trải qua một thời gian dài thi hành, trước công cuộc đổi mới của đất nước trên tất cả lĩnh vực trong đó có cải cách tư pháp thì chế định này dần bộc lộ rất nhiều điểm bất cập và ngay cả khi BLTTHS 1988 trải qua ba lần sửa đổi, bổ sung lớn nhưng quy định biện pháp bảo lĩnh lại không có bất kỳ sự thay đổi nào.

Ngày 21/12/1999, BLHS năm 1999 chính thức được ban hành thay thế cho BLHS 1985. Cùng với đó Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị đã tạo sự thay đổi, chuyển biến lớn về hoạt động của các cơ quan tư pháp nói chung và cơ quan THTT hình sự nói riêng. Trước yêu cầu của thực tiễn, ngày 26/11/2003, tại kì họp thứ tư Quốc hội khoá XI đã thông qua BLTTHS 2003, có hiệu lực từ ngày 01/7/2004, bao gồm 37 chương, 346 điều. Biện pháp bảo lĩnh được quy định tại Điều

18

92 BLTTHS 2003 với tư cách là một BPNC thay thế biện pháp tạm giam và có những thay đổi đáng kể so với quy định trước đó tại BLTTHS 1988. Điển hình như, căn cứ áp dụng riêng đối với biện pháp bảo lĩnh được chính thức ghi nhận tại Khoản 1 Điều 92 của Bộ luật, tiếp tục phân định cơ quan có thẩm quyền THTT cho CQĐT, VKS, TA nhưng quy định cụ thể hơn nữa những người có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo lĩnh tại Khoản 3 Điều 92, giải quyết được câu chuyện có quá nhiều cơ quan khác nhau tham gia vào quá trình tố tụng, tránh chồng chéo về mặt thẩm quyền. Bên cạnh đó, nếu như trước đây pháp luật chỉ quy định đơn giản về cá nhân, tổ chức nhận bảo lĩnh thì đến BLTTHS 2003, quy định này đã cụ thể hơn rất nhiều khi bắt buộc các đối tượng này phải đạt đủ điều kiện về năng lực chủ thể đối với nghĩa vụ nhận bảo lĩnh, v..v.. Như vậy, các quy định về BPNC bảo lĩnh ở thời điểm này chỉ dừng ở mức độ khái quát, chung chung nhưng đây vẫn là cơ sở giúp các chủ thể có thẩm quyền THTT dựa vào để vận dụng và đạt được nhiều hiệu quả tích cực trên thực tế.

Nhìn chung, quy định về biện pháp bảo lĩnh của nước ta ở giai đoạn trước khi ban hành BLTTHS 2015 còn tồn tại nhiều bất cập song chúng ta không thể phủ nhận những điểm tiến bộ, giá trị thực tiễn và lý luận của BPNC này mang lại. Nhà làm luật xây dựng biện pháp bảo lĩnh thành một điều luật cụ thể, độc lập trong hệ thống các BPNC đã tạo ra cơ sở pháp lý thống nhất trong nhận thức và áp dụng trên thực tế, làm sáng tỏ nhiều khái niệm, quan điểm trong pháp luật TTHS từ đó góp phần quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện các quy phạm, chế định được ghi nhận trong pháp luật quốc gia ở những giai đoạn sau này. Và thực tế đã chứng minh được rằng, trải qua rất nhiều quá trình sửa bổi, bổ sung thì BLTTHS năm 2015 ra đời đánh dấu sự “trưởng thành” rất lớn về mặt tư duy pháp lý và kỹ thuật lập pháp đáp ứng kịp thời với sự thay đổi liên tục của đời sống kinh tế, xã hội và thực tiễn đấu tranh và phòng, chống tội phạm.

Một phần của tài liệu Biện pháp bảo lĩnh theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 28 - 30)