Thực tiễn áp dụng về thời điểm bảo lĩnh

Một phần của tài liệu Biện pháp bảo lĩnh theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 61 - 63)

BLTTHS 2015 chỉ ghi nhận biện pháp bảo lĩnh là BPNC thay thế tạm giam nhưng trong toàn bộ quy định về các BPNC (Điều 109), tạm giam (Điều 119) hay bảo lĩnh (Điều 121) lại không có bất kỳ nội dung nào ghi nhận cụ thể thời điểm áp dụng biện pháp bảo lĩnh. Việc không quy định rõ như vậy dẫn đến tồn tại hai cách hiểu như sau: một là, có thể áp dụng biện pháp này kể từ thời điểm khởi tố bị can và bị can, bị cáo thuộc trường hợp có thể bị tạm giam theo quy định của luật nhưng chưa bị tạm giam trên thực tế; hai là chỉ áp dụng khi bị can, bị cáo đang bị áp dụng biện pháp tạm giam. Cách hiểu thứ hai đang cùng với quan điểm của VKSNDTC được đề cập tại Công văn số 5024/VKSTC-V14 về việc giải đáp vướng mắc liên quan đến quy định của BLTTHS và nghiệp vụ THQCT, kiểm sát việc giải quyết VAHS trong ngành KSND. Cụ thể “Theo quy định tại các điều 121, 122 và 123 BLTTHS năm 2015 thì bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm là 02 biện pháp ngăn chặn thay thế biện pháp tạm giam (có nghĩa là chỉ áp dụng biện pháp bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm đối với bị can, bị cáo

50

đang bị tạm giam); cấm đi khỏi nơi cư trú là một biện pháp ngăn chặn độc lập với

biện pháp tạm giam.”31

Trên thực tế, ở nhiều địa phương vẫn có nhiều cơ quan THTT hiểu và áp dụng biện pháp bảo lĩnh theo cách hiểu thứ nhất, tức mở rộng hơn thời điểm áp dụng BPNC này ngay từ khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can, nếu đủ điều kiện, căn cứ theo quy định của luật. Ví dụ như trong vụ án “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản”, ngày 12/10/2020 Cơ quan CSĐT Công an huyện Lăk đã ra Quyết định khởi tố bị can Lê Văn Hùng về tội Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản theo Điểm m Khoản 1 Điều 232 BLHS. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can: hành vi vận chuyển 3,69m3 gỗ Giáng hương, nhóm IIA, đối tượng Lê Văn Hùng đã có thái độ thành khẩn khai báo, có nơi đăng ký thường trú cố định tại địa phương, có nhân thân lai lịch rõ ràng, nhận thức pháp luật còn hạn chế. Ngày 13/10/2020 Cơ quan CSĐT Công an huyện Lăk đã ra Quyết định về việc bảo lĩnh đối với bị can Hùng, trong đó cho phép bà Đặng Thị Hường - là mẹ của bị can và bà Lưu Thị Quỳnh – là vợ của bị can được quyền nhận bảo lĩnh bị can này kể từ ngày 12/10/2020 đến ngày 12/12/2020.

Theo quan điểm của tác giả, cụm từ “thay thế” được sử dụng tại Khoản 1 Điều 121 BLTTHS 2015 ngoài cách hiểu là sử dụng biện pháp bảo lĩnh “thay vào chỗ” của biện pháp tạm giam đang áp dụng đối với bị can, bị cáo nếu xét thấy không còn phù hợp theo quy định của luật thì ta cũng có thể hiểu cụm từ này theo hướng “không sử dụng biện pháp tạm giam mà thay vào đó áp dụng biện pháp bảo lĩnh” nếu thõa mãn các điều kiện luật định. Mặt khác, cụm từ “thay thế” cũng có thể được hiểu là đang hướng đến đối tượng được bảo lĩnh. Tức chỉ khi nào bị can, bị cáo thuộc những trường hợp có thể áp dụng tạm giam theo quy định tại Điều 119 BLTTHS 2015 thì mới xem xét việc áp dụng các biện pháp bảo lĩnh, còn nếu không thuộc trường hợp trên thì đương nhiên không cần xét đến biện pháp này để được tại ngoại.

Ở góc độ khác, nếu biện pháp bảo lĩnh chỉ có vai trò thay thế tạm giam trong trường hợp bị can, bị cáo đang bị áp dụng biện pháp tạm giam thì trên thực tế, các quyền tự do cơ bản của bị can, bị cáo đã bị ảnh hưởng, họ vẫn phải tách biệt khỏi cộng đồng, bị hạn chế đi lại..v..v.. chỉ là sau đó họ được “thay đổi” mức ngăn chặn

31 Mục 20 Công văn số 5024/VKSTC-V14 về việc giải đáp vướng mắc liên quan đến quy định của BLTTHS và nghiệp vụ THQCT, kiểm sát việc giải quyết VAHS trong ngành KSND

51

bằng một BPNC khác ít nghiêm khắc hơn mà thôi. Vậy, nếu không áp dụng tạm giam ngay từ ban đầu, mà thay vào đó xem xét áp dụng biện pháp bảo lĩnh thì sẽ khắc phục được khuyết điểm trên, hướng tới mục đích vệ quyền con người, hạn chế tối đa sự ảnh hưởng đến quyền công dân nhưng vẫn đảm bảo quá trình điều tra, truy tố, xét xử VAHS được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Từ những phân tích trên, tác giả cho rằng, trong thực tiễn áp dụng cơ quan THTT nên có cách hiểu và vận dụng mở hơn về biện pháp bảo lĩnh.

Một phần của tài liệu Biện pháp bảo lĩnh theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)